Danh mục

Xây dựng cấu trúc ma trận hạch toán xã hội cho mô hình hóa cân bằng tổng quát

Số trang: 19      Loại file: pdf      Dung lượng: 674.40 KB      Lượt xem: 74      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (19 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết xây dựng cấu trúc ma trận hạch toán xã hội (SAM) và nhận diện mối quan hệ giữa SAM thực nghiệm và SAM lý thuyết. SAM thực nghiệm xây dựng dựa trên dữ liệu nền kinh tế, phản ảnh mối quan hệ giữa các tài khoản quốc gia trong nền kinh tế. SAM lý thuyết xây dựng dựa trên cấu trúc nền kinh tế, phản ảnh mối quan hệ giữa các tác nhân trong nền kinh tế.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Xây dựng cấu trúc ma trận hạch toán xã hội cho mô hình hóa cân bằng tổng quát Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng XÂY DỰNG CẤU TRÚC MA TRẬN HẠCH TOÁN XÃ HỘI CHO MÔ HÌNH HÓA CÂN BẰNG TỔNG QUÁT CONSTRUCTING SOCIAL ACCOUNTING MATRIX FOR GENERAL EQUILIBRIUM MODELING PGS.TS. Trương Hồng Trình Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng, Việt Nam TÓM TẮT Bài viết xây dựng cấu trúc ma trận hạch toán xã hội (SAM) và nhận diện mối quan hệ giữa SAM thực nghiệm và SAM lý thuyết. SAM thực nghiệm xây dựng dựa trên dữ liệu nền kinh tế, phản ảnh mối quan hệ giữa các tài khoản quốc gia trong nền kinh tế. SAM lý thuyết xây dựng dựa trên cấu trúc nền kinh tế, phản ảnh mối quan hệ giữa các tác nhân trong nền kinh tế. Cấu trúc SAM được phân chia thành khối nội sinh và khối ngoại sinh: khối nội sinh phản ảnh các hoạt động sản xuất, tạo thu nhập và chi tiêu trong nền kinh tế; khối ngoại sinh phản ảnh hoạt động phân phối lại thu nhập, chuyển nhượng tài sản, tích lũy vốn của nền kinh tế. Bài viết nghiên cứu cách thức thu thập dữ liệu SAM thực nghiệm từ hệ thống tài khoản quốc gia, và mối liên kết với dữ liệu SAM lý thuyết cho mô hình hóa cân bằng tổng quát với hàm mục tiêu GDP, hệ thống giá, các điều kiện cân bằng thị trường và cân bằng vĩ mô. Mô hình cân bằng tổng quát sử dụng dữ liệu nền kinh tế và tích hợp với các chính sách vĩ mô cho phép các nhà hoạch định chính sách phân tích ảnh hưởng các chính sách kinh tế đến tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, và các cân bằng vĩ mô của nền kinh tế. Từ khóa: SAM, GDP, cân bằng thị trường, cân bằng tổng quát, phân tích chính sách kinh tế. ABSTRACT The paper constructs the social accounting matrix (SAM) and identifies the relationship between the empirical SAM and the theoretical SAM. The empirical SAM is constructed on economic data that presents the relationship between national accounts in the economy. The theoretical SAM is constructed on the structure of the economy that presents the relationship between economic agents in the economy. SAM structure is divided into endogenous block and exogenous block. The endogenous block involves the production activities, income generation and expenditures in the economy; the exogenous block involves the activities of income redistribution, asset transfer and capital accumulation of the economy. The paper provides the way to collect economic data for the empirical SAM from the system of national accounts, and links to the theoretical SAM data for general equilibrium modeling with the objective function of GDP, price system, market equilibrium and macro balances. The general equilibrium model integrating economic data and macro balances allows policy makers to analyze the impact of economic policies on economic growth and transitions, and macro balances. Keywords: SAM, GDP, market equilibrium, general equilibrium, economic policy analysis. 1. Giới thiệu Richard Stone là người tiên phong đề xuất trình bày kế toán quốc gia không chỉ trong tài khoản chữ “T” mà còn trong định dạng ma trận hạch toán xã hội SAM (1961). Ông đặc biệt nhấn mạnh tầm quan trọng sử dụng các đơn vị thống kê khác nhau cho các tác nhân kinh tế trong hệ thống nhằm mô tả sự đa dạng của các hoạt động kinh tế một cách phù hợp nhất. Theo khái niệm này, cần phải liên kết các phần khác nhau của hệ thống kế toán bằng các ma trận chuyển tiếp đặc biệt từ đơn vị thống kê này sang đơn vị thống kê khác 83 Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng (Stone, 1962). Điều này đặt nền tảng cho các khái niệm về hệ thống tài khoản quốc gia (SNA) 1968 (United Nations., 1968). SAM là một cơ sở dữ liệu toàn diện về hoạt động sản xuất xã hội của nền kinh tế có chứa thông tin về tương tác và chuyển dịch nguồn lực giữa các tác nhân kinh tế trong nền kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định (Pauw, 2003). Vì vậy, ma trận hạch toán xã hội (SAM) đã trở thành cơ sở dữ liệu kinh tế quan trọng cho các nhà điều hành kinh tế vĩ mô. SAM có hai mục tiêu chính: mục tiêu thứ nhất là để tổ chức thông tin về cấu trúc kinh tế và xã hội của một nền kinh tế (khu vực hoặc quốc gia) trong một khoảng thời gian cụ thể (thường là một năm), và mục tiêu thứ hai là để cung cấp cơ sở thống kê để xây dựng các mô hình kinh tế (King, 1985). Mục tiêu đầu tiên của SAM là tổ chức dữ liệu. Các tài khoản trong SAM đại diện cho tác nhân kinh tế có liên quan đến các giao dịch kinh tế. Giao dịch được ghi lại trong các tài khoản có liên quan của SAM, hiển thị các giá trị và dịch chuyển nguồn lực. Do đó, SAM tạo thành một cơ sở dữ liệu đầy đủ của tất cả các giao dịch diễn ra giữa các tác nhân trong một khoảng thời gian nhất định, cung cấp “bức tranh” về cấu trúc của một nền kinh tế trong thời kỳ đó. Mục tiêu thứ hai của SAM là không chỉ cung cấp dữ liệu đầu vào mà còn cập nhật kết quả thực nghiệm từ các mô hình kinh tế, đặc biệt đối với mô hình cân bằng tổng quát. Cấu trúc và dữ liệu SAM cho phép các nhà hoạch định nghiên cứu ảnh hưởng các chính sách vĩ mô đến nền kinh tế, cũng như sự vận hành của nền kinh tế theo thời gian. Để phát triển các mô hình cân bằng tổng quát, các nhà kinh tế cần định nghĩa các hàm mục tiêu và các điều kiện cân bằng tổng quát. Leon Walras (1874) xây dựng các khái niệm đại số về cân bằng tổng quát bằng cách tích hợp ảnh hưởng của cung cầu đến toàn bộ nền kinh tế. Arrow & Debreu (1954) chứng minh sự tồn tại cân bằng của mô hinh cân bằng tổng quát với một số giả định của nền kinh tế. Trên nền tảng lý thuyết này, các nhà kinh tế phát triển mô hình cân bằng tổng quát thông qua tiếp cận toán học với hệ thống phương trình cân bằng nhằm tối đa hóa lợi ích người tiêu dùng và lợi nhuận doanh nghiệp (Lofgren & cộng sự, 2002; Sue Wing, 2004; Hosoe & cộng sự, 2010). Tiếp cận mô hình qui hoạch với ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: