Xây dựng chỉ số tài chính bao trùm: Kết quả từ phương pháp phân tích thành phần chính hai bước
Số trang: 14
Loại file: pdf
Dung lượng: 1.59 MB
Lượt xem: 8
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Mục tiêu của nghiên cứu là xếp hạng mức độ tài chính bao trùm tại các quốc gia trên thế giới. Chúng tôi thực hiện phân tích thành phần chính hai bước để tính chỉ số tài chính bao trùm và ba cấu phần của nó. Chúng tôi nhận thấy các quốc gia phát triển có chỉ số tài chính bao trùm cao và ổn định hơn.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Xây dựng chỉ số tài chính bao trùm: Kết quả từ phương pháp phân tích thành phần chính hai bước CHÍNH SÁCH & THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH- TIỀN TỆ Xây dựng chỉ số tài chính bao trùm: Kết quả từ phương pháp phân tích thành phần chính hai bước Chu Khánh Lân Nguyễn Minh Phương Trương Hoàng Diệp Hương Ngày nhận: 20/12/2018 Ngày nhận bản sửa: 09/01/2019 Ngày duyệt đăng: 29/01/2019 Mục tiêu của nghiên cứu là xếp hạng mức độ tài chính bao trùm tại các quốc gia trên thế giới. Chúng tôi thực hiện phân tích thành phần chính hai bước để tính chỉ số tài chính bao trùm và ba cấu phần của nó. Chúng tôi nhận thấy các quốc gia phát triển có chỉ số tài chính bao trùm cao và ổn định hơn. Cấu phần gửi và vay chiếm tỷ trọng lớn nhất trong việc giải thích sự biến động của tài chính bao trùm, tiếp theo sau là cấu phần tài khoản và thanh toán mặc dù sự khác biệt giữa ba cấu phần là không đáng kể. Để cải thiện tài chính bao trùm, những người làm chính sách cần thực hiện các giải pháp tại cả ba cấu phần một cách đồng thời và bền vững. Từ khóa: tài chính bao trùm, phân tích thành phần chính 1. Giới thiệu ài chính bao trùm dù là một vấn đề quan trọng nhưng vẫn còn là vấn đề mới nổi trong lý thuyết kinh tế hiện đại. Do đó, số lượng các nghiên cứu thực nghiệm liên quan đến chủ đề này còn khá hạn chế. Mỗi nghiên cứu lại đưa ra một định nghĩa khác © Học viện Ngân hàng ISSN 1859 - 011X nhau về tài chính bao trùm, nhưng tất cả đều thừa nhận rằng tài chính bao trùm là một nỗ lực nhằm loại bỏ rào cản trong việc sử dụng các dịch vụ tài chính. Trong đó, Mohan (2006) nhận định tài chính bao trùm là tình huống mà những người chưa tiếp cận tới hệ thống tài chính được cung cấp các sản phẩm tài chính với chi phí thấp, an toàn và hợp lý. Tương tự, Ajide (2015) cũng 42 cho rằng tài chính bao trùm là việc cung cấp các dịch vụ tài chính có giá cả phải chăng, kịp thời và dễ tiếp cận tới tất cả các thành viên trong xã hội. Chúng tôi xây dựng chỉ số tài chính bao trùm và ba cấu phần của tài chính bao trùm, gồm tài khoản, thanh toán, vay và gửi. Sử dụng dữ liệu Tài chính bao trùm toàn cầu của Ngân hàng Thế giới (WB), chúng tôi thực hiện phân tích thành phần Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Số 200+ 201- Tháng 1&2. 2019 CHÍNH SÁCH & THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ chính hai bước để tính chỉ số tài chính bao trùm cho 95 quốc gia trong hai năm 2014 và 2017. Thông qua việc xây dựng chỉ số tài chính bao trùm trên cơ sở dữ liệu có tính toàn diện cao, nghiên cứu đã giúp nhà làm chính sách hiểu hơn về thực trạng tài chính bao trùm, các cấu phần của tài chính bao trùm, giúp họ xây dựng được các chính sách phù hợp. Kết quả nghiên cứu cho thấy, các quốc gia phát triển có chỉ số tài chính bao trùm và các cấu phần bên trong cao và ổn định hơn các quốc gia đang phát triển. Cấu phần vay và gửi giải thích nhiều nhất sự biến động trong chỉ số tài chính bao trùm, kế đến là cấu phần tài khoản và thanh toán, mặc dù sự khác biệt trong tỷ trọng của từng cấu phần là khá thấp. Phần còn lại của nghiên cứu được trình bày như sau: Phần 2 trình bày các nghiên cứu liên quan tới xây dựng chỉ số tài chính bao trùm, Phần 3 mô tả phương pháp và dữ liệu sử dụng để tính chỉ số tài chính bao trùm và các cấu phần của nó, Phần 4 trình bày và thảo luận kết quả, Phần 5 trình bày kết luận. 2. Tổng quan nghiên cứu Cuộc khủng hoảng tài chính gần đây đã nhấn mạnh tầm quan trọng của tài chính bao trùm trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giảm đói nghèo và giảm bất bình đẳng thu nhập. Kể từ đó, chủ đề này đã thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu, các nhà Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng hoạch định chính sách nhằm khám phá khái niệm tài chính bao trùm, đo lường mức độ tiếp cận, đo lường các nhân tố ảnh hưởng và tác động của tài chính bao trùm ở các nhóm quốc gia khác nhau. Theo báo cáo mới nhất của WB (2017) về việc sử dụng các dịch vụ tài chính, mức độ tài chính bao trùm đã tăng lên trên toàn cầu, nhờ sự phát triển của điện thoại di động và mạng internet. Tuy nhiên, mức độ tăng tài chính bao trùm không cân bằng giữa các quốc gia. Tỷ lệ người trưởng thành có tài khoản tại tổ chức tài chính chính thức tăng nhanh từ mức 51% năm 2011 lên mức 62% năm 2014 và đạt mức 69% năm 2017, đạt khoảng 3,8 tỷ người trên toàn thế giới. Cùng với sự phát triển của điện thoại di động và internet, tỷ lệ chủ sở hữu tài khoản gửi hoặc nhận thanh toán điện tử tăng từ mức 67% năm 2014 lên 76% năm 2017. Ở một số quốc gia như khu vực Châu Phi cận Sahara, công nghệ là yếu tố quyết định tới việc tăng tài chính bao trùm. Tuy nhiên, hiện nay còn khoảng 1,7 tỷ người vẫn chưa được tiếp cận dịch vụ tài chính, dù thực tế là gần 70% trong số họ sở hữu điện thoại di động. Đồng thời, vẫn tồn tại chênh lệch về tỷ lệ người trưởng thành được tiếp cận các dịch vụ tài chính giữa nam và nữ, nông thôn và thành thị, và các nước đang phát triển và phát triển. Những tồn tại này yêu cầu phải tiếp tục nghiên cứu nhằm đẩy mạnh mức độ tài chính bao trùm trên toàn thế giới. Để đo lường mức độ tài chính bao trùm, hầu hết các nghiên cứu đều xây dựng chỉ số tài chính bao trùm tổng hợp từ các chỉ tiêu lựa chọn. Trong bước đầu tiên, các chỉ tiêu đo lường tài chính bao trùm được lựa chọn và được chuẩn hóa bằng cách lấy giá trị thực của chỉ tiêu trừ đi giá trị nhỏ nhất của chỉ tiêu đó, sau đó chia cho chênh lệch giữa giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất của chỉ tiêu đó. Bước tiếp theo, chỉ số tài chính bao trùm được tính toán bằng phương pháp khoảng cách nghịch đảo bình phương Euclidean (Sarma, 2008; Kim, 2016; Park và Mercado, 2015…), hoặc phương pháp phân tích thành phần chính PCA. Điểm khác biệt chính giữa hai phương pháp này là mức trọng số gắn với từng chỉ tiêu. Ví dụ, Sarma (2008) xây dựng chỉ số tài chính bao trùm bao gồm ba cấu phần (mức độ tiếp cận, mức độ sẵn có và mức độ sử dụng). Sarma (2008) không áp dụng các kỹ thuật thống kê để xác định trọng số cho từng chỉ tiêu, mà chỉ áp dụng mức trọng số thấp hơn cho các chỉ tiêu bị thiếu dữ liệu. Camara và Tue ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Xây dựng chỉ số tài chính bao trùm: Kết quả từ phương pháp phân tích thành phần chính hai bước CHÍNH SÁCH & THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH- TIỀN TỆ Xây dựng chỉ số tài chính bao trùm: Kết quả từ phương pháp phân tích thành phần chính hai bước Chu Khánh Lân Nguyễn Minh Phương Trương Hoàng Diệp Hương Ngày nhận: 20/12/2018 Ngày nhận bản sửa: 09/01/2019 Ngày duyệt đăng: 29/01/2019 Mục tiêu của nghiên cứu là xếp hạng mức độ tài chính bao trùm tại các quốc gia trên thế giới. Chúng tôi thực hiện phân tích thành phần chính hai bước để tính chỉ số tài chính bao trùm và ba cấu phần của nó. Chúng tôi nhận thấy các quốc gia phát triển có chỉ số tài chính bao trùm cao và ổn định hơn. Cấu phần gửi và vay chiếm tỷ trọng lớn nhất trong việc giải thích sự biến động của tài chính bao trùm, tiếp theo sau là cấu phần tài khoản và thanh toán mặc dù sự khác biệt giữa ba cấu phần là không đáng kể. Để cải thiện tài chính bao trùm, những người làm chính sách cần thực hiện các giải pháp tại cả ba cấu phần một cách đồng thời và bền vững. Từ khóa: tài chính bao trùm, phân tích thành phần chính 1. Giới thiệu ài chính bao trùm dù là một vấn đề quan trọng nhưng vẫn còn là vấn đề mới nổi trong lý thuyết kinh tế hiện đại. Do đó, số lượng các nghiên cứu thực nghiệm liên quan đến chủ đề này còn khá hạn chế. Mỗi nghiên cứu lại đưa ra một định nghĩa khác © Học viện Ngân hàng ISSN 1859 - 011X nhau về tài chính bao trùm, nhưng tất cả đều thừa nhận rằng tài chính bao trùm là một nỗ lực nhằm loại bỏ rào cản trong việc sử dụng các dịch vụ tài chính. Trong đó, Mohan (2006) nhận định tài chính bao trùm là tình huống mà những người chưa tiếp cận tới hệ thống tài chính được cung cấp các sản phẩm tài chính với chi phí thấp, an toàn và hợp lý. Tương tự, Ajide (2015) cũng 42 cho rằng tài chính bao trùm là việc cung cấp các dịch vụ tài chính có giá cả phải chăng, kịp thời và dễ tiếp cận tới tất cả các thành viên trong xã hội. Chúng tôi xây dựng chỉ số tài chính bao trùm và ba cấu phần của tài chính bao trùm, gồm tài khoản, thanh toán, vay và gửi. Sử dụng dữ liệu Tài chính bao trùm toàn cầu của Ngân hàng Thế giới (WB), chúng tôi thực hiện phân tích thành phần Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Số 200+ 201- Tháng 1&2. 2019 CHÍNH SÁCH & THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ chính hai bước để tính chỉ số tài chính bao trùm cho 95 quốc gia trong hai năm 2014 và 2017. Thông qua việc xây dựng chỉ số tài chính bao trùm trên cơ sở dữ liệu có tính toàn diện cao, nghiên cứu đã giúp nhà làm chính sách hiểu hơn về thực trạng tài chính bao trùm, các cấu phần của tài chính bao trùm, giúp họ xây dựng được các chính sách phù hợp. Kết quả nghiên cứu cho thấy, các quốc gia phát triển có chỉ số tài chính bao trùm và các cấu phần bên trong cao và ổn định hơn các quốc gia đang phát triển. Cấu phần vay và gửi giải thích nhiều nhất sự biến động trong chỉ số tài chính bao trùm, kế đến là cấu phần tài khoản và thanh toán, mặc dù sự khác biệt trong tỷ trọng của từng cấu phần là khá thấp. Phần còn lại của nghiên cứu được trình bày như sau: Phần 2 trình bày các nghiên cứu liên quan tới xây dựng chỉ số tài chính bao trùm, Phần 3 mô tả phương pháp và dữ liệu sử dụng để tính chỉ số tài chính bao trùm và các cấu phần của nó, Phần 4 trình bày và thảo luận kết quả, Phần 5 trình bày kết luận. 2. Tổng quan nghiên cứu Cuộc khủng hoảng tài chính gần đây đã nhấn mạnh tầm quan trọng của tài chính bao trùm trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giảm đói nghèo và giảm bất bình đẳng thu nhập. Kể từ đó, chủ đề này đã thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu, các nhà Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng hoạch định chính sách nhằm khám phá khái niệm tài chính bao trùm, đo lường mức độ tiếp cận, đo lường các nhân tố ảnh hưởng và tác động của tài chính bao trùm ở các nhóm quốc gia khác nhau. Theo báo cáo mới nhất của WB (2017) về việc sử dụng các dịch vụ tài chính, mức độ tài chính bao trùm đã tăng lên trên toàn cầu, nhờ sự phát triển của điện thoại di động và mạng internet. Tuy nhiên, mức độ tăng tài chính bao trùm không cân bằng giữa các quốc gia. Tỷ lệ người trưởng thành có tài khoản tại tổ chức tài chính chính thức tăng nhanh từ mức 51% năm 2011 lên mức 62% năm 2014 và đạt mức 69% năm 2017, đạt khoảng 3,8 tỷ người trên toàn thế giới. Cùng với sự phát triển của điện thoại di động và internet, tỷ lệ chủ sở hữu tài khoản gửi hoặc nhận thanh toán điện tử tăng từ mức 67% năm 2014 lên 76% năm 2017. Ở một số quốc gia như khu vực Châu Phi cận Sahara, công nghệ là yếu tố quyết định tới việc tăng tài chính bao trùm. Tuy nhiên, hiện nay còn khoảng 1,7 tỷ người vẫn chưa được tiếp cận dịch vụ tài chính, dù thực tế là gần 70% trong số họ sở hữu điện thoại di động. Đồng thời, vẫn tồn tại chênh lệch về tỷ lệ người trưởng thành được tiếp cận các dịch vụ tài chính giữa nam và nữ, nông thôn và thành thị, và các nước đang phát triển và phát triển. Những tồn tại này yêu cầu phải tiếp tục nghiên cứu nhằm đẩy mạnh mức độ tài chính bao trùm trên toàn thế giới. Để đo lường mức độ tài chính bao trùm, hầu hết các nghiên cứu đều xây dựng chỉ số tài chính bao trùm tổng hợp từ các chỉ tiêu lựa chọn. Trong bước đầu tiên, các chỉ tiêu đo lường tài chính bao trùm được lựa chọn và được chuẩn hóa bằng cách lấy giá trị thực của chỉ tiêu trừ đi giá trị nhỏ nhất của chỉ tiêu đó, sau đó chia cho chênh lệch giữa giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất của chỉ tiêu đó. Bước tiếp theo, chỉ số tài chính bao trùm được tính toán bằng phương pháp khoảng cách nghịch đảo bình phương Euclidean (Sarma, 2008; Kim, 2016; Park và Mercado, 2015…), hoặc phương pháp phân tích thành phần chính PCA. Điểm khác biệt chính giữa hai phương pháp này là mức trọng số gắn với từng chỉ tiêu. Ví dụ, Sarma (2008) xây dựng chỉ số tài chính bao trùm bao gồm ba cấu phần (mức độ tiếp cận, mức độ sẵn có và mức độ sử dụng). Sarma (2008) không áp dụng các kỹ thuật thống kê để xác định trọng số cho từng chỉ tiêu, mà chỉ áp dụng mức trọng số thấp hơn cho các chỉ tiêu bị thiếu dữ liệu. Camara và Tue ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tài chính bao trùm Phân tích thành phần chính Xây dựng chỉ số tài chính bao trùm Cấu phần của tài chính bao trùm Mức độ tài chính bao trùmGợi ý tài liệu liên quan:
-
Tác động của tài chính toàn diện và các nhân tố khác đến tăng trưởng kinh tế
13 trang 14 0 0 -
Nhận dạng ảnh mặt người sử dụng mạng Nơron
5 trang 13 0 0 -
LUẬN VĂN: NGHIÊN CỨU CÁC THUẬT TOÁN NHẬN DẠNG CẢM XÚC KHUÔN MẶT TRÊN ẢNH 2D
42 trang 13 0 0 -
Một phương pháp phân cụm khuôn mặt hiệu quả trên mạng xã hội
6 trang 13 0 0 -
10 trang 11 0 0
-
5 trang 11 0 0
-
7 trang 10 0 0
-
9 trang 10 0 0
-
14 trang 10 0 0
-
Xác định trình tự hồi qui trong việc dự báo hệ thống dữ liệu đa chiều
10 trang 9 0 0