Danh mục

Xây dựng chiến lược đọc hiểu – con đường hình thành và rèn luyện kĩ năng đọc hiểu văn bản cho học sinh phổ thông

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 111.21 KB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (9 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết đề xuất một số chiến lược đọc hiểu hướng đến mục tiêu rèn kĩ năng đọc hiểu văn bản cho HS trong dạy học Ngữ văn, đó là: chiến lược toàn cảnh, chiến lược đi sâu và mở rộng tri thức đọc hiểu, chiến lược lĩnh hội ý nghĩa toàn vẹn về nghệ thuật và nhân sinh...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Xây dựng chiến lược đọc hiểu – con đường hình thành và rèn luyện kĩ năng đọc hiểu văn bản cho học sinh phổ thông JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2015-0037 Educational Sci., 2015, Vol. 60, No. 2, pp. 114-122 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC ĐỌC HIỂU – CON ĐƯỜNG HÌNH THÀNH VÀ RÈN LUYỆN KĨ NĂNG ĐỌC HIỂU VĂN BẢN CHO HỌC SINH PHỔ THÔNG Lê Hồng Mai Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam Tóm tắt. Hình thành và rèn kĩ năng đọc hiểu văn bản là một trong những mục tiêu quan trọng của dạy học Ngữ văn trong nhà trường phổ thông, giúp học sinh HS phát triển năng lực tự đọc, tự học. Một trong những con đường để hình thành và rèn luyện kĩ năng đọc hiểu văn bản cho HS là xây dựng và vận dụng chiến lược đọc hiểu phù hợp với đối tượng đọc và tâm sinh lí, trình độ của HS, đặc trưng bộ môn Ngữ văn. Bài viết đề xuất một số chiến lược đọc hiểu hướng đến mục tiêu rèn kĩ năng đọc hiểu văn bản cho HS trong dạy học Ngữ văn, đó là: chiến lược toàn cảnh, chiến lược đi sâu và mở rộng tri thức đọc hiểu, chiến lược lĩnh hội ý nghĩa toàn vẹn về nghệ thuật và nhân sinh. . . Vận dụng các chiến lược trên vào hoạt động rèn kĩ năng đọc hiểu văn bản, bài viết nêu một số ví dụ về đọc hiểu văn bản kí. Từ khóa: Kĩ năng đọc hiểu, năng lực đọc, chiến lược đọc hiểu, văn bản kí. 1. Mở đầu Đổi mới dạy học Ngữ văn nói riêng và dạy học nói chung theo hướng tiếp cận năng lực đang là vấn đề nhận được sự đồng thuận của xã hội. Trong dạy học Ngữ văn, phát triển năng lực Ngữ văn cho HS là mục tiêu hàng đầu. Một trong những con đường để giúp HS phát triển năng lực Ngữ văn là hình thành và rèn luyện hệ thống kĩ năng tự học. Trong đó, kĩ năng đọc hiểu văn bản là hệ thống kĩ năng Ngữ văn trọng tâm. Đã có nhiều tác giả nghiên cứu về rèn kĩ năng học tập cho học sinh từ các lĩnh vực giáo dục học, tâm lí học, phương pháp dạy học,. . . Tuỳ mỗi mục tiêu khác nhau, các tác giả có hướng tiếp cận, đề xuất những con đường, những biện pháp hình thành và rèn luyện kĩ năng học tập cho người học. Về kĩ năng đọc hiểu văn bản trong dạy học Ngữ văn, các công trình nghiên cứu về đọc hiểu văn bản đều đã ít nhiều đề cập. Các tác giả Nguyễn Thanh Hùng, Nguyễn Thị Hạnh, Phạm Thị Thu Hương, . . . khi bàn về đọc hiểu đều đã đề cập đến khái niệm, hệ thống kĩ năng và xác định hình thành kĩ năng như là một mục tiêu của dạy học. Tác giả Nguyễn Thanh Hùng nêu: “Dạy học để hiểu những kí tự bất động ấy, không thể không phân xuất thành thao tác, hành động, kĩ năng để phá vỡ sự câm lặng của kí tự để trưng bày ra ý nghĩa sống còn của ngôn từ. Đọc hiểu là quá trình nhận thức những gì tồn trữ trong văn bản và tự nhận thức bản thân mình. Đọc là một quá trình được ghi nhận thông qua hai mặt như kĩ năng đọc và nắm vững ý nghĩa. Cả hai quá trình này Ngày nhận bài: 15/2/2014. Ngày nhận đăng: 2/4/2015. Liên hệ: Lê Hồng Mai, e-mail: hongmai77@gmail.com 114 Xây dựng chiến lược đọc hiểu - con đường hình thành và rèn luyện kĩ năng đọc hiểu... thâm nhập vào nhau thành một hệ thống có thể rèn luyện. Đấy là bình diện sư phạm của việc đọc hiểu” [3;30]. Về vai trò của kĩ năng đọc hiểu tác giả Phạm Thị Thu Hương nêu ý kiến: “Bản chất của đọc chính là một quá trình phức tạp, tổng hợp, đòi hỏi cần sở hữu một hệ thống các kĩ năng” [4;19]. Cũng theo tác giả, để giúp HS đi đến đích hiểu của hoạt động đọc, nâng cao hiệu quả hoạt động đọc “cần giúp đỡ họ sử dụng những kĩ năng thuần thục, tinh thông của một người đọc. Nghĩa là cần phải dạy cho họ các chiến thuật đọc hiểu” [4;19] và “mối quan hệ giữa kĩ năng và chiến thuật là mối quan hệ vừa nhân quả vừa bổ sung cho nhau. Chiến thuật tạo điều kiện để rèn luyện kĩ năng” [4;58]. Về vấn đề rèn kĩ năng đọc hiểu văn bản trong dạy học Ngữ văn, đã có một số nhà nghiên cứu quan tâm, trong đó có ý kiến của tác giả Nguyễn Thị Hạnh trong bài “Xây dựng chuẩn năng lực đọc hiểu cho môn Ngữ văn của chương trình giáo dục phổ thông sau 2015 ở Việt Nam” đăng trên Tạp chí Khoa học Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, số 56 năm 2014. Khi nêu chuẩn năng lực đọc hiểu, tác giả đã nhận định “Kĩ năng đọc hiểu bao gồm chuỗi các thao tác, hành vi của người đọc được sắp xếp theo một cấu trúc hay một trình tự nhất định” [1]. Về chiến lược đọc, tác giả Nguyễn Ngọc Minh đã có bài viết “Lí luận văn học như là sự da dạng của chiến lược đọc: đề xuất đổi mới chương trình lí luận văn học ở các trường đại học Sư phạm” đăng trên Tạp chí Khoa học Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, số 56 năm 2014. Bài viết đã đưa ra các quan niệm về “chiến lược đọc hiểu” và “lí luận văn học được trình bày như là sự đa dạng của nhiều chiến lược đọc mà ngược học có thể sử dụng” [6]. Có nhiều biện pháp, cách thức để thực hiện mụ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: