Xây dựng chiến lược phát triển kinh tế tri thức: Bài học kinh nghiệm từ một số nước trên thế giới
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Xây dựng chiến lược phát triển kinh tế tri thức: Bài học kinh nghiệm từ một số nước trên thế giới Bảng các chữ viết tắt CNTT Công nghệ thông tin CSC Uỷ ban Năng lực cạnh tranh Singapo EDB Ủy ban phát triển kinh tế Singapo GERD Tổng chi tiêu nội địa cho nghiên cứu và phát triển IDA Cơ quan phát triển thông tin và truyền thông Singapo KEI Chỉ số kinh tế tri thức KH&CN Khoa học và công nghệ MNC Công ty đa quốc gia NC&PT Nghiên cứu và phát triển NIH Viện y tế quốc gia Mỹ NTSB Ủy ban Khoa học và Công nghệ Quốc gia Singapo SBI Ngành công nghiệp dựa vào khoa học SME Doanh nghiệp vừa và nhỏ TIF Quỹ Đầu tư cho doanh nghiệp công nghệ Singapo TFP Năng suất yếu tố tổng hợp TLO Văn phòng cấp giấy phép công nghệ 1 Giới thiệu Trong hơn hai thập kỷ gần đây, nền kinh tế tri thức đã hình thành và phát triển tại nhiều nước công nghiệp phát triển trên thế giới, góp phần không nhỏ vào những biến động to lớn về kinh tế và xã hội ở những nước này. Tại các nước thuộc Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), khoảng một nửa thu nhập quốc dân là do tri thức đóng góp, chính tri thức đã tạo ra nhịp độ tăng trưởng bền vững và đưa các quốc gia này lên vị trí hàng đầu trong quá trình toàn cầu hóa. Để có thể tiến tới xây dựng và phát triển một nền kinh tế tri thức, hầu hết các nước đều tìm cách tạo dựng những tiền đề cơ bản cho nền kinh tế tri thức thông qua những chính sách, chiến lược và bước đi phù hợp với điều kiện cụ thể của từng nước. Đối với các nước công nghiệp phát triển, do có xuất phát điểm cao nên họ đã tập trung đầu tư mạnh cho nghiên cứu và phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, ưu tiên cho những mục tiêu chiến lược, tạo môi trường để sản sinh ra những công nghệ mới. Các nước đang phát triển do có xuất phát điểm thấp nên đã chọn cách đầu tư để phát triển giáo dục đào tạo, cố gắng đầu tư cho khoa học và công nghệ theo hướng lựa chọn ưu tiên một số ngành công nghệ mũi nhọn như công nghệ thông tin và công nghệ sinh học, nâng cao năng lực tiếp thu, làm chủ và phổ biến công nghệ nhằm mau chóng rút ngắn khoảng cách về công nghệ so với các nước công nghiệp phát triển. Một số nước đang phát triển năng động cũng đã thực hiện thành công quá trình chuyển tiếp lên nền kinh tế tri thức. Tổng quan 'XÂY DỰNG CHIẾN LÝỢC PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRI THỨC: BÀI HỌC KINH NGHIỆM TỪ MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI' do CỤC THÔNG TIN KH&CN QUỐC GIA biên soạn bao gồm hai phần, phần một phản ánh thực trạng nền kinh tế tri thức hiện nay ở một số nước công nghiệp phát triển và đang phát triển gồm Mỹ, EU, Nhật Bản, Trung Quốc, Singapo và Ấn Độ; hệ thống hóa lại các chiến lược, chính sách chủ yếu đã được các nước này vận dụng để xây dựng nền kinh tế tri thức. Từ thực tiễn phát triển kinh tế tri thức của các quốc gia này, phần hai đưa ra những bài học kinh nghiệm có thể áp dụng cho việc xây dựng kinh tế tri thức tại Việt Nam. Hy vọng tổng quan này sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích về những kinh nghiệm quý giá từ các quốc gia đi trước trong xây dựng kinh tế tri thức. Xin trân trọng giới thiệu. CỤC THÔNG TIN KH&CN QUỐC GIA 2 A. KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRI THỨC TẠI MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI I. MỸ Hiện nay, Hoa là siêu cường số một thế giới về mặt kinh tế và quân sự. Với số dân chỉ bằng 1/22 dân số toàn thế giới, hàng năm, nền kinh tế Mỹ sản xuất ra một lượng của cải bằng 1/4 GDP của thế giới. Nhờ năng lực sáng tạo cao, nền kinh tế Mỹ luôn đi đầu trong những xu hướng phát triển của thế giới, trong đó có kinh tế tri thức. Với một quy mô kinh tế đồ sộ, bao quát hầu như tất cả các ngành kinh tế, nhưng Mỹ vẫn duy trì là ở thứ hạng cao trong bảng xếp hạng kinh tế tri thức của Ngân hàng Thế giới, trong đó chỉ số về đổi mới sáng tạo luôn đứng ở thứ hạng rất cao, đảm bảo cho nền kinh tế của quốc gia này vượt qua các cuộc khủng hoảng thành công trong những năm qua. Từ những năm 1990, nền kinh tế Mỹ đã đạt được những thành tựu nổi bật và được đánh giá là đang dẫn đầu xu thế chuyển từ nền kinh tế hậu công nghiệp sang nền kinh tế tri thức. inh tế Mỹ được đánh giá với các tên gọi khác nhau, từ kinh tế mới đến kinh tế số rồi đến kinh tế tri thức. Ngay từ năm 1995, khi lần đầu tiên bảng xếp hạng chỉ số kinh tế tri thức được công bố, Mỹ đã đứng đầu gần như tuyệt đối so với các nước khác ở tất cả các chỉ số: môi trường thể chế, sáng tạo, giáo dục đào tạo và hạ tầng công nghệ thông tin và viễn thông. Mặc dù không duy trì được vị trí dẫn đầu trong những năm gần đây (thứ 12 năm 2012), do nền kinh tế đồ sộ bao trùm tất cả mọi ngành kinh tế và công nghiệp, nhưng Mỹ vẫn là một siêu cường kinh tế đầy sáng tạo, sẵn sàng đối đầu với các thành thức trong quá trình phát triển. 1.Từ nền kinh tế mới đến kinh tế dựa trên tri thức Các học giả Mỹ không sử dụng nhiều thuật ngữ 'Nền kinh tế dựa trên tri thức' mà họ thường dùng thuật ngữ 'Nền kinh tế mới' để phản ánh những tiến triển mới trong nền kinh tế Mỹ trong thập kỷ 1990, đặc biệt là từ năm 1995. Trong giai đoạn này kinh tế Mỹ đã đạt được 6 đặc trưng lớn của một Nền kinh tế mới, đó là mức độ tăng trưởng GDP thực tế và lợi nhuận của doanh nghiệp tăng cao; tỷ lệ thất nghiệp giảm; tỷ lệ lạm phát thấp; tỷ trọng của xuất khẩu trong GDP tăng lên; và tỷ trọng đóng góp của khoa học công nghệ cao vào tăng trưởng tăng lên. Làn sóng công nghệ thông tin bùng nổ mạnh mẽ ở Mỹ và lan sang một số quốc gia khác, đặc biệt là các nước Bắc Âu, khiến cho nhiều công trình nghiên cứu về mối quan hệ giữa công nghệ thông tin với tăng trưởng kinh tế cho thấy rằng, nền kinh tế Mỹ đã đạt được những thành tựu nổi bật trong thập kỷ 1990 và trở thành cái nôi ' inh tế mới' của thế giới. inh tế mới phản ánh sự biến chuyển và cơ cấu lại của toàn bộ nền kinh tế. Theo n ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Xây dựng chiến lược phát triển kinh tế Phát triển kinh tế tri thức Kinh tế tri thức Chiến lược phát triển kinh tế Kinh tế tri thức của MỹTài liệu cùng danh mục:
-
Giáo trình Kinh tế vi mô - TS. Lê Bảo Lâm
144 trang 714 21 0 -
Giáo trình Kinh tế học vĩ mô: Phần 1 - N. Gregory Mankiw, Vũ Đình Bách
117 trang 690 3 0 -
Giáo trình Kinh tế vi mô - PGS.TS Lê Thế Giới (chủ biên)
238 trang 570 0 0 -
Phương pháp nghiên cứu nguyên lý kinh tế vi mô (Principles of Microeconomics): Phần 2
292 trang 535 0 0 -
Chuyển đổi số trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 - Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế: Phần 2
471 trang 412 1 0 -
Giáo trình Phân tích và dự báo trong kinh tế: Phần 2 - Nguyễn Văn Huân, Phạm Việt Bình
68 trang 375 0 0 -
75 trang 334 0 0
-
156 trang 325 0 0
-
Đề cương môn Kinh tế học đại cương - Trường ĐH Mở TP. Hồ Chí Minh
6 trang 324 0 0 -
Phát triển bền vững của doanh nghiệp Việt Nam thông qua bộ chỉ số doanh nghiệp bền vững (CSI)
8 trang 296 0 0
Tài liệu mới:
-
83 trang 0 0 0
-
Mạng xã hội 2011: nhiều bất ngờ chờ phía trước
10 trang 0 0 0 -
DỰ TOÁN NGẮN HẠN, PHÂN BỔ NGUỒN LỰC VÀ CHI PHÍ NĂNG LỰC
48 trang 1 0 0 -
111 trang 0 0 0
-
111 trang 0 0 0
-
Bài giảng Công nghệ gia công cơ - Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp
78 trang 0 0 0 -
91 trang 0 0 0
-
Bài giảng Mạng máy tính - Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp
155 trang 0 0 0 -
Bài giảng Kiến trúc máy tính nâng cao - Tăng Cẩm Nhung
102 trang 2 0 0 -
Quyết định số 3198/2019/QĐ-BCT
13 trang 1 0 0