Xây dựng chính sách học phí tại các trường đại học công lập trong bối cảnh đổi mới tự chủ tài chính
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Xây dựng chính sách học phí tại các trường đại học công lập trong bối cảnh đổi mới tự chủ tài chínhGIAÙO DUÏC VAØ ÑAØO TAÏOXÂY DỰNG CHÍNH SÁCH HỌC PHÍ TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬPTRONG BỐI CẢNH ĐỔI MỚI TỰ CHỦ TÀI CHÍNHPhạm Thu Hương*Tóm tắtNghị quyết 77/NQ-CP ngày 24 tháng 10 năm 2014 về thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động đốivới các cơ sở giáo dục đại học công lập giai đoạn 2014-2017 đã đưa ra một cơ chế tự chủ linhhoạt hơn, cho phép các trường xác định mức học phí cao hơn khung học phí của Nhà nước.Tuy nhiên, vấn đề đặt ra cho các trường đại học công lập thuộc diện thí điểm là phải xác địnhmức học phí như thế nào để vừa đảm bảo nguồn thu đáp ứng được chi phí đào tạo vừa khônglàm suy giảm khả năng cạnh tranh so với các trường công lập thuộc diện được ngân sách nhànước. Chính sách học phí, chính sách phân bổ ngân sách nhà nước dành cho giáo dục đại họcvà chính sách hỗ trợ tài chính dành cho sinh viên được xem như là 3 công cụ điều tiết không thểtách rời nhằm đảm bảo sự phát triển ổn định, toàn diện giáo dục. Về cơ bản, triết lý xây dựngchính sách học phí được chia ra làm 3 trường phái: (i) học phí thấp, ngân sách nhà nước cấpcao, hỗ trợ tài chính thấp; (ii) học phí bình quân, ngân sách nhà nước cấp bình quân, hỗ trợtài chính bình quân; (iii) học phí cao, ngân sách nhà nước cấp thấp, hỗ trợ tài chính cao. Mộtsố mô hình chính sách học phí phổ biến được các trường đại học trong và ngoài nước áp dụngcó thể kể đến như học phí được xác định đồng nhất, học phí được xác định căn cứ trên kết quảhọc tập, học phí theo tín chỉ, chương trình đào tạo, học phí áp dụng cho các đối tượng đặc biệt,học phí áp dụng cho các khóa khác nhau, học phí cố định cho cả khóa. Những triết lý cũng nhưcác mô hình về học phí cho thấy vẫn tồn tại một số điểm mà Nhà nước cần phải cân nhắc khiáp dụng đổi mới thí điểm trên diện rộng và trong thời gian dài sau khi thực hiện NQ77. Để xâydựng một chính sách học phí phù hợp các trường đại học cần phải cân nhắc các điều kiện vềphát triển xã hội và kinh tế vĩ mô bên cạnh các điều kiện về phân bổ ngân sách nhà nước và hỗtrợ tài chính cho sinh viên.Từ khóa: Chính sách học phí, Đại học Công lập, Tự chủ tài chínhMã số: 103.051214. Ngày nhận bài: 05/12/2014. Ngày hoàn thành biên tập: 15/01/2015. Ngày duyệt đăng: 15/01/2015.1. Đặt vấn đềVấn đề đổi mới tự chủ, tự chịu trách nhiệmtại các trường đại học công lập đã được sựquan tâm đặc biệt từ phía các nhà quản lýgiáo dục tại Việt Nam trong nhiều năm qua.Đổi mới chính sách, cơ chế tài chính, tăngcường cơ sở vật chất, huy động sự tham gia*đóng góp của toàn xã hội, nâng cao hiệu quảđầu tư để phát triển giáo dục được xem làmột trong những nhiệm vụ quan trọng phảithực hiện để đổi mới căn bản và toàn diệngiáo dục và đào tạo được đề cập trong Nghịquyết Hội nghị lần thứ 8, Ban chấp hànhTrung ương khóa XI.TS, Trường Đại học Ngoại thươngSoá 71 (03/2015)Taïp chí KINH TEÁ ÑOÁI NGOAÏI129GIAÙO DUÏC VAØ ÑAØO TAÏONghị định 43/2006/NĐ-CP ra đời đã giúpcác trường có được cơ chế chủ động hơntrong các hoạt động và đặc biệt là chủ độnghơn trong các vấn đề tài chính. Tuy nhiên,sau 7 năm thực hiện thí điểm tự chủ, tự chịutrách nhiệm, các trường đại học công lập mặcdù được giao quyền chủ động hơn trong việcxây dựng các định mức chi nhưng lại gặp phảikhông ít khó khăn trong công tác huy độngnguồn lực nhằm tăng cường cơ sở vật chất,nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và pháttriển các chương trình đào tạo theo tiêu chuẩnquốc tế.vừa không làm suy giảm khả năng cạnh tranhso với các trường công lập thuộc diện đượcngân sách nhà nước đảm bảo một phần haytoàn phần kinh phí chi thường xuyên. Ngoàira, chính sách học phí của các trường đượcđưa ra phải không đi ngược với mục tiêu đảmbảo công bằng, bình đẳng giữa các đối tượngngười học trong giáo dục đại học. Do đó, việcxác định mức học phí chỉ đơn thuần căn cứtrên chi phí đào tạo bình quân được sử dụngtại các trường đại học từ trước đến nay làkhông thể giải quyết được các vấn đề được đềcập trên đây.Nghị định 49/2010/NĐ-CP (NĐ49) đượcban hành ngày 14 tháng 05 năm 2010 đã bướcđầu giúp các trường đại học tăng nguồn thuhọc phí hàng năm. Tuy nhiên, khung học phíđược xây dựng trong điều kiện Nhà nước vẫnđảm bảo một phần thâm hụt kinh phí đào tạodẫn đến một thực tế tại các trường đại họccông lập tự chủ toàn phần kinh phí chi thườngxuyên là học phí của các chương trình đào tạođại trà không đủ để bù đắp chi phí đào tạo.Điều này không những mang lại sự bất hợp lý,thiếu công bằng, bình đẳng giữa các trườngđại học công lập mà còn đe dọa tính phát triểnbền vững của các chương trình đào tạo đại tràđáp ứng mục tiêu phát triển giáo dục xã hội.Chính bởi vậy, việc nghiên cứu và đề xuấtmột chính sách học phí linh hoạt để một mặtvừa đảm bảo nguồn thu bù đắp đủ chi phí đàotạo, mặt khác vừa đảm bảo khả năng cạnhtranh cũng như đảm bảo mục tiêu xã hội củagiáo dục đại học là vô cùng cần thiết và cấpbách trong bối cảnh hiện nay. Nghị quyết 77/NQ-CP ngày 24 tháng 10năm 2014 về thí điểm đổi mới cơ chế hoạtđộng đối với các cơ sở giáo dục đại học cônglập giai đoạn 2014-2017 đã đưa ra một cơ chếtự chủ linh hoạt hơn và phần nào tháo gỡ đượcnhững khó khăn, rào cản trong việc huy độngcác nguồn lực tài chính, qua đó thúc đẩy quátrình đổi mới giáo dục đại học theo hướng tiêntiến. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra cho các trườngđại học công lập thuộc diện thí điểm là phảixác định mức học phí như thế nào để vừa đảmbảo nguồn thu đáp ứng được chi phí đào tạo130Taïp chí KINH TEÁ ÑOÁI NGOAÏITrong phạm vi nghiên cứu, bài viết phân tíchtriết lý xây dựng chính sách học phí, một số môhình chính sách học phí và đưa ra một vài kiếnnghị về việc xây dựng chính sách học phí chocác trường đại học công lập tại Việt Nam.2. Triết lý xây dựng chính sách học phíChính sách học phí, chính sách phân bổngân sách nhà nước dành cho giáo dục đạihọc và chính sách hỗ trợ tài chính dành chosinh viên được xem như là 3 công cụ ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tạp chí Kinh tế đối ngoại Giáo dục và đào tạo Chính sách học phí Trường đại học công lập Bối cảnh đổi mới tự chủ tài chínhGợi ý tài liệu liên quan:
-
12 trang 341 0 0
-
Thực trạng quản trị quan hệ khách hàng điện tử (E-CRM) tại Hãng Hàng không Quốc gia Việt Nam
12 trang 231 2 0 -
2 trang 223 0 0
-
27 trang 213 0 0
-
13 trang 206 1 0
-
15 trang 137 0 0
-
14 trang 135 0 0
-
10 trang 131 0 0
-
Chi phí sản xuất và sản phẩm gỗ của Việt nam: Góc nhìn từ chuỗi giá trị sản phẩm
11 trang 118 0 0 -
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua lại cổ phiếu của doanh nghiệp Việt Nam
12 trang 118 0 0 -
Xu hướng vận động của thị trường toàn cầu và định hướng nâng cấp ngành may Việt Nam
12 trang 118 0 0 -
Mẫu bản nhận xét, đánh giá hiệu trưởng/giám đốc(của tập thể lãnh đạo trường/trung tâm, cấp uỷ)
2 trang 111 0 0 -
Hoạt động marketing xã hội đối với hành vi tiết kiệm nước của người dân tại Thành phố Hồ Chí Minh
8 trang 107 0 0 -
15 trang 103 0 0
-
9 trang 102 1 0
-
17 trang 97 0 0
-
12 trang 93 0 0
-
Hành vi mua hàng ngẫu hứng của giới trẻ trên các trang thương mại điện tử
19 trang 74 0 0 -
Đánh giá tác động lan tỏa của đầu tư trực tiếp nước ngoài tới các doanh nghiệp ở Nghệ An
9 trang 72 0 0 -
Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá năng lực giảng viên khoa tiếng Anh chuyên ngành
11 trang 70 0 0