Xây dựng cộng đồng học tập tiếng Anh: Những vấn đề cần suy nghĩ khi lựa chọn mô hình học tập của phương Tây
Số trang: 8
Loại file: pdf
Dung lượng: 102.61 KB
Lượt xem: 12
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết đưa ra một số kiến nghị khi xây dựng cộng đồng học tập liên quan tới vấn đề áp dụng ý tưởng của phương Tây trong môi trường văn hóa Việt Nam.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Xây dựng cộng đồng học tập tiếng Anh: Những vấn đề cần suy nghĩ khi lựa chọn mô hình học tập của phương Tây JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Social Science, 2017, Vol. 62, Iss. 11, pp. 126-133 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn DOI: 10.18173/2354-1067.2017-0097 XÂY DỰNG CỘNG ĐỒNG HỌC TẬP TIẾNG ANH: NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN SUY NGHĨ KHI LƯẠ CHỌN MÔ HÌNH HỌC TẬP CỦA PHƯƠNG TÂY Nguyễn Thị Mai Hương, Nguyễn Thị Mộc Lan Khoa Tiếng Anh, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Hiện nay, nhiều nghiên cứu trên thế giới đang chuyển sự chú ý từ phương thức học chính thức (formal) trong lớp học, sang phương thức học không chính thức (informal) ngoài lớp học do các nghiên cứu cho thấy phương thức học không chính thức này tỏ ra hiệu quả, linh hoạt, giúp hình thành ở người học năng lực học tập suốt đời. Cộng Đồng Học Tập là một trong những hình thức học không chính thức, đã được phát triển thành một lí thuyết học tập ở phương Tây từ những năm 90. Tuy vậy, ở Việt Nam, lí thuyết về Cộng Đồng Học Tập chưa được thảo luận và áp dụng nhiều. Bài viết này báo cáo về việc áp dụng lí thuyết Cộng Đồng Học Tập vào việc tăng cường các hoạt động học tập tiếng Anh cho sinh viên không chuyên tại một cơ sở giáo dục. Các dữ liệu thu được bao gồm bảng hỏi, phỏng vấn và quan sát hoạt động cộng đồng. Kết quả cho thấy mặc dù sinh viên vẫn giữ quan niệm truyền thống cho rằng, người thầy là người nắm giữ vai trò truyền đạt kiến thức, họ đã tỏ ra có hứng thú học tập cao, và có thái độ tương đối tự tin và độc lập đối với cách học này mà không cần vai trò truyền đạt kiến thức của thầy giáo. Dựa vào kết quả nghiên cứu, bài báo đưa ra một số kiến nghị khi xây dựng cộng đồng học tập liên quan tới vấn đề áp dụng ý tưởng của phương Tây trong môi trường văn hoá Việt Nam. Từ khóa: Cộng đồng học tập, lí thuyết học tập phương Tây, học suốt đời, học không chính thức, đường cong học tập. 1. Mở đầu Theo quan niệm truyền thống, quá trình học tập cần diễn ra trong lớp học có sự tham gia của thầy và trò. Người thày được coi là người nắm giữ vai trò rất quan trọng trong quá trình học của học sinh, là người truyền đạt kiến thức và quyết định chất lượng học tập của học sinh. Quan niệm này hiện nay vẫn chi phối quá trình học và dạy tại Việt Nam, một đất nước có nền văn hoá và giáo dục theo triết lí Nho Giáo. ‘Không thày đố mày làm nên’ là một câu tục ngữ được truyền miệng từ thế hệ này sang thế hệ khác ở Việt Nam cho thấy rằng vai trò của người thày là không thể thiếu được, quyết định sự thành công của mỗi học sinh. Quan niệm về vai trò của người thày này đã ăn sâu vào tiềm thức của mỗi người Việt Nam. Vì vậy, ngay cả khi Việt Nam đang chuyển mình trong quá trình hội nhập và toàn cầu hoá, quan niệm về vai trò quyết định của người thày dường như vẫn không hề thay đổi [1-2]. Theo đó, việc học tập sẽ diễn ra một cách chính thức (formal) trong lớp học khi có thầy giáo giảng bài và học sinh nghe giảng và tiếp thu kiến thức. Đó là mô hình học tập phổ biến ở Việt Nam hiện nay. Ngày nhận bài: 15/7/2017. Ngày sửa bài: 28/8/2017. Ngày nhận đăng: 20/10/2017 Liên hệ: Nguyễn Thị Mai Hương, e-mail: huongnm@hnue.edu.vn 126 Xây dựng cộng đồng học tập tiếng Anh: Những vấn đề cần suy nghĩ khi lưạ chọn mô hình học tập... Thế nhưng, nhiều nghiên cứu trên thế giới đang chuyển sự chú ý từ phương thức học chính thức (formal) trong lớp học, sang phương thức học không chính thức (informal) ngoài lớp học do các nghiên cứu cho thấy phương thức học không chính thức này tỏ ra hiệu quả, bền vững, giúp hình thành năng lực học tập suốt đời [3-5]. Trong thực tế, chúng ta thu nhận được các kĩ năng tại nơi làm việc thường bằng cách học không chính thức - qua nói chuyện và quan sát những người khác, qua trải nghiệm thực tế hoặc chỉ đơn giản là khi làm việc cùng các đồng nghiệp cũng giúp chúng ta củng cố thêm kĩ năng làm việc của mình. Lượng kiến thức và kĩ năng thu nhận được qua hình thức học không chính thức này rất lớn. Tuy thế, việc học không chính thức này ‘phần lớn không nhìn thấy được, vì nó thường được coi là hiển nhiên hoặc người ta không nhận ra rằng mình đang học’ [6; tr.249]. Song, các hình thức học tập không chính thức, diễn ra ngoài lớp học tỏ ra hiệu quả và bền vững do nó tạo ra ‘sự linh hoạt nhiều hơn cho người học’ [7; tr.360]. Người học tự đi tìm thông tin cần thiết cho chính mình, tự tìm hiểu về một giải pháp cho vấn đề của riêng mình, tự học hỏi những kiến thức mà họ tự thấy cần bổ sung cho mình. Quá trình tự học (self-regulated learning) như vậy là phương thức học phổ biến ở nhiều nước trên thế giới hiện nay. Theo đó, trong quá trình học này, người học giữ vai trò trung tâm và là người quyết định cho việc học của mình. Họ tự biết mình học cái gì, học như thế nào và tự tìm nguồn thông tin cho mình học. Cộng Đồng Học Tập (CCĐHT) là một trong những mô hình học tập mang tính không chính thức, diễn ra ngoài lớp học như đã nói ở trên. Vai trò của người học trong mô hình này trái với mô hình học truyền thống đang phổ biến ở Việt Nam. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Xây dựng cộng đồng học tập tiếng Anh: Những vấn đề cần suy nghĩ khi lựa chọn mô hình học tập của phương Tây JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Social Science, 2017, Vol. 62, Iss. 11, pp. 126-133 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn DOI: 10.18173/2354-1067.2017-0097 XÂY DỰNG CỘNG ĐỒNG HỌC TẬP TIẾNG ANH: NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN SUY NGHĨ KHI LƯẠ CHỌN MÔ HÌNH HỌC TẬP CỦA PHƯƠNG TÂY Nguyễn Thị Mai Hương, Nguyễn Thị Mộc Lan Khoa Tiếng Anh, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Hiện nay, nhiều nghiên cứu trên thế giới đang chuyển sự chú ý từ phương thức học chính thức (formal) trong lớp học, sang phương thức học không chính thức (informal) ngoài lớp học do các nghiên cứu cho thấy phương thức học không chính thức này tỏ ra hiệu quả, linh hoạt, giúp hình thành ở người học năng lực học tập suốt đời. Cộng Đồng Học Tập là một trong những hình thức học không chính thức, đã được phát triển thành một lí thuyết học tập ở phương Tây từ những năm 90. Tuy vậy, ở Việt Nam, lí thuyết về Cộng Đồng Học Tập chưa được thảo luận và áp dụng nhiều. Bài viết này báo cáo về việc áp dụng lí thuyết Cộng Đồng Học Tập vào việc tăng cường các hoạt động học tập tiếng Anh cho sinh viên không chuyên tại một cơ sở giáo dục. Các dữ liệu thu được bao gồm bảng hỏi, phỏng vấn và quan sát hoạt động cộng đồng. Kết quả cho thấy mặc dù sinh viên vẫn giữ quan niệm truyền thống cho rằng, người thầy là người nắm giữ vai trò truyền đạt kiến thức, họ đã tỏ ra có hứng thú học tập cao, và có thái độ tương đối tự tin và độc lập đối với cách học này mà không cần vai trò truyền đạt kiến thức của thầy giáo. Dựa vào kết quả nghiên cứu, bài báo đưa ra một số kiến nghị khi xây dựng cộng đồng học tập liên quan tới vấn đề áp dụng ý tưởng của phương Tây trong môi trường văn hoá Việt Nam. Từ khóa: Cộng đồng học tập, lí thuyết học tập phương Tây, học suốt đời, học không chính thức, đường cong học tập. 1. Mở đầu Theo quan niệm truyền thống, quá trình học tập cần diễn ra trong lớp học có sự tham gia của thầy và trò. Người thày được coi là người nắm giữ vai trò rất quan trọng trong quá trình học của học sinh, là người truyền đạt kiến thức và quyết định chất lượng học tập của học sinh. Quan niệm này hiện nay vẫn chi phối quá trình học và dạy tại Việt Nam, một đất nước có nền văn hoá và giáo dục theo triết lí Nho Giáo. ‘Không thày đố mày làm nên’ là một câu tục ngữ được truyền miệng từ thế hệ này sang thế hệ khác ở Việt Nam cho thấy rằng vai trò của người thày là không thể thiếu được, quyết định sự thành công của mỗi học sinh. Quan niệm về vai trò của người thày này đã ăn sâu vào tiềm thức của mỗi người Việt Nam. Vì vậy, ngay cả khi Việt Nam đang chuyển mình trong quá trình hội nhập và toàn cầu hoá, quan niệm về vai trò quyết định của người thày dường như vẫn không hề thay đổi [1-2]. Theo đó, việc học tập sẽ diễn ra một cách chính thức (formal) trong lớp học khi có thầy giáo giảng bài và học sinh nghe giảng và tiếp thu kiến thức. Đó là mô hình học tập phổ biến ở Việt Nam hiện nay. Ngày nhận bài: 15/7/2017. Ngày sửa bài: 28/8/2017. Ngày nhận đăng: 20/10/2017 Liên hệ: Nguyễn Thị Mai Hương, e-mail: huongnm@hnue.edu.vn 126 Xây dựng cộng đồng học tập tiếng Anh: Những vấn đề cần suy nghĩ khi lưạ chọn mô hình học tập... Thế nhưng, nhiều nghiên cứu trên thế giới đang chuyển sự chú ý từ phương thức học chính thức (formal) trong lớp học, sang phương thức học không chính thức (informal) ngoài lớp học do các nghiên cứu cho thấy phương thức học không chính thức này tỏ ra hiệu quả, bền vững, giúp hình thành năng lực học tập suốt đời [3-5]. Trong thực tế, chúng ta thu nhận được các kĩ năng tại nơi làm việc thường bằng cách học không chính thức - qua nói chuyện và quan sát những người khác, qua trải nghiệm thực tế hoặc chỉ đơn giản là khi làm việc cùng các đồng nghiệp cũng giúp chúng ta củng cố thêm kĩ năng làm việc của mình. Lượng kiến thức và kĩ năng thu nhận được qua hình thức học không chính thức này rất lớn. Tuy thế, việc học không chính thức này ‘phần lớn không nhìn thấy được, vì nó thường được coi là hiển nhiên hoặc người ta không nhận ra rằng mình đang học’ [6; tr.249]. Song, các hình thức học tập không chính thức, diễn ra ngoài lớp học tỏ ra hiệu quả và bền vững do nó tạo ra ‘sự linh hoạt nhiều hơn cho người học’ [7; tr.360]. Người học tự đi tìm thông tin cần thiết cho chính mình, tự tìm hiểu về một giải pháp cho vấn đề của riêng mình, tự học hỏi những kiến thức mà họ tự thấy cần bổ sung cho mình. Quá trình tự học (self-regulated learning) như vậy là phương thức học phổ biến ở nhiều nước trên thế giới hiện nay. Theo đó, trong quá trình học này, người học giữ vai trò trung tâm và là người quyết định cho việc học của mình. Họ tự biết mình học cái gì, học như thế nào và tự tìm nguồn thông tin cho mình học. Cộng Đồng Học Tập (CCĐHT) là một trong những mô hình học tập mang tính không chính thức, diễn ra ngoài lớp học như đã nói ở trên. Vai trò của người học trong mô hình này trái với mô hình học truyền thống đang phổ biến ở Việt Nam. ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Xây dựng cộng đồng học tập tiếng Anh Mô hình học tập của phương Tây Môi trường văn hóa Việt Nam Cộng đồng học tập Lí thuyết học tập phương Tây Học suốt đời Đường cong học tậpGợi ý tài liệu liên quan:
-
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới việc tham gia hoạt động phát triển nghề nghiệp của giáo viên
7 trang 16 0 0 -
Xây dựng xã hội học tập - một xu hướng đổi mới phát triển của giáo dục thế kỉ XXI
10 trang 13 0 0 -
Những yếu tố tác động tới trải nghiệm học trực tuyến của sinh viên trường Đại học Ngoại thương
9 trang 13 0 0 -
Phát triển Xã hội học tập: Khung Chính sách/quy định và quy trình
7 trang 11 0 0 -
Phát triển năng lực nghề nghiệp thông qua việc xây dựng cộng đồng học tập
10 trang 11 0 0 -
Vấn đề nghiên cứu bài học trong cộng đồng học tập hiện nay
10 trang 9 0 0 -
10 trang 9 0 0
-
10 trang 8 0 0
-
6 trang 8 0 0
-
8 trang 8 0 0