Danh mục

Xây dựng đại học thông minh đáp ứng yêu cầu đào tạo cán bộ kỹ thuật quân sự trong điều kiện cách mạng công nghiệp 4.0

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 654.93 KB      Lượt xem: 5      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết tập trung làm rõ quan niệm cơ bản về Đại học thông minh, trong đó nhấn mạnh vai trò nổi bật của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) đối với việc xây dựng Đại học thông minh. Bên cạnh đó, tác giả trình bày những nội dung về xây dựng đội ngũ cán bộ kỹ thuật trong Quân đội nhân dân Việt Nam giai đoạn mới; khẳng định tính tất yếu của việc xây dựng trường Đại học thông minh nhằm mục tiêu đào tạo đội ngũ cán bộ kỹ thuật dưới tác động cuộc CMCN này.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Xây dựng đại học thông minh đáp ứng yêu cầu đào tạo cán bộ kỹ thuật quân sự trong điều kiện cách mạng công nghiệp 4.0 HUFLIT International Conference On Ensuring A High-Quality Human Resource In The Modern Age - Oct 16, 2020 doi: 10.15625/vap.2020.0075 XÂY DỰNG ĐẠI HỌC THÔNG MINH ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐÀO TẠO CÁN BỘ KỸ THUẬT QUÂN SỰ TRONG ĐIỀU KIỆN CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 Nguyễn Trọng Luật Học viện Kỹ thuật Quân sự trongluat3288@gmail.com TÓM TẮT: Bài viết tập trung làm rõ quan niệm cơ bản về Đại học thông minh, trong đó nhấn mạnh vai trò nổi bật của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) đối với việc xây dựng Đại học thông minh. Bên cạnh đó, tác giả trình bày những nội dung về xây dựng đội ngũ cán bộ kỹ thuật trong Quân đội nhân dân Việt Nam giai đoạn mới; khẳng định tính tất yếu của việc xây dựng trường Đại học thông minh nhằm mục tiêu đào tạo đội ngũ cán bộ kỹ thuật dưới tác động cuộc CMCN này. Từ đó gợi mở một số định hướng trong việc xây dựng nhà trường thông minh tại các cơ sở đào tạo cán bộ kỹ thuật trong Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay. Từ khóa: Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, cán bộ kỹ thuật, quân sự, Đại học thông minh. I. ĐẶT VẤN ĐỀ Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã và đang tác động sâu sắc tới mọi mặt của đời sống xã hội trong đó có lĩnh vực quân sự. Quá trình xây dựng quân đội, xây dựng tiềm lực quốc phòng nước ta nói chung, xây dựng tiềm lực khoa học công nghệ nói riêng buộc phải có những điều chỉnh nhất định. Công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực khoa học kỹ thuật quân sự, nhất là đội ngũ cán bộ kỹ thuật quân sự được Đảng, Nhà nước ta đặc biệt quan tâm, chăm lo xây dựng nhằm đáp ứng yêu cầu tác chiến của Quân đội nhân dân Việt Nam trong tình hình mới. Việc xây dựng mô hình Đào tạo thông minh, trường Đại học thông minh, ứng dụng những thành tựu khoa học - công nghệ của cuộc CMCN 4.0 trong đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ kỹ thuật quân sự là yêu cầu cấp thiết để thực hiện nhiệm vụ này. II. QUAN NIỆM, ĐẶC TRƯNG CỦA ĐẠI HỌC THÔNG MINH A. Quá trình hình thành nhận thức về Đại học thông minh CMCN 4.0 có sự ảnh hưởng rất lớn tới giáo dục, đặc biệt là giáo dục đại học. Các trường đại học phải đối mặt với yêu cầu ngày càng cao về chất lượng đào tạo nguồn nhân lực (nhiều yêu cầu mới, thay đổi liên tục về kiến thức và kỹ năng). Giáo dục thông minh (SmE), Đại học thông minh (SmU), Đại học 4.0 là khái niệm phản ánh quá trình phát triển của giáo dục đại học nhằm đáp ứng các yêu cầu, mục tiêu và triết lý giáo dục mới. Giáo dục đại học phát triển liên tục, luôn song hành với các cuộc CMCN và cũng được phân chia từ 1.0 - 4.0. Tuy nhiên, sự phân chia của giáo dục đại học không giống như cách phân chia của CMCN. Cách phân chia của CMCN thường dựa vào sự thay đổi của tư liệu lao động, phương thức sản xuất và phương thức giao tiếp. Đối với giáo dục đại học có một số cách phân chia như sau: Theo tiếp cận của công nghệ dạy học: Đại học 1.0, 2.0 liên quan đến mức độ ứng dụng công nghệ web tương ứng (web 1.0, web 2.0). Đại học 4.0 là đại học IoT hoặc CPS (hệ thống thực - ảo, Cyber Physical System). Phân chia theo giai đoạn lịch sử và theo các đặc trưng hoạt động: Trước năm 1980: Đại học 1.0 - Đào tạo nguồn nhân lực có kỹ năng; Giai đoạn 1980 -1990: Đại học 2.0 - Đào tạo nguồn nhân lực có tri thức; Giai đoạn 1990 - 2000: Đại học 3.0 - Vừa đào tạo vừa nghiên cứu sáng tạo ra tri thức mới; Từ 2000 đến nay: Đại học phát triển theo mô hình “Sáng tạo khởi nghiệp 4.0”. B. Quan niệm về Đại học thông minh Nền tảng của Đại học thông minh (Smart University - SmU) là triết lý Giáo dục thông minh (Smart Education - SmE). Smart không chỉ là thông minh, hơn thế nữa, S-M-A-R-T còn là từ viết tắt để diễn tả đặc trưng của Giáo dục thông minh, đó là: Self-directed (Tự định hướng); Motivated (Có động cơ); Adaptive (Khả năng tương thích); Resource enriched (Nguồn học liệu phong phú) và Technology embledded (Có áp dụng công nghệ). Theo đó, sự dịch chuyển của giáo dục truyền thống sang SmE sẽ được hình dung như sau: 154 XÂY DỰNG ĐẠI HỌC THÔNG MINH ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐÀO TẠO CÁN BỘ KỸ THUẬT QUÂN SỰ TRONG ĐIỀU KIỆN CMCN 4.0 (3) Có khả năng tương thích (Adaptive) - Xây dựng giáo trình điện tử - Sử dụnng giáo trình điện tử - Tạo điều kiện phát triển giáo dục - Khuyến khích học, đánh giá trực tuyến cộng đồng ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: