Xây dựng dự án đầu tư phát triển Cục an toàn bức xạ và hạt nhân đến năm 2020
Số trang: 6
Loại file: pdf
Dung lượng: 976.64 KB
Lượt xem: 12
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Trên cơ sở thực tiễn và kinh nghiệm quốc tế, việc đề xuất triển khai thực hiện Dự án đầu tư phát triển Cục ATBXHN đến 2020 nhằm tăng cường nguồn nhân lực và xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho Cơ quan pháp quy hạt nhân quốc gia để thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý an toàn, an ninh và thanh sát hạt nhân đối với chương trình phát triển điện hạt nhân cũng như các hoạt động ứng dụng NLNT nói chung trong cả nước hiện nay là cần thiết và cấp bách.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Xây dựng dự án đầu tư phát triển Cục an toàn bức xạ và hạt nhân đến năm 2020 TẬP SAN THÔNG TIN PHÁP QUY HẠT NHÂN SỐ 4 – 2014 HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN PHÁP QUY HẠT NHÂN QUỐC GIA XÂY DỰNG DỰ ÁN ĐẦU TƢ PHÁT TRIỂN CỤC AN TOÀN BỨC XẠ VÀ HẠT NHÂN ĐẾN NĂM 2020 Vương Hữu Tấn, Lê Minh Tuấn Cục ATBXHN Nhằm duy trì và thúc đẩy sự phát triển ổn định và bền vững các ứng dụng năng lượng nguyên tử (NLNT) vì hoà bình, Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) đã đề ra những nguyên tắc cơ bản về hệ thống quản lý ngành NLNT đối với mỗi quốc gia, trong đó yêu cầu các quốc gia cần xây dựng được một hệ thống thiết chế pháp luật chặt chẽ đảm bảo tính độc lập, có đủ năng lực và thẩm quyền của cơ quan quản lý nhà nước về an toàn, an ninh và thanh sát hạt nhân (Cơ quan pháp quy hạt nhân - Nuclear Regulatory Body). Theo đó, phần lớn các nước trên thế giới đều đã có 2 hệ thống cơ quan quản lý độc lập của ngành NLNT: Quản lý về phát triển, ứng dụng NLNT và quản lý về an toàn, an ninh và thanh sát hạt nhân. Ở Việt Nam, Đảng và Chính phủ luôn quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ ngành NLNT và sau khi thống nhất đất nước, Chính phủ đã chỉ đạo và đầu tư để từng bước xây dựng ngành NLNT Việt Nam, thể hiện cao nhất là thành lập Viện Năng lượng nguyên tử quốc gia đóng vai trò như Uỷ ban năng lượng nguyên tử quốc gia (UBNLNTQG) thực hiện đồng thời 2 nhiệm vụ quản lý nhà nước về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng NLNT cũng như về an toàn, an ninh và thanh sát hạt nhân. Sau tai nạn Chernobyl và các sự cố bức xạ và hạt nhân ở một số nước, Việt Nam nhận thấy có sự bất cập trong hệ thống quản lý ngành NLNT, tức là UBNLNTQG vừa thực hiện chức năng quản lý về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng NLNT, vừa đồng thời thực hiện chức năng quản lý về an toàn, an ninh và thanh sát hạt nhân. Do đó dẫn đến hiện tượng “vừa đá bóng vừa thổi còi” trong quản lý ngành NLNT và vì thế có thể là một nguyên nhân gây ra các sự cố mất an toàn. Theo thông lệ quốc tế, năm 1994, Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định thành lập Ban An toàn bức xạ và hạt nhân (ATBXHN) độc lập với Viện NLNTVN để thực hiện chức năng quản lý về an toàn, an ninh và thanh sát hạt nhân. Tuy nhiên, Ban ATBXHN vẫn chưa phải là cơ quan quản lý nhà nước thuộc hệ thống hành chính của Việt Nam. Vì vậy ngày 19 tháng 5 năm 2003, Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định số 54/2003/NĐ-CP về chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Bộ KH&CN, trong đó có quản lý nhà nước về NLNT và an toàn bức xạ hạt nhân. Trên cơ sở Nghị định này, Bộ trưởng Bộ KH&CN đã ra quyết định thành lập Cục Kiểm soát an toàn bức xạ và hạt nhân trên cơ sở Ban ATBXHN. Đây là một bước tiến lớn trong công tác quản lý nhà nước về an toàn, an ninh và thanh sát hạt nhân ở Việt Nam. Để tiếp tục hoàn thiện hệ thống quản lý nhà nước về an toàn, an ninh và thanh sát hạt nhân, Nghị định 28/2007/NĐ-CP về chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Bộ KH&CN đã đổi tên Cục Kiểm soát ATBXHN thành Cục ATBXHN. Tiếp theo đó, Luật Năng lượng nguyên tử năm 2008 đã xác định rõ chức năng nhiệm vụ của Cơ quan An toàn bức xạ và hạt nhân (Cơ quan pháp quy hạt nhân quốc gia) thuộc Bộ KH&CN (Điều 8). Đây là căn cứ pháp lý quan trọng giúp khẳng định vai 1 trò quan trọng của Cơ quan pháp quy hạt nhân quốc gia, đặc biệt trong chương trình phát triển điện hạt nhân. Tuy nhiên, nguồn nhân lực và cơ sở vật chất kỹ thuật của Cục ATBXHN với vai trò là Cơ quan pháp quy hạt nhân quốc gia của Việt Nam còn bất cập so với yêu cầu nhiệm vụ đặt ra trong quản lý các nhà máy điện hạt nhân cũng như các đòi hỏi của IAEA về công tác quản lý an toàn, an ninh và thanh sát hạt nhân nói chung. Cụ thể: - Điều kiện phòng làm việc của các đơn vị quản lý nhà nước và các cơ sở hỗ trợ kỹ thuật của Cục chưa đầy đủ, đặc biệt là chưa có các phòng thí nghiệm cho các đơn vị kỹ thuật liên quan ở Cục. - Các công cụ, phương tiện phục vụ thẩm định an toàn bức xạ, an toàn hạt nhân chưa có đủ. - Chưa có đủ công cụ và phương tiện kiểm định chất lượng các thiết bị bức xạ, thiết bị hạt nhân để kiểm chứng độc lập về việc bảo đảm chất lượng các thiết bị này đáp ứng các yêu cầu được ghi trong giấy phép. - Hệ thống chuẩn đo lường bức xạ sơ cấp của quốc gia chưa có đầy đủ, các công cụ và phương tiện phục vụ kiểm định chất lượng thiết bị của các cơ sở làm dịch vụ kiểm định và hiệu chuẩn chưa có đủ mặc dù Cục là đơn vị cấp giấy đăng ký hoạt động cho các dịch vụ này. - Hệ thống kỹ thuật hỗ trợ điều hành ứng phó cấp quốc gia ở Cục và tại địa phương nơi có nhà máy điện hạt nhân chưa được đầu tư. - Các phương tiện kỹ thuật hỗ trợ ứng phó sự cố và phòng thí nghiệm di động hỗ trợ điều hành ứng phó sự cố của Cơ quan pháp quy hạt nhân cũng chưa được xây dựng. - Hệ thống quan trắc phóng xạ môi trường của Cơ quan pháp quy hạt nhân xung quanh khu vực nhà máy điện hạt nhân cũng như khu vực biên giới Việt Trung tiếp giáp với nhà máy điện hạt nhân Phòng Thành của Trung Quốc và ở một số thành phố, khu công nghiệp lớn cũng chưa được thiết lập. - Hệ thống quản lý các cơ sở dữ liệu phóng xạ môi trường quốc gia on-line và các phòng thí nghiệm liên quan hỗ trợ kỹ thuật cho hoạt động quản lý phóng xạ môi trường của Cơ quan pháp quy hạt nhân chưa được xây dựng. - Hệ thống các phòng thí nghiệm hỗ trợ hoạt động quản lý an ninh và thanh sát hạt nhân, giám định hạt nhân chưa được đầu tư. Cục chưa thiết lập được cơ sở thực hiện nhiệm vụ kế toán và kiểm soát vật liệu hạt nhân. - Chưa có đủ năng lực kỹ thuật phục vụ công tác thanh tra bảo đảm chất lượng các thiết bị và cấu kiện của nhà máy điện hạt nhân và lò nghiên cứu từ giai đoạn chế tạo, xây lắp đến vận hành, bảo dưỡng. - Hệ thống kỹ thuật phục vụ công tác thông tin khoa học và thông tin đại chúng về an toàn, an ninh và thanh ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Xây dựng dự án đầu tư phát triển Cục an toàn bức xạ và hạt nhân đến năm 2020 TẬP SAN THÔNG TIN PHÁP QUY HẠT NHÂN SỐ 4 – 2014 HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN PHÁP QUY HẠT NHÂN QUỐC GIA XÂY DỰNG DỰ ÁN ĐẦU TƢ PHÁT TRIỂN CỤC AN TOÀN BỨC XẠ VÀ HẠT NHÂN ĐẾN NĂM 2020 Vương Hữu Tấn, Lê Minh Tuấn Cục ATBXHN Nhằm duy trì và thúc đẩy sự phát triển ổn định và bền vững các ứng dụng năng lượng nguyên tử (NLNT) vì hoà bình, Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) đã đề ra những nguyên tắc cơ bản về hệ thống quản lý ngành NLNT đối với mỗi quốc gia, trong đó yêu cầu các quốc gia cần xây dựng được một hệ thống thiết chế pháp luật chặt chẽ đảm bảo tính độc lập, có đủ năng lực và thẩm quyền của cơ quan quản lý nhà nước về an toàn, an ninh và thanh sát hạt nhân (Cơ quan pháp quy hạt nhân - Nuclear Regulatory Body). Theo đó, phần lớn các nước trên thế giới đều đã có 2 hệ thống cơ quan quản lý độc lập của ngành NLNT: Quản lý về phát triển, ứng dụng NLNT và quản lý về an toàn, an ninh và thanh sát hạt nhân. Ở Việt Nam, Đảng và Chính phủ luôn quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ ngành NLNT và sau khi thống nhất đất nước, Chính phủ đã chỉ đạo và đầu tư để từng bước xây dựng ngành NLNT Việt Nam, thể hiện cao nhất là thành lập Viện Năng lượng nguyên tử quốc gia đóng vai trò như Uỷ ban năng lượng nguyên tử quốc gia (UBNLNTQG) thực hiện đồng thời 2 nhiệm vụ quản lý nhà nước về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng NLNT cũng như về an toàn, an ninh và thanh sát hạt nhân. Sau tai nạn Chernobyl và các sự cố bức xạ và hạt nhân ở một số nước, Việt Nam nhận thấy có sự bất cập trong hệ thống quản lý ngành NLNT, tức là UBNLNTQG vừa thực hiện chức năng quản lý về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng NLNT, vừa đồng thời thực hiện chức năng quản lý về an toàn, an ninh và thanh sát hạt nhân. Do đó dẫn đến hiện tượng “vừa đá bóng vừa thổi còi” trong quản lý ngành NLNT và vì thế có thể là một nguyên nhân gây ra các sự cố mất an toàn. Theo thông lệ quốc tế, năm 1994, Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định thành lập Ban An toàn bức xạ và hạt nhân (ATBXHN) độc lập với Viện NLNTVN để thực hiện chức năng quản lý về an toàn, an ninh và thanh sát hạt nhân. Tuy nhiên, Ban ATBXHN vẫn chưa phải là cơ quan quản lý nhà nước thuộc hệ thống hành chính của Việt Nam. Vì vậy ngày 19 tháng 5 năm 2003, Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định số 54/2003/NĐ-CP về chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Bộ KH&CN, trong đó có quản lý nhà nước về NLNT và an toàn bức xạ hạt nhân. Trên cơ sở Nghị định này, Bộ trưởng Bộ KH&CN đã ra quyết định thành lập Cục Kiểm soát an toàn bức xạ và hạt nhân trên cơ sở Ban ATBXHN. Đây là một bước tiến lớn trong công tác quản lý nhà nước về an toàn, an ninh và thanh sát hạt nhân ở Việt Nam. Để tiếp tục hoàn thiện hệ thống quản lý nhà nước về an toàn, an ninh và thanh sát hạt nhân, Nghị định 28/2007/NĐ-CP về chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Bộ KH&CN đã đổi tên Cục Kiểm soát ATBXHN thành Cục ATBXHN. Tiếp theo đó, Luật Năng lượng nguyên tử năm 2008 đã xác định rõ chức năng nhiệm vụ của Cơ quan An toàn bức xạ và hạt nhân (Cơ quan pháp quy hạt nhân quốc gia) thuộc Bộ KH&CN (Điều 8). Đây là căn cứ pháp lý quan trọng giúp khẳng định vai 1 trò quan trọng của Cơ quan pháp quy hạt nhân quốc gia, đặc biệt trong chương trình phát triển điện hạt nhân. Tuy nhiên, nguồn nhân lực và cơ sở vật chất kỹ thuật của Cục ATBXHN với vai trò là Cơ quan pháp quy hạt nhân quốc gia của Việt Nam còn bất cập so với yêu cầu nhiệm vụ đặt ra trong quản lý các nhà máy điện hạt nhân cũng như các đòi hỏi của IAEA về công tác quản lý an toàn, an ninh và thanh sát hạt nhân nói chung. Cụ thể: - Điều kiện phòng làm việc của các đơn vị quản lý nhà nước và các cơ sở hỗ trợ kỹ thuật của Cục chưa đầy đủ, đặc biệt là chưa có các phòng thí nghiệm cho các đơn vị kỹ thuật liên quan ở Cục. - Các công cụ, phương tiện phục vụ thẩm định an toàn bức xạ, an toàn hạt nhân chưa có đủ. - Chưa có đủ công cụ và phương tiện kiểm định chất lượng các thiết bị bức xạ, thiết bị hạt nhân để kiểm chứng độc lập về việc bảo đảm chất lượng các thiết bị này đáp ứng các yêu cầu được ghi trong giấy phép. - Hệ thống chuẩn đo lường bức xạ sơ cấp của quốc gia chưa có đầy đủ, các công cụ và phương tiện phục vụ kiểm định chất lượng thiết bị của các cơ sở làm dịch vụ kiểm định và hiệu chuẩn chưa có đủ mặc dù Cục là đơn vị cấp giấy đăng ký hoạt động cho các dịch vụ này. - Hệ thống kỹ thuật hỗ trợ điều hành ứng phó cấp quốc gia ở Cục và tại địa phương nơi có nhà máy điện hạt nhân chưa được đầu tư. - Các phương tiện kỹ thuật hỗ trợ ứng phó sự cố và phòng thí nghiệm di động hỗ trợ điều hành ứng phó sự cố của Cơ quan pháp quy hạt nhân cũng chưa được xây dựng. - Hệ thống quan trắc phóng xạ môi trường của Cơ quan pháp quy hạt nhân xung quanh khu vực nhà máy điện hạt nhân cũng như khu vực biên giới Việt Trung tiếp giáp với nhà máy điện hạt nhân Phòng Thành của Trung Quốc và ở một số thành phố, khu công nghiệp lớn cũng chưa được thiết lập. - Hệ thống quản lý các cơ sở dữ liệu phóng xạ môi trường quốc gia on-line và các phòng thí nghiệm liên quan hỗ trợ kỹ thuật cho hoạt động quản lý phóng xạ môi trường của Cơ quan pháp quy hạt nhân chưa được xây dựng. - Hệ thống các phòng thí nghiệm hỗ trợ hoạt động quản lý an ninh và thanh sát hạt nhân, giám định hạt nhân chưa được đầu tư. Cục chưa thiết lập được cơ sở thực hiện nhiệm vụ kế toán và kiểm soát vật liệu hạt nhân. - Chưa có đủ năng lực kỹ thuật phục vụ công tác thanh tra bảo đảm chất lượng các thiết bị và cấu kiện của nhà máy điện hạt nhân và lò nghiên cứu từ giai đoạn chế tạo, xây lắp đến vận hành, bảo dưỡng. - Hệ thống kỹ thuật phục vụ công tác thông tin khoa học và thông tin đại chúng về an toàn, an ninh và thanh ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Dự án đầu tư Cục an toàn bức xạ và hạt nhân An toàn bức xạ đến năm 2020 An toàn hạt nhân Phát triển điện hạt nhânGợi ý tài liệu liên quan:
-
47 trang 210 0 0
-
4 trang 207 0 0
-
Bài thuyết trình đề tài: Lập dự án đầu tư
42 trang 184 0 0 -
13 trang 183 0 0
-
Giáo trình Quản lý dự án đầu tư - TS. Từ Quang Phương
303 trang 177 1 0 -
35 trang 132 0 0
-
Quyết định số 2729/QĐ-BGTVT
5 trang 126 0 0 -
6 trang 123 0 0
-
3 trang 122 0 0
-
Quyết định số 27/2012/QĐ-UBND
3 trang 122 0 0