Danh mục

Xây dựng hệ thống hưu trí đa tầng - giải pháp thực hiện an sinh xã hội bền vững ở Việt Nam

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 361.40 KB      Lượt xem: 24      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 1 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết đề cập về chế độ hưu trí, trợ cấp xã hội cho người cao tuổi; Đồng thời đề xuất một số giải pháp thực hiện chương trình hưu trí xã hội và hệ thống hưu trí đa tầng dựa trên khuyến nghị của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) gắn với bối cảnh Việt Nam hiện nay.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Xây dựng hệ thống hưu trí đa tầng - giải pháp thực hiện an sinh xã hội bền vững ở Việt Nam KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI MỘT LẦN Ở VIỆT NAM - THỰC TIỄN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA  XÂY DỰNG HỆ THỐNG HƯU TRÍ ĐA TẦNG - GIẢI PHÁP THỰC HIỆN   AN SINH XÃ HỘI BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM TS. Hoàng Bích Hồng -   ThS. Lê Thị Xuân Hương - ThS. Nguyễn Nguyên Zen Trường Đại học Lao động - Xã hội Tóm tắt: Bảo hiểm hưu trí đa tầng hiện nay đang là xu thế phát triển tất yếu, mang lại sự đảm bảo xã hội cho tất cả mọi người. Việc xây dựng một hệ thống hưu trí nhằm đảm bảo thu nhập cho người già và hoạch định vòng đời tài chính cho NLĐ, đảm bảo an sinh xã hội bền vững đã và đang là một yêu cầu khách quan. Để đảm bảo thu nhập tối thiểu cho mọi người dân khi hết tuổi lao động, cần thiết phải xây dựng một chính sách về hưu trí xã hội. Điều đó sẽ giải quyết vấn đề hàng trăm nghìn người nghỉ hưởng BHXH một lần mỗi năm ở Việt Nam hiện nay, nhiều người trong đó sẽ không có lương hưu khi về già, ảnh hưởng tới an sinh xã hội. Bài viết đề cập về chế độ hưu trí, trợ cấp xã hội cho người cao tuổi; đồng thời đề xuất một số giải pháp thực hiện chương trình hưu trí xã hội và hệ thống hưu trí đa tầng dựa trên khuyến nghị của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) gắn với bối cảnh Việt Nam hiện nay. Từ khóa: bảo hiểm hưu trí đa tầng, hưu trí xã hội 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Đối với mỗi con người trong xã hội thì sinh, lão, bệnh, tử là quy luật sinh tồn không thể tránh khỏi. Khi về già, khả năng lao động bị giảm sút, thậm chí không còn khả năng lao động, vì vậy, mỗi người đều cần có một nguồn tài chính ổn định để đảm bảo cuộc sống. Ở Việt Nam hiện nay, theo số liệu thống kê của Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam, trong số trên 10 triệu người cao tuổi (hết tuổi lao động), chỉ có khoảng 2,7 triệu người hưởng lương hưu hàng tháng người (chiếm khoảng hơn 20% số người sau độ tuổi nghỉ hưu), trên 1,7 triệu người hưởng trợ cấp xã hội từ ngân sách Nhà nước, còn lại là không có lương hưu, trợ cấp. Dự báo số người hưởng hưu trí từ quỹ vào năm 2030 là 5,4 triệu (chiếm 27,7% số người sau độ tuổi nghỉ hưu); khoảng 10,6 triệu người vào năm 2050 (chiếm 34,1% số người sau độ tuổi nghỉ hưu). Như vậy, có thể thấy rằng, số đối tượng hưởng chế độ hưu trí hàng tháng hiện nay vẫn còn rất thấp, số người ngoài độ tuổi lao động không có lương hưu còn chiếm tỷ trọng tương đối lớn. 311 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI MỘT LẦN Ở VIỆT NAM - THỰC TIỄN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA Trong chính sách an sinh xã hội của mỗi quốc gia thì chính sách hưu trí đóng vai trò quan trọng bởi nó đảm bảo ổn định đời sống cho bộ phận dân cư đã hết tuổi lao động, vừa góp phần đảm bảo công bằng, ổn định xã hội, vừa giảm gánh nặng từ ngân sách Nhà nước. Tuy nhiên, chính bởi sự rời rạc hiện nay của hệ thống hưu trí khiến cho một bộ phận người cao tuổi phải sống bấp bênh do không tiếp cận được với nguồn thu nhập này. Theo dự báo, ở Việt Nam, số người già (trên 60 tuổi) sẽ tăng từ 9,2 triệu người năm 2015 lên 30 triệu người năm 2057; đến 2025 sẽ có khoảng 14,6 triệu người già (chiếm 14,5% dân số). Trong khi hiện nay chỉ có khoảng 14 triệu người tham gia BHXH và trong số đó sẽ chỉ có khoảng 2,7 triệu sẽ được hưởng lương hưu, nghĩa là sẽ có hơn 12,1 triệu người không có lương hưu. Đây sẽ là thách thức lớn đối với hệ thống an sinh xã hội và ngân sách Nhà nước trong tương lai. Do đó, có thể thấy rằng, việc xây dựng một hệ thống hưu trí nhằm đảm bảo mỗi người dân khi hết tuổi lao động đều có một khoản thu nhập tối thiểu để ổn định cuộc sống, đảm bảo an sinh xã hội bền vững đã và đang là một yêu cầu khách quan. Trong đó, cần thiết phải xây dựng một chính sách về hưu trí xã hội để đảm bảo thu nhập tối thiểu cho mọi người dân khi hết tuổi lao động. 2. HỆ THỐNG HƯU TRÍ ĐA TẦNG Chương trình hưu trí hay chế độ hưu trí là thỏa thuận mang tính pháp lý về thu nhập hưu trí. Thỏa thuận này có thể là một phần của thỏa thuận lao động hoặc là một thỏa thuận riêng được xác lập theo quy định pháp luật, nhằm đảm bảo thu nhập cho các thành viên/đối tượng tham gia khi đến độ tuổi về hưu (hết tuổi lao động). Bên cạnh mục tiêu đảm bảo thu nhập hưu trí, thỏa thuận có thể bao gồm các điều khoản chi trả thu nhập trong các trường hợp người tham gia mất khả năng lao động hay gặp tai nạn, bệnh tật. Chương trình/chế độ này có thể do Nhà nước cung cấp, cũng có thể do tư nhân cung cấp (được sử dụng như giải pháp bổ sung hoặc thay thế cho chương trình hưu trí do Nhà nước cung cấp). Kinh nghiệm quốc tế cho thấy một hệ thống hưu trí đảm bảo được thu nhập trong dài hạn cho bất kì một nhóm dân số nào có thể được thiết kế theo nhiều cách khác nhau và với độ phức tạp khác nhau (World Bank,1994). Hệ thống hưu trí cũng cần đảm bảo các nguyên tắc cơ bản đó là tăng mức bao phủ, giảm tình trạng phi chính thức và đảm bảo hiệu quả tài chính (bao gồm có việc cân bằng quỹ và công bằng tài chính giữa các nhóm thụ hưởng). Xuất phát từ quan điểm xây dựng một hệ thống sàn an sinh xã hội của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), việc xây dựng hệ thống hưu trí đa tầng được tiến hành dựa trên hai 312 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI MỘT LẦN Ở VIỆT NAM - THỰC TIỄN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA  Công ước quan trọng của ILO, đó là Công ước 102 về việc đảm bảo mức thu nhập tối thiểu cho mọi người dân và Công ước 202 về việc đảm bảo khả năng tiếp cận của người dân tới các chế độ an sinh xã hội (hưu trí, y tế,…). Theo ILO, bảo hiểm hưu trí đa tầng phải đảm bảo đạt được các mục tiêu: Chống đói nghè ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: