Danh mục

Xây dựng khung năng lực dạy học tích hợp cho sinh viên sư phạm hóa học

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 246.57 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Dạy học theo quan điểm tích hợp là một trong những định hướng chính của đổi mới chương trình giáo dục phổ thông Việt Nam sau năm 2015. Tuy nhiên, đến nay chưa có khung năng lực dạy học tích hợp ở nước ta. Bài viết trình bày quy trình xây dựng khung năng lực dạy học tích hợp đồng thời đề xuất một số cách sử dụng chúng trong quá trình đào tạo tại các trường Đại học Sư phạm.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Xây dựng khung năng lực dạy học tích hợp cho sinh viên sư phạm hóa họcJOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2016-0051Educational Sci., 2016, Vol. 61, No. 6, pp. 79-86This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn XÂY DỰNG KHUNG NĂNG LỰC DẠY HỌC TÍCH HỢP CHO SINH VIÊN SƯ PHẠM HÓA HỌC Đặng Thị Thuận An1 , Trần Trung Ninh2 1 Khoa Hóa học, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế 2 Khoa Hóa học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Dạy học theo quan điểm tích hợp là một trong những định hướng chính của đổi mới chương trình giáo dục phổ thông Việt Nam sau năm 2015. Tuy nhiên, đến nay chưa có khung năng lực dạy học tích hợp ở nước ta. Khung năng lực dạy học tích hợp mang đồng thời hai ý nghĩa quan trọng. Một là: người học chủ động lập kế hoạch, tìm kiếm thông tin, xác định nội dung, phương pháp và bổ sung kiến thức liên môn từ khi bắt đầu quá trình rèn luyện. Hai là: định hướng cho việc đánh giá mức độ biểu hiện tương ứng cho từng sinh viên sư phạm. Bài viết trình bày quy trình xây dựng khung năng lực dạy học tích hợp đồng thời đề xuất một số cách sử dụng chúng trong quá trình đào tạo tại các trường Đại học Sư phạm. Từ khóa: Năng lực dạy học tích hợp, đại học sư phạm, sinh viên sư phạm hóa học.1. Mở đầu Dạy học tích hợp (DHTH) đang là một xu thế tất yếu trong giáo dục ngày nay. Từ thế kỉXV đến thế kỉ XIX, các ngành khoa học tự nhiên (KHTN) đã nghiên cứu giới tự nhiên theo tưduy phân tích, mỗi ngành KHTN nghiên cứu một dạng vật chất, một hình thức vận động của vậtchất trong tự nhiên qua lăng kính của từng chuyên ngành một cách độc lập. Nhưng bản thân giớitự nhiên là một thể thống nhất nên cách tiếp cận với tư duy phân tích của mỗi ngành KHTN sẽcó những hạn chế nhất định khi giải quyết vấn đề trong sự vận động của tự nhiên. Để đáp ứng vớixu thế mới, giáo viên (GV) phải biết dạy tích hợp các ngành KH, dạy cho học sinh (HS) cách thuthập, chọn lọc, xử lí các thông tin, biết vận dụng các kiến thức học được vào các tình huống củađời sống thực tế. Tuy nhiên, hiện nay trong thực tiễn dạy học, do được đào tạo để dạy học đơn môn nănglực dạy học tích hợp (NLDHTH) của GV trung học phổ thông (THPT) còn nhiều hạn chế, khôngnhững về nội dung kiến thức tích hợp mà còn về cách tổ chức quá trình dạy học. Đã có một sốcông trình nghiên cứu về DHTH, theo Nguyễn Phúc Chỉnh [4] đã đề xuất ý tưởng tiếp cận quanđiểm tích hợp dưới góc độ phương pháp dạy học (PPDH), làm rõ khả năng vận dụng các PPDHtích cực vào thực tế dạy học ở trường THPT; đề xuất một số biện pháp hình thành NLDHTH choGV THPT. Theo tài liệu tập huấn của Bộ GD&ĐT năm 2014 [3], đã đưa ra quy trình hướng dẫnxây dựng bài học tích hợp.Ngày nhận bài: 15/2/2016. Ngày nhận đăng: 15/6/2016.Liên hệ: Trần Trung Ninh, e-mail: trantrungninh@gmail.com 79 Đặng Thị Thuận An, Trần Trung Ninh Hiện nay vẫn chưa có thang đo NLDHTH cho GV và sinh viên sư phạm (SVSP) nói chungvà môn Hóa học nói riêng. Việc nghiên cứu và xây dựng thang đo năng lực nói trên có nhiều ýnghĩa lí luận và thực tiễn. Thang đo có thể hỗ trợ việc đo lường và đánh giá NLDHTH phù hợp vớibối cảnh trong nước, đồng thời cũng đưa ra những định hướng đúng trong việc bồi dưỡng và pháttriển năng lực này cho GV hóa học phổ thông và SVSP Hóa học.2. Nội dung nghiên cứu2.1. Tổng quan về năng lực- Năng lực dạy học tích hợp Có nhiều định nghĩa khác nhau về năng lực. Theo Trần Trọng Thủy và Nguyễn Quang Uẩn:Năng lực là tổng hợp những thuộc tính độc đáo của cá nhân phù hợp với những yêu cầu đặc trưngcủa một hoạt động nhất định, nhằm đảm bảo việc hoàn thành có kết quả tốt trong lĩnh vực hoạtđộng ấy [6, tr. 11]. Theo Nguyễn Cương: “Năng lực là khả năng thực hiện có hiệu quả và có trách nhiệm cáchành động, giải quyết các nhiệm vụ, vấn đề thuộc các lĩnh vực nghề nghiệp, xã hội hay cá nhântrong những tình huống khác nhau trên cơ sở hiểu biết, kĩ năng, kĩ xảo và kinh nghiệm cũng nhưsự sẵn sàng hành động” [5]. Denys Tremblay (2002) nhà Tâm lí học người Pháp quan niệm rằng: “Năng lực là khả nănghành động, đạt được thành công và chứng minh sự tiến bộ nhờ vào khả năng huy động vận dụnghiệu quả nhiều nguồn lực tích hợp của cá nhân khi giải quyết các vấn đề của cuộc sống” [7, tr. 12]. Howard và Gardner: Năng lực phải được thể hiện thông qua hoạt động có kết quả và có thểđánh giá hoặc đo đạc được [8, tr. 11]. Theo dự thảo chuẩn đầu ra trình độ Đại học khối ngành SP đào tạo giáo viên THPT [2],năng lực dạy học tích hợp thuộc tiêu chí 6 tiêu chuẩn 4 về năng lực dạy học trong tổng số 8 tiêuchuẩn. Năng lực dạy họ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: