Danh mục

Xây dựng khung năng lực thực hành và năng lực tổ chức dạy học thí nghiệm cho sinh viên sư phạm hóa học

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 711.82 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (9 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết này trình bày quy trình xây dựng, cấu trúc và khungnăng lực thực hành thí nghiệm hóa học, năng lực tổ chức dạy học thí nghiệm hóa học khi tổ chức dạy học học phần Thí nghiệm thực hành phương pháp dạy học hóa học ở trường Đại học Sư phạm.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Xây dựng khung năng lực thực hành và năng lực tổ chức dạy học thí nghiệm cho sinh viên sư phạm hóa họcHNUE JOURNAL OF SCIENCEEducational Sciences, 2018, Volume 63, Issue 5, pp. 74-82This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vnDOI: 10.18173/2354-1075.2018-0063XÂY DỰNG KHUNG NĂNG LỰC THỰC HÀNH VÀ NĂNG LỰC TỔ CHỨC DẠY HỌCTHÍ NGHIỆM CHO SINH VIÊN SƯ PHẠM HÓA HỌCLý Huy Hoàng 1, Cao Cự Giác2 và Lê Hải Đăng31Trường Đại học Đồng Tháp, 2Trường Đại học Vinh, 3Trường Đại học Sư phạm Hà NộiTóm tắt. Phát triển năng lực thực hành thí nghiệm hóa học và năng lực tổ chức dạy học thínghiệm hóa học cho sinh viên sư phạm hóa học là một trong những chuẩn đầu ra quan trọngtrong chương trình đào tạo giáo viên. Tuy nhiên, đến nay chưa có cấu trúc và khung của hainăng lực nói trên ở Việt Nam. Bài viết này trình bày quy trình xây dựng, cấu trúc và khungnăng lực thực hành thí nghiệm hóa học, năng lực tổ chức dạy học thí nghiệm hóa học khi tổchức dạy học học phần Thí nghiệm thực hành phương pháp dạy học hóa học ở trường Đại họcSư phạm.Từ khóa: Năng lực thực hành thí nghiệm hóa học, năng lực tổ chức dạy học thí nghiệm hóahọc, khung năng lực.1. Mở đầuĐào tạo sinh viên (SV) theo hướng tiếp cận năng lực là phù hợp với định hướng đổi mới giáodục phổ thông của Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban chấp hành Trung Ương Đảng khóa XI“Chuyển mạnh quá trình từ chủ yếu chỉ trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực vàphẩm chất của người học” [1]. Với SV sư phạm (SP) Hóa học, ngoài những năng lực chung thìcác năng lực đặc trưng riêng biệt cần phát triển bao gồm: năng lực hiểu biết về kiến thức cơ sởhoá học, năng lực hiểu biết về thực hành kiến thức hoá học (năng lực thực hành hóa học thuộc tiêuchuẩn 9.3 trong nhóm năng lực này), năng lực dạy học hoá học [2].Ở Việt Nam, đã có các công trình nghiên cứu về hình thành và phát triển năng lực cho SVSPHóa học như là: năng lực dạy học tích hợp [3], năng lực ứng dụng công nghệ thông tin và truyềnthông trong dạy học hóa học [4], năng lực sử dụng thí nghiệm hóa học gắn kết cuộc sống trongdạy học [5]. Hình thành và phát triển năng lực thực hành thí nghiệm (THTN) hóa học và năng lựctổ chức dạy học thí nghiệm hóa học (TNHH) cho SVSP Hóa học đến nay vẫn chưa có công trìnhnghiên cứu. Vì vậy, việc nghiên cứu và đề xuất cấu trúc, thang đo cho hai năng lực này là cầnthiết nhiều ý nghĩa lí luận và thực tiễn. Với thang đo có thể hỗ trợ đo lường và đánh giá năng lực,đồng thời đưa ra những định hướng và đề xuất các biện pháp phát triển hai năng lực vừa nêu trên.Bài viết trình bày quy trình xây dựng, cấu trúc và khung năng lực THTN hóa học, năng lực tổchức dạy học TNHH nhằm phát triển năng lực THTN hóa học, năng lực tổ chức dạy học TNHHcho SVSP Hóa học.2. Nội dung nghiên cứu2.1. Tổng quan về năng lực, năng lực THTN hóa học, năng lực tổ chức dạy học thínghiệm hóa họcNgày nhận bài: 19/2/2018. Ngày sửa bài: 19/3/2018. Ngày nhận đăng: 20/4/2018.Tác giả liên hệ: Lý Huy Hoàng. Địa chỉ e-mail: huyhoangfcdu@gmail.com74Xây dựng khung năng lực thực hành và năng lực tổ chức dạy học thí nghiệm cho sinh viên Sư phạm Hóa họcCó nhiều định nghĩa khác nhau về năng lực. Theo Weinert (2001) định nghĩa: “Năng lực lànhững khả năng và kĩ xảo học được hoặc sẵn có của cá thể nhằm giải quyết các tình huống xácđinh, cũng như sự sẵn sàng về động cơ, xã hội và khả năng vận dụng các cách giải quyết vấn đềmột cách có trách nhiệm và hiệu quả trong những tình huống linh hoạt” [6]. Năng lực(Competence) thường được gọi là năng lực hành động: là khả năng thực hiện hiệu quả một nhiệmvụ/một hành động cụ thể, liên quan đến một lĩnh vực nhất định dựa trên cơ sở hiểu biết, kĩ năng,kĩ xảo và sự sẵn sàng hành động [7].Theo Nguyễn Cương: “Năng lực là khả năng thực hiện có hiệu quả và có trách nhiệm cáchành động, giải quyết các nhiệm vụ, vấn đề thuộc các lĩnh vực nghề nghiệp, xã hội hay cá nhântrong những tình huống khác nhau trên cơ sở hiểu biết, kĩ năng, kĩ xảo và kinh nghiệm cũng nhưsự sẵn sàng hành động” [8].Từ việc nghiên cứu các quan niệm về năng lực, chúng tôi quan niệm về năng lực THTN hóahọc và năng lực tổ chức dạy học TNHH như sau:- Năng lực THTN hóa học là khả năng SV có thể sử dụng các dụng cụ thí nghiệm (TN), hóachất tiến hành TN hóa học an toàn và thành công; quan sát, mô tả hiện tượng TN và xử lí cácthông tin liên quan đến TN để rút ra kết luận cần thiết phục vụ cho bài dạy hóa học.- Năng lực tổ chức dạy học TNHH là khả năng SV có thể chuẩn bị hóa chất, dụng cụ TNphục vụ dạy học; biểu diễn TNHH trong dạy học an toàn và thành công; lựa chon và sử dụng TNphù hợp phương pháp dạy học (PPDH), hướng dẫn học sinh rút ra các kết luận cần thiết cho nộidung dạy học.2.2. Đề xuất cấu trúc năng lực THTN hóa học và năng lực tổ chức dạy học TNHHcho SVSP hóa học2.2.1. Quy trình xây dựng khung năng lựcĐể xác định cấu trúc của các năng lực, chúng tôi thực hiện theo quy trình gồm 05 bước cụ thểnhư sau:Bước 1. Nghiên cứu tài liệu ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: