Danh mục

Xây dựng kinh tế xanh để phát triển bền vững ở Việt Nam hiện nay

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 364.58 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Xây dựng kinh tế xanh để phát triển bền vững ở Việt Nam hiện nay" tập trung phân tích thực trạng xây dựng kinh tế xanh ở Việt Nam hiện nay bao gồm cả những thành tựu và hạn chế từ đó đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả xây dựng kinh tế ở Việt Nam trong thời gian tới. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Xây dựng kinh tế xanh để phát triển bền vững ở Việt Nam hiện nayKhoa học xã hội với sự phát triển bền vững XÂY DỰNG KINH TẾ XANH ĐỂ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Hoàng Thu Trang Lê Thị Hồng Tóm tắt: Trong bối cảnh nền kinh tế “nâu” đang hủy hoại môi trường, dẫn đến tình trạng ônhiễm môi trường và biến đổi khí hậu với những hiện tượng thời tiết cực đoan đe dọa trực tiếp đếncuộc sống của con người, nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam đang chuyển hướng sangxây dựng nền kinh tế “xanh” để hướng tới sự phát triển bền vững đất nước. Trong khuôn khổ bài viết,các tác giả sẽ tập trung phân tích thực trạng xây dựng kinh tế xanh ở Việt Nam hiện nay bao gồm cảnhững thành tựu và hạn chế từ đó đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả xây dựngkinh tế ở Việt Nam trong thời gian tới. Từ khóa: Kinh tế xanh; Phát triển bền vững; Bảo vệ môi trường. 1. MỞ ĐẦU Xây dựng và phát triển nền kinh tế xanh đang trở thành hướng tiếp cận phổ biến của nhiều quốcgia trên thế giới để đạt được sự phát triển bền vững đất nước. Điều này càng đặc biệt trở nên quantrọng và cần thiết nhất là trong bối cảnh mô hình kinh tế truyền thống (Kinh tế nâu (Brown Economy)- nền kinh tế dựa vào các nguồn năng lượng hóa thạch, chỉ chú trọng đến tăng trưởng kinh tế mà bỏqua các vấn đề xã hội, suy thoái môi trường và suy giảm tài nguyên thiên nhiên…) đang gây ra nhữnghậu quả nghiêm trọng về ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu. Thực tế này đòi hỏi các quốc gia phải chuyển dịch mô hình tăng trưởng kinh tế hiện có từ kinhtế nâu sang xây dựng và phát triển kinh tế xanh để đảm bảo sự phát triển bền vững. Đây đang đượccoi là xu hướng lựa chọn tất yếu cho một tương lai xanh thân thiện với môi trường. Nhận thức đượctầm quan trọng của vấn đề, trong những năm qua Đảng và Nhà nước ta đang hết sức chú trọng đếnviệc chuyển đổi mô hình kinh tế truyền thống sang xây dựng và phát triển kinh tế xanh để đảm bảocho sự phát triển bền vững của đất nước. Tuy nhiên, việc xây dựng nền kinh tế xanh ở Việt Nam hiệnnay, bên cạnh những thành tựu đã đạt được còn tồn tại không ít những hạn chế, thiếu sót đòi hỏi chúngta cần đề xuất hệ thống các giải pháp để phát triển kinh tế xanh một cách hiệu quả. 2. NỘI DUNG 2.1. Kinh tế xanh và phát triển bền vững Thuật ngữ kinh tế xanh chính thức được cộng đồng quốc tế sử dụng tại Hội nghị Thượng đỉnhcủa Liên Hợp quốc về phát triển bền vững (tháng 6-2012) tại Rio de Janeiro, Braxin (Rio +20). Kể từđó đến nay, có nhiều định nghĩa khác nhau về kinh tế xanh được đưa ra nhưng có thể thấy một địnhnghĩa thường được các tài liệu nghiên cứu về vấn đề này trích dẫn và sử dụng đó là định nghĩa do TS.Viện Triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Khoa Lý luận cơ sở, Trường Chính trị, tỉnh Điện Biên. 55 Trường Đại học Mỏ - Địa chấtChương trình Môi trường Liên Hợp quốc (UNEP, 2011) đưa ra trong cuốn sách Hướng tới nền kinhtế xanh - Lộ trình cho phát triển bền vững và xóa đói giảm nghèo, theo đó: “Nền kinh tế xanh là nềnkinh tế nâng cao đời sống của con người và cải thiện công bằng xã hội, đồng thời giảm thiểu đáng kểnhững rủi ro môi trường và những thiếu hụt sinh thái. Nói một cách đơn giản, nền kinh tế xanh cómức phát thải thấp, sử dụng hiệu quả tài nguyên và hướng tới công bằng xã hội”1. Cho đến hiện nay, quan niệm cũng như nhận thức về kinh tế xanh chưa thực sự rõ ràng và chưađi đến thống nhất để đưa ra một cách hiểu chung, thậm chí một cách gọi thống nhất. Cùng là 1 kháiniệm với nội hàm cơ bản giống nhau những mỗi nước lại diễn đạt theo những cách khác nhau, chẳnghạn: các nước phương Tây xác định là mô hình kinh tế xanh; các nước đang phát triển hướng đếnchiến lược tăng trưởng xanh (Trung Quốc tiến hành chuyển đổi phương thức phát triển kinh tế với nộihàm phát triển xanh và xây dựng văn minh sinh thái làm trọng điểm, Thái Lan là “mô hình kinh tếvừa đủ”)… Tuy nhiên, dù là cách diễn đạt có khác nhau và tiếp cận theo các hướng khác nhau thì cácquan niệm về kinh tế xanh nói chung đều thống nhất với nhau khi khẳng định, nền kinh tế xanh phảilà nền kinh tế bao hàm cả ba trụ cột chính: thứ nhất, phát triển kinh tế (các vấn đề tăng trưởng kinhtế, việc làm); thứ hai, bền vững môi trường (giảm thiểu năng lượng cácbon và mức độ suy giảm nguồntài nguyên thiên nhiên...); thứ ba, gắn kết xã hội (bảo đảm mục tiêu giảm nghèo, bình đẳng trước cáccơ hội mà nền kinh tế xanh tạo ra, đem lại môi trường sống trong lành)2… Với 3 trụ cột này có thể thấy, các ho ...

Tài liệu được xem nhiều: