Danh mục

XÂY DỰNG MIỀN BẮC, ĐÁNH THẮNG CHIẾN LƯỢC CHIẾN TRANH ĐẶC BIỆT CỦA ĐẾ QUỐC MỸ (1961 - 1965)_1

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 166.51 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

XÂY DỰNG MIỀN BẮC, ĐÁNH THẮNG CHIẾN LƯỢC "CHIẾN TRANH ĐẶC BIỆT" CỦA ĐẾ QUỐC MỸ (1961 - 1965)1. Chiến lược "chiến tranh đặc biệt" của đế quốc Mỹ và chủ trương của Đảng chuyển từ khởi nghĩa sang chiến tranh cách mạngVới thắng lợi của công cuộc củng cố miền Bắc và cao trào Đồng khởi ở miền Nam, cách mạng Việt Nam đứng trước tình thế mới đầy triển vọng. Tuy sự phát triển của chủ nghĩa xã hội lúc đó có những biểu hiện trì trệ và trong phong trào cộng sản quốc tế xuất hiện sự...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
XÂY DỰNG MIỀN BẮC, ĐÁNH THẮNG CHIẾN LƯỢC "CHIẾN TRANH ĐẶC BIỆT" CỦA ĐẾ QUỐC MỸ (1961 - 1965)_1 XÂY DỰNG MIỀN BẮC, ĐÁNH THẮNG CHIẾN LƯỢC CHIẾN TRANH ĐẶC BIỆT CỦA ĐẾ QUỐC MỸ (1961 - 1965)1. Chiến lược chiến tranh đặc biệt của đế quốc Mỹ và chủ trươngcủa Đảng chuyển từ khởi nghĩa sang chiến tranh cách mạngVới thắng lợi của công cuộc củng cố miền Bắc và cao trào Đồng khởi ởmiền Nam, cách mạng Việt Nam đứng trước tình thế mới đầy triển vọng.Tuy sự phát triển của chủ nghĩa xã hội lúc đó có những biểu hiện trì trệvà trong phong trào cộng sản quốc tế xuất hiện sự bất đồng, song sứcmạnh của hệ thống xã hội chủ nghĩa vẫn là một dòng thác cách mạngngăn chặn những âm mưu đen tối của chủ nghĩa đế quốc, là chỗ dựavững chắc cho cách mạng thế giới và cách mạng nước ta. Phong tràogiải phóng dân tộc giành thắng lợi ở hơn 60 nước châu Á, châu Phi, MỹLatinh là đồng minh hỗ trợ mạnh mẽ cho cuộc kháng chiến chống Mỹcủa nhân dân ta. Phong trào đấu tranh đòi dân sinh, dân chủ, hoà bình vàtiến bộ xã hội của công nhân và nhân dân lao động ở các nước tư bảnchủ nghĩa là một dòng thác nữa đánh vào chính sách phản động gâychiến của đế quốc Mỹ.Trước tình hình trên, đầu năm 1961, Tổng thống Mỹ G. Kennơđi buộcphải điều chỉnh chiến lược từ trả đũa ồ ạt sang phản ứng linh hoạtvới ba loại chiến tranh: chiến tranh đặc biệt, chiến tranh cục bộ và chiếntranh tổng lực.Mục tiêu chính của chiến tranh đặc biệt của Mỹ ở miền Nam là dập tắtphong trào Đồng khởi, bình định miền Nam trong 18 tháng với lựclượng quân nguỵ do Mỹ trang bị và cố vấn Mỹ chỉ huy, sử dụng chiếnthuật cơ động bằng trực thăng và thiết giáp để tiêu diệt lực lượng vũtrang cách mạng; lập hệ thống ấp chiến lược để ngăn cản phong trào nổidậy; ngăn chặn chi viện của miền Bắc, cô lập miền Bắc, khi cần sẽ némbom miền Bắc.Chiến tranh đặc biệt là một chiến lược chiến tranh thâm độc và nguyhiểm gây nhiều khó khăn cho cuộc chiến đấu của nhân dân ta. Tuynhiên, ra đời trong thế bị động, chiến tranh đặc biệt không nhữngkhông phát huy được tác dụng mà còn từng bước bị bẻ gẫy trước caotrào nổi dậy và tiến công, giữ vững và mở rộng quyền làm chủ của nhândân ta ở miền Nam.Tháng 1-1961, Bộ Chính trị chủ trương chuyển từ khởi nghĩa sang chiếntranh cách mạng. Ban Chấp hành Trung ương Đảng quyết định thành lậpTrung ương cục miền Nam thay cho Xứ uỷ Nam Bộ (Khu V và TrịThiên vẫn trực thuộc Trung ương Đảng). Ngày 31-1-1961, Bộ Chính trịra Chỉ thị về phương hướng và nhiệm vụ công tác trước mắt của cáchmạng miền Nam. Chỉ thị nhấn mạnh phải tăng cường đấu tranh vũ trangsong song với đấu tranh chính trị. Nhiệm vụ trước mắt là nhanh chóngxây dựng lực lượng về cả hai mặt chính trị và quân sự: tập hợp đông đảolực lượng chống Mỹ trong Mặt trận dân tộc thống nhất, phát động phongtrào đấu tranh chính trị mạnh mẽ của quần chúng; tích cực tiêu diệt sinhlực địch, bảo tồn và phát triển lực lượng ta, làm tan rã nguỵ quyền, nguỵquân trên phạm vi ngày càng rộng; tiến lên làm chủ rừng núi, giành lạitoàn bộ đồng bằng, ra sức xây dựng cơ sở và đẩy mạnh đấu tranh chínhtrị ở đô thị, tạo mọi điều kiện và nắm mọi thời cơ thuận lợi để đánh đổchính quyền tay sai Mỹ, giải phóng miền Nam.Tháng 2-1961, Bộ Chính trị ra Nghị quyết về nhiệm vụ quân sự, Nghịquyết nêu rõ phải kiềm chế Mỹ và thắng Mỹ ở miền Nam, chuẩn bị sẵnsàng đối phó với âm mưu và hành động mở rộng chiến tranh của địch.Bộ Chính trị chủ trương củng cố quốc phòng trên miền Bắc, xây dựng ởmiền Nam một lực lượng vũ trang tập trung đủ mạnh; giúp cách mạngLào xây dựng lực lượng vũ trang và sẵn sàng tổ chức bộ đội tình nguyệnsang phối hợp chiến đấu khi bạn yêu cầu: kiện toàn bộ máy chỉ đạo quânsự của Đảng, bảo đảm sự lãnh đạo tập trung thống nhất của Đảng đối vớilực lượng vũ trang, tổ chức hệ thống chỉ huy quân sự trực thuộc các cấpĐảng bộ ở miền Nam. Bộ Chính trị quyết định giao cho Quân uỷ Trungương nhiệm vụ chỉ đạo toàn bộ công tác quân sự ở miền Nam.Tháng 9-1961, Bộ Chính trị thông qua đề án tăng cường cho miền Namtừ 3 đến 4 vạn cán bộ, chiến sĩ đã được huấn luyện chính quy trên miềnBắc; tăng lực lượng, phương tiện cơ giới cho Đoàn vận tải quân sự 559trên đường Trường Sơn.Quán triệt chỉ thị và nghị quyết của Bộ Chính trị, Hội nghị Trung ươngCục lần thứ nhất (tháng 10-1961) đã nhất trí khẳng định sự cần thiết phảikết hợp chặt chẽ hai hình thức đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang.Hội nghị thường vụ Khu uỷ Khu V (tháng 5-1961) chủ trương đẩy mạnhtiến công địch cả về chính trị và quân sự nhằm tiếp tục củng cố và mởrộng căn cứ địa miền núi, phá thế kìm kẹp của địch ở đồng bằng.2. Đẩy mạnh xây dựng miền BắcChỉ đạo thực hiện kế hoạch 5 năm (1961 - 1965), Ban Chấp hành Trungương Đảng đã tiến hành một số cuộc hội nghị bàn giải pháp xây dựng cơsở vật chất - kỹ thuật và củng cố miền Bắc về mọi mặt.Tháng 1-1961, Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng(khoá III) thông qua những nhiệm vụ chủ yếu của kế hoạch nhà nước ...

Tài liệu được xem nhiều: