Xây dựng mô hình cung cấp dịch vụ công tác xã hội trong trường học đáp ứng nhu cầu xã hội
Số trang: 15
Loại file: pdf
Dung lượng: 321.09 KB
Lượt xem: 8
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết đề cập đến những vấn đề sau: i) Một số vấn đề chung về CTXH; ii). Thực trạng xây dựng mô hình CTXH trường học ở nước ta hiện nay; iii). Một số biện pháp xây dựng mô hình dịch vụ CTXH trường học nhằm đem lại sự hỗ trợ tốt nhất và giúp bảo vệ cho trẻ em trong hoàn cảnh đặc biệt; góp phần vào nền an sinh của trẻ và gia đình trẻ.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Xây dựng mô hình cung cấp dịch vụ công tác xã hội trong trường học đáp ứng nhu cầu xã hội 170 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI XÂY DỰNG MÔ HÌNH CUNG CẤP DỊCH VỤ CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG TRƯỜNG HỌC ĐÁP ỨNG NHU CẦU XÃ HỘI Đặng Lộc Thọ Trường Đại học Thủ đô Hà Nội Tóm tắt: Mô hình cung cấp dịch vụ công tác xã hội (CTXH) cho cộng đồng, trong đó có dịch vụ CTXH trong trường học là một trong những định hướng quan trọng trong Đề án phát triển nghề CTXH giai đoạn 2 (2016-2020). Nhu cầu dịch vụ CTXH hiện nay ở nước ta là rất lớn, song trong điều kiện khả năng đáp ứng của các cơ sở xã hội của Nhà nước với nguồn biên chế cán bộ và ngân sách Nhà nước chi cho các hoạt động CTXH hạn chế thì việc xây dựng một cơ chế hoạt động dịch vụ linh hoạt sẽ có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Bài viết đề cập đến những vấn đề sau: i) Một số vấn đề chung về CTXH; ii). Thực trạng xây dựng mô hình CTXH trường học ở nước ta hiện nay; iii). Một số biện pháp xây dựng mô hình dịch vụ CTXH trường học nhằm đem lại sự hỗ trợ tốt nhất và giúp bảo vệ cho trẻ em trong hoàn cảnh đặc biệt; góp phần vào nền an sinh của trẻ và gia đình trẻ. Từ khóa: công tác xã hội, cung cấp dịch vụ, giáo dục, mô hình giáo dục, trẻ em. Nhận bài ngày 19.9.2019; gửi phản biện, chỉnh sửa và duyệt đăng ngày 22.10.2019 Liên hệ tác giả: Đặng Lộc Thọ; Email: dltho@hnmu.edu.vn 1. MỞ ĐẦU Công tác xã hội (CTXH) trong trường học là một bộ phận trong ngành CTXH nhằm đem lại sự hỗ trợ tốt nhất, giúp bảo vệ trẻ em trong hoàn cảnh đặc biệt, góp phần vào nền an sinh của trẻ và gia đình trẻ. CTXH trong trường học đã ra đời cách đây hàng trăm năm, nhưng ở Việt Nam mới chỉ thực sự bắt đầu triển khai những mô hình mang tính thử nghiệm và còn mơ hồ với đa số mọi người. Với tư cách là một nghề, CTXH đã và đang nhận được sự quan tâm của xã hội, phát triển thành một ngành khoa học và một nghề chuyên môn không thể thiếu trong xã hội hiện đại; góp phần quan trọng tăng cường an sinh xã hội, hỗ trợ cho sự phát triển nhanh và bền vững của đất nước. Vấn đề CTXH trường học đã được nhiều nhà nghiên cứu ở các nước Mĩ, Úc, Trung Quốc, Malaisia, Singapor… quan tâm như: Nghiên cứu về tình trạng và sự phát triển CTXH trường học của Kelly, M. S., Berzin, S. C., Frey, A., Alvarez, M., Shaffer, G., & O’Brien, K. (2010) [14], Levine, K.A., & Zhu, K. (2010) [17], Raines, J, C., Stone, S., & Frey, A. (2010) [19], Lee, J. S. (2012) [16]; thực hành CTXH và các dịch vụ CTXH trong TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 34/2019 171 trường học của Alen-Meares, P. (2010) [7], Kelly, M. S., Raines, J.C., Stone, S., & Frey, A (2010) [15], Students Care Service (SCS), Singapor (2010) [21], National Associaltion of Social Works, NASW (2012) [18], Australian Association of Social Workers, AASW (2013) [8]; vai trò và thách thức của CTXH ở trường học của Yamano, N. (2011) [22]; năng lực và giá trị trong thực tiễn của nhóm CTXH của Joseph Lassner, Kathleen Powell, Elaine Finnegan (2013) [13]; nội dung và quy trình CTXH với gia đình của Robert Constable, Daniel B. Lee (2015) [20]; bảo vệ trẻ bị trầm cảm và sử dụng chất gây nghiện của Guibord M., Bell T., Romano E., Rouillard L. (2011); các rối loạn tâm thần ở trẻ em và thanh thiếu niên của Jozefiak T., Kayed N. S., Rimehaug T., Wormdal A. K., Brubakk A. M., Wichsstrom L. (2016) [12], Bronsard G., Alessandrini M., Fond G., Loundou A., Auquier P., Tordjman S., Boyer L. (2016) [9]… Những năm gần đây ở Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu về vấn đề này như: Nhu cầu khách quan của việc nâng cao tính chuyên nghiệp trong đào tạo nghề CTXH Việt Nam của Vũ Thị Kim Dung (2013) [4]; Hiệu quả đạt được từ những mô hình dịch vụ Công tác xã hội của Như Nguyệt (2016) [5]… Tuy nhiên, CTXH trường học ở Việt Nam chưa được công nhận vị trí, vai trò trong trường học theo đúng nghĩa; năng lực cung cấp dịch vụ CTXH cho cộng đồng chưa cao, nhân viên CTXH chưa có cơ chế để hành nghề thực sự. Vì vậy, việc xây dựng mô hình CTXH trong trường học nhằm tham gia có hiệu quả để bảo vệ quyền trẻ em, hỗ trợ các em trong học tập và hoà nhập cộng đồng là cần thiết. Bài viết đề cập khái quát mô hình CTXH trong trường học ở các nước, thực trạng mô hình CTXH trong trường học của Việt Nam và đề xuất một số biện pháp để xây dựng mô hình cung cấp dịch vụ CTXH trong trường học phù hợp với thực tiễn điều kiện kinh tế - xã hội ở Việt Nam, đáp ứng nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế. 2. NỘI DUNG 2.1. Một số vấn đề chung 2.1.1. Sự cần thiết xây dựng mô hình cung cấp dịch vụ CTXH trong trường học CTXH là khoa học ứng dụng nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động của con người, tạo ra những chuyển biến xã hội và đem lại nền an sinh cho mọi người. Trên một thế kỷ qua, khoa học và nghề chuyên môn CTXH đã hình thà ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Xây dựng mô hình cung cấp dịch vụ công tác xã hội trong trường học đáp ứng nhu cầu xã hội 170 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI XÂY DỰNG MÔ HÌNH CUNG CẤP DỊCH VỤ CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG TRƯỜNG HỌC ĐÁP ỨNG NHU CẦU XÃ HỘI Đặng Lộc Thọ Trường Đại học Thủ đô Hà Nội Tóm tắt: Mô hình cung cấp dịch vụ công tác xã hội (CTXH) cho cộng đồng, trong đó có dịch vụ CTXH trong trường học là một trong những định hướng quan trọng trong Đề án phát triển nghề CTXH giai đoạn 2 (2016-2020). Nhu cầu dịch vụ CTXH hiện nay ở nước ta là rất lớn, song trong điều kiện khả năng đáp ứng của các cơ sở xã hội của Nhà nước với nguồn biên chế cán bộ và ngân sách Nhà nước chi cho các hoạt động CTXH hạn chế thì việc xây dựng một cơ chế hoạt động dịch vụ linh hoạt sẽ có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Bài viết đề cập đến những vấn đề sau: i) Một số vấn đề chung về CTXH; ii). Thực trạng xây dựng mô hình CTXH trường học ở nước ta hiện nay; iii). Một số biện pháp xây dựng mô hình dịch vụ CTXH trường học nhằm đem lại sự hỗ trợ tốt nhất và giúp bảo vệ cho trẻ em trong hoàn cảnh đặc biệt; góp phần vào nền an sinh của trẻ và gia đình trẻ. Từ khóa: công tác xã hội, cung cấp dịch vụ, giáo dục, mô hình giáo dục, trẻ em. Nhận bài ngày 19.9.2019; gửi phản biện, chỉnh sửa và duyệt đăng ngày 22.10.2019 Liên hệ tác giả: Đặng Lộc Thọ; Email: dltho@hnmu.edu.vn 1. MỞ ĐẦU Công tác xã hội (CTXH) trong trường học là một bộ phận trong ngành CTXH nhằm đem lại sự hỗ trợ tốt nhất, giúp bảo vệ trẻ em trong hoàn cảnh đặc biệt, góp phần vào nền an sinh của trẻ và gia đình trẻ. CTXH trong trường học đã ra đời cách đây hàng trăm năm, nhưng ở Việt Nam mới chỉ thực sự bắt đầu triển khai những mô hình mang tính thử nghiệm và còn mơ hồ với đa số mọi người. Với tư cách là một nghề, CTXH đã và đang nhận được sự quan tâm của xã hội, phát triển thành một ngành khoa học và một nghề chuyên môn không thể thiếu trong xã hội hiện đại; góp phần quan trọng tăng cường an sinh xã hội, hỗ trợ cho sự phát triển nhanh và bền vững của đất nước. Vấn đề CTXH trường học đã được nhiều nhà nghiên cứu ở các nước Mĩ, Úc, Trung Quốc, Malaisia, Singapor… quan tâm như: Nghiên cứu về tình trạng và sự phát triển CTXH trường học của Kelly, M. S., Berzin, S. C., Frey, A., Alvarez, M., Shaffer, G., & O’Brien, K. (2010) [14], Levine, K.A., & Zhu, K. (2010) [17], Raines, J, C., Stone, S., & Frey, A. (2010) [19], Lee, J. S. (2012) [16]; thực hành CTXH và các dịch vụ CTXH trong TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 34/2019 171 trường học của Alen-Meares, P. (2010) [7], Kelly, M. S., Raines, J.C., Stone, S., & Frey, A (2010) [15], Students Care Service (SCS), Singapor (2010) [21], National Associaltion of Social Works, NASW (2012) [18], Australian Association of Social Workers, AASW (2013) [8]; vai trò và thách thức của CTXH ở trường học của Yamano, N. (2011) [22]; năng lực và giá trị trong thực tiễn của nhóm CTXH của Joseph Lassner, Kathleen Powell, Elaine Finnegan (2013) [13]; nội dung và quy trình CTXH với gia đình của Robert Constable, Daniel B. Lee (2015) [20]; bảo vệ trẻ bị trầm cảm và sử dụng chất gây nghiện của Guibord M., Bell T., Romano E., Rouillard L. (2011); các rối loạn tâm thần ở trẻ em và thanh thiếu niên của Jozefiak T., Kayed N. S., Rimehaug T., Wormdal A. K., Brubakk A. M., Wichsstrom L. (2016) [12], Bronsard G., Alessandrini M., Fond G., Loundou A., Auquier P., Tordjman S., Boyer L. (2016) [9]… Những năm gần đây ở Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu về vấn đề này như: Nhu cầu khách quan của việc nâng cao tính chuyên nghiệp trong đào tạo nghề CTXH Việt Nam của Vũ Thị Kim Dung (2013) [4]; Hiệu quả đạt được từ những mô hình dịch vụ Công tác xã hội của Như Nguyệt (2016) [5]… Tuy nhiên, CTXH trường học ở Việt Nam chưa được công nhận vị trí, vai trò trong trường học theo đúng nghĩa; năng lực cung cấp dịch vụ CTXH cho cộng đồng chưa cao, nhân viên CTXH chưa có cơ chế để hành nghề thực sự. Vì vậy, việc xây dựng mô hình CTXH trong trường học nhằm tham gia có hiệu quả để bảo vệ quyền trẻ em, hỗ trợ các em trong học tập và hoà nhập cộng đồng là cần thiết. Bài viết đề cập khái quát mô hình CTXH trong trường học ở các nước, thực trạng mô hình CTXH trong trường học của Việt Nam và đề xuất một số biện pháp để xây dựng mô hình cung cấp dịch vụ CTXH trong trường học phù hợp với thực tiễn điều kiện kinh tế - xã hội ở Việt Nam, đáp ứng nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế. 2. NỘI DUNG 2.1. Một số vấn đề chung 2.1.1. Sự cần thiết xây dựng mô hình cung cấp dịch vụ CTXH trong trường học CTXH là khoa học ứng dụng nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động của con người, tạo ra những chuyển biến xã hội và đem lại nền an sinh cho mọi người. Trên một thế kỷ qua, khoa học và nghề chuyên môn CTXH đã hình thà ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Công tác xã hội Cung cấp dịch vụ Mô hình giáo dục Cơ chế hoạt động dịch vụ Phát triển nghề CTXHGợi ý tài liệu liên quan:
-
BÀI THU HOẠCH THỰC TẾ MÔN CÔNG TÁC XÃ HỘI
18 trang 202 0 0 -
58 trang 191 0 0
-
17 trang 137 0 0
-
Giáo trình Quản trị ngành công tác xã hội: Phần 1 - Trịnh Thị Trinh
194 trang 105 1 0 -
Giáo trình Nhập môn Công tác xã hội: Phần 2 - Trường ĐH Sư phạm
104 trang 102 0 0 -
3 trang 64 1 0
-
7 trang 61 0 0
-
1 trang 49 0 0
-
Thuyết phân tâm học và vận dụng vào hoạt động công tác xã hội với trẻ em
8 trang 47 0 0 -
Thông tư số 61/2012/TT-BCA-C41
17 trang 45 0 0