Danh mục

Xây dựng mô hình điểm đến du lịch thông minh tại tỉnh Đắk Nông

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 563.44 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (12 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tác động của công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) đối với du lịch và sự phát triển của thuật ngữ Điểm đến du lịch thông minh (Smart Tourism Destinations-STD) trong những năm gần đây đang dần tạo ra cách tiếp cận mới về quản lý điểm đến. Bài viết này đề xuất một mô hình hệ thống cho STD nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc giải thích vai trò của CNTT trong quản lý các điểm đến nhằm giải quyết những cơ hội và thách thức đã và đang đặt ra tại Đắk Nông.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Xây dựng mô hình điểm đến du lịch thông minh tại tỉnh Đắk Nông Xây dựng mô hình điểm đến du lịch thông minh tại tỉnh Đắk Nông Nguyễn Bảo Trung Tóm tắt Tác động của công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) đối với du lịch và sự phát triểncủa thuật ngữ Điểm đến du lịch thông minh (Smart Tourism Destinations-STD) trong nhữngnăm gần đây đang dần tạo ra cách tiếp cận mới về quản lý điểm đến. Bài viết này đề xuất mộtmô hình hệ thống cho STD nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc giải thích vai trò của CNTTtrong quản lý các điểm đến nhằm giải quyết những cơ hội và thách thức đã và đang đặt ra tạiĐắk Nông. Các nội dung nghiên cứu liên quan gồm: (1) Khái niệm điểm đến du lịch thôngminh; (2) Vai trò của ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong du lịch; (3) Đề xuấtquy trình xây dựng điểm đến du lịch thông minh và tiềm năng. Keyword: du lịch thông minh, quản lý điểm đến thông minh, du khách thông minh, truyềnthông, ICT Đặt vấn đề Cùng với sự phát triển nhanh chóng của cách mạng công nghệ vào tất cả các lĩnh vực củađời sống, trong đó có du lịch cũng cần đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ. Theo Luật Dulịch năm 2017 cũng khẳng định: Nhà nước có chính sách trong việc khuyến khích hỗ trợ cáchoạt động ứng dụng khoa học, công nghệ hiện đại phục vụ quản lý và phát triển du lịch” trongđó có du lịch thông minh được phát triển trên nền tảng ứng dụng thành tựu khoa học và côngnghệ hiện đại, đặc biệt là công nghệ thông tin truyền thông, nhằm tạo ra những giá trị, lợi ích,dịch vụ tốt nhất, đáp ứng nhu cầu đa dạng của du khách, doanh nghiệp, cơ quan quản lý du lịchvà cộng đồng. Điều này làm cho khái niệm Điểm đến đến thông minh trở nên thông dụng và là chìa khóacho sự chuyển đổi của ngành du lịch. Với xu thế đó thì các điểm đến thông minh có thể giúpcho việc quản trị du lịch trở nên toàn diện hơn thông qua các chiến lược về cộng đồng, công cụquản lý và ứng dụng CNTT &TT. Hiện nay, các nhà hoạch định chiến lược Việt Nam cũngđang từng bước tiếp cận với du lịch thông minh. Nhiều địa phương trên cả nước, trong đó cótỉnh Đắk Nông xem du lịch thông minh là xu hướng trong quá trình phát triển. Việc ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) để tạo ra những điểm nhấn vềlợi thế cạnh tranh nhằm đảm bảo khả năng tiếp cận tối đa thông qua các phương tiện truyềnthông và loại bỏ các rào cản đối từ đó để xuất những định hướng, giải pháp phát triển phù hợp. Khái niệm Điểm đến du lịch thông minh Thành phố thông minh Khái niệm thành phố thông minh, đề cập đến sự tăng trưởng bền vững, sau này đã trởthành một khái niệm phổ biến kể từ thập kỷ cuối của Thế kỷ 21. Lần đầu tiên, Viện Nghiên cứuPhát triển Cộng đồng California đã tập trung vào việc thiết kế một ứng dụng đưa tri thức côngnghệ vào quản lý thành phố nhằm mục đích thúc đẩy người dân nơi đây trở thành công dân củathành phố thông minh22.22 (PDF) Smart Tourism, Smart Cities, and Smart Destinations as Knowledge Management Tools(researchgate.net) 381 Lộ trình xây dựng thành phố du lịch thông minh sẽ bao gồm: Nguồn: gapedu.vn Điều này nhầm nhấn mạnh rằng việc triển khai thành phố thông minh cần có sự hợp táccủa chính quyền địa phương, các tổ chức phi chính phủ và xã hội. Trong bối cảnh này, kháiniệm thành phố thông minh cho phép công dân hiểu rằng các nhu cầu và mong đợi của họ đượcđáp ứng nhanh hơn, khỏe mạnh hơn và đáng sống hơn trong các đô thị. Tuy nhiên, để bảo vệquyền của công dân, chẳng hạn như quyền cá nhân, lợi ích tài chính và niềm tin, thành phốthông minh phải thực hiện các mô hình và chính sách bền vững với sự hợp tác hiệu quả và cungcấp cơ sở hạ tầng nghiêm túc (Anand và Navío-Marco, 2018). Bên cạnh sự phát triển; thì thiệthại về môi trường, tiêu thụ và quản lý năng lượng là một trong những vấn đề cần được quantâm. Do đó, một hệ thống tích hợp công nghệ thông tin và truyền thông sẽ nâng cao phúc lợicủa người dân và tạo điều kiện cho tăng trưởng kinh tế bền vững cần được đề xuất. Cùng với sự phát mạnh mẽ của các Thành phố thông minh; việc ứng dụng internet đã chophép khách du lịch thay đổi hành vi. Tình trạng này không chỉ giới hạn ở việc đặt vé máy bay,khách sạn; mà họ còn truy cập tất cả dữ liệu hình ảnh và đặc điểm âm thanh để sử dụng chúngvào quá trình quyết định lựa chọn điểm đến. Điều này đã thúc đẩy các điểm đến phát triển vềmặt công nghệ. Do đó, điều này đã đặt nền móng cho sự xuất hiện của khái niệm phổ biến “dulịch thông minh” (Kim và cộng sự, 2017). Và thuật ngữ “thông minh” được gắn vào các điểm đến du lịch tạo nên Điểm đến du lịchthông minh. Đó cũng là một thành phần của du lịch thông minh và là một trường hợp của thànhphố thông minh. Du lịch thông minh Du lịch thông minh dựa trên việc áp dụng các công nghệ thu thập lượng lớn dữ liệu đểtạo ra các giá trị mới, chẳng hạn như như thiết bị thông minh, cảm biến, phương tiện truyềnthông xã hội và công nghệ di động. Loại quan điểm dựa trên thông tin này bao gồm thông tinvà yêu cầu của ngành du lịch và khách du lịch [Del Vecchio, 2017]. Do đó, tăng cường tínhthông minh cho du lịch có nghĩa là công nghệ thông tin liên lạc và điểm đến có thể được traođổi nhanh chóng trong quá trình ra quyết định bằng cách tăng cường giao tiếp giữa các bên liênquan. Trên thực tế, khi kiểm tra các bước, người ta thấy rằng nó bắt đầu dịch chuyển từ du lịchthông minh đến hướng tới quản lý điểm đến du lịch thông minh. Tình trạng này không chỉ làmtăng khả năng cạnh tranh và chất lượng dịch vụ của các doanh nghiệp tại các điểm đến du lịchmà còn được cho là mang lại lợi ích cho sự hài lòng cá nhân của khách du lịch bằng cách nângcao chất lượng trải nghiệm du lịch. Điểm đến du lịch thông minh 382 Theo Del Chiappa23: “Điểm đến du lịch thông minh có thể được coi là ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: