Danh mục

Đẩy mạnh liên kết vùng và chuyển đổi số trong phát triển du lịch tỉnh Bình Dương

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 679.31 KB      Lượt xem: 29      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (11 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài báo tập trung phân tích các tiềm năng, hiện trạng phát triển du lịch của Bình Dương và kết hợp dữ liệu, số liệu thống kê để rõ cách thức chuyển đổi số cần được áp dụng cho ngành du lịch của Bình Dương, đồng thời thúc đẩy sự hợp tác giữa các tỉnh lân cận.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đẩy mạnh liên kết vùng và chuyển đổi số trong phát triển du lịch tỉnh Bình Dương ĐẨY MẠNH LIÊN KẾT VÙNG VÀ CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH BÌNH DƯƠNG Phạm Kim Cương 1 1. Khoa Công nghiệp Văn hóa, Trường Đại học Thủ Dầu MộtTÓM TẮT Việc ứng dụng công nghệ số trong du lịch đã mở ra nhiều cơ hội mới để các quốc gia và cácđịa phương cải thiện chất lượng dịch vụ và nâng cao trải nghiệm của du khách. Đặc biệt việc tăngcường ứng dụng trí tuệ nhân tạo và thực tế ảo trong thời gian gần đây để cải thiện và gia tăng trảinghiệm của khách du lịch đã làm xuất hiện mô hình du lịch mới – du lịch thông minh, đồng thời nângcao hiệu quả quản lý điều hành của các cơ quan – tổ chức du lịch. Bên cạnh đó, liên kết vùng đóngvai trò quan trọng trong việc tối ưu hóa nguồn lực và quảng bá du lịch địa phương. Bài báo tập trungphân tích các tiềm năng, hiện trạng phát triển du lịch của Bình Dương và kết hợp dữ liệu, số liệuthống kê để rõ cách thức chuyển đổi số cần được áp dụng cho ngành du lịch của Bình Dương, đồngthời thúc đẩy sự hợp tác giữa các tỉnh lân cận. Kết luận của bài báo nhấn mạnh tầm quan trọng củachiến lược phát triển đồng bộ giữa chuyển đổi số và liên kết vùng để đạt được sự phát triển bền vữngtrong lĩnh vực du lịch của Bình Dương. Đồng thời, đề xuất một số giải pháp và hướng đi mới để nângcao hiệu quả của việc đẩy mạnh chuyển đổi số và liên kết vùng trong phát triển du lịch tại địa phương. Từ khóa: Bình Dương, chuyển đổi số, du lịch thông minh, liên kết vùng.1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong bối cảnh cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ, chuyển đổi số đã trởthành một xu hướng tất yếu trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là du lịch. Với tiềm năng công nghệ ngàycàng được ứng dụng sâu rộng, ngành du lịch tại Bình Dương có cơ hội nâng cao chất lượng dịch vụ,tăng cường khả năng cạnh tranh, và mở rộng thị trường. Tuy nhiên, việc chuyển đổi số không thểthực hiện một cách độc lập mà cần phải có sự hợp tác, chia sẻ với các địa phương khác trong vùng vàliên vùng để tối đa hóa hiệu quả và tăng cường sức mạnh của toàn khu vực. Liên kết vùng trong phát triển du lịch giúp các địa phương tối ưu hóa tài nguyên, hỗ trợ chia sẻthông tin, kinh nghiệm và cơ sở hạ tầng giữa các tỉnh thành lân cận. Điều này tạo ra một mạng lướidu lịch rộng khắp, đồng nhất về chất lượng và trải nghiệm, từ đó thu hút du khách trong và ngoàinước. Đối với tỉnh Bình Dương, việc liên kết vùng trước mắt sẽ mở ra cơ hội cho việc phát triển cácdự án du lịch nói chung, như liên kết giữa các khu du lịch, các tuyến điểm du lịch kết hợp giữa cácđiểm đến trong vùng, từ danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, di sản văn hóa, du lịch sinh thái. Bàitoán đặt ra là làm thế nào để đẩy mạnh quá trình chuyển đổi số trong du lịch Bình Dương một cáchhiệu quả, đồng thời tăng cường liên kết vùng để đạt được lợi ích tối đa cho cả địa phương và khu vực.Những thách thức về hạ tầng công nghệ, nguồn nhân lực và khả năng thích ứng của các doanh nghiệpđịa phương trong quá trình chuyển đổi số và liên kết vùng cần được giải quyết. Do đó, nghiên cứu này tập trung làm rõ sự cần thiết giữa chuyển đổi số và liên kết vùng trongphát triển du lịch tại Bình Dương, từ đó đề xuất các giải pháp và hướng đi mới để thúc đẩy sự pháttriển bền vững của ngành du lịch địa phương.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu: bao gồm cácdữ liệu thứ cấp ở trong các báo cáo của Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch Bình Dương và Niên giámthống kê tỉnh Bình Dương các tỉnh thành vùng Đông Nam Bộ. Đồng thời thu thập số liệu, tài liệu khoa 74học về cách mạng công nghiệp 4.0, những thành tựu và khả năng áp dụng thành tựu cách mạng côngnghiệp 4.0 vào lĩnh vực du lịch thông minh. Trên cơ sở các tài liệu đã được tổng hợp, xử lý, vận dụngcác phương pháp phân tích thống kê, phân tích kinh tế để đánh giá thực trạng liên kết vùng, khả năngvận dụng chuyển đổi số trong phát triển du lịch, trên cơ sở đó đưa ra những giải pháp nhằm nâng caohiệu quả liên kết vùng và ứng dụng công nghệ số trong phát triển du lịch tỉnh Bình Dương.3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1 Cơ sở lý luận về liên kết vùng và du lịch thông minh 3.1.1 Liên kết vùng Theo quy định tại Khoản 6 Điều 3 Luật Quy hoạch 2017: “Vùng là một bộ phận của lãnh thổquốc gia bao gồm một số tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương lân cận gắn với một số lưu vực sônghoặc có sự tương đồng về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, lịch sử, dân cư, kết cấu hạ tầng và cómối quan hệ tương tác tạo nên sự liên kết bền vững với nhau”. Ở Việt Nam, công tác phân vị và phân vùng được đẩy mạnh sau khi thống nhất đất nước và cónhiều thay đổi trong kết quả phân vùng, cụ thể công tác phân vùng đã đưa ra các hệ thống vùng kinhtế khác nhau, như: hệ thống 7 vùng nông, lâm nghiệp ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: