Danh mục

Xây dựng mô hình làng văn hóa phục vụ du lịch

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 250.87 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Xây dựng mô hình làng văn hóa phục vụ cho du lịch là một hình thức phát triển bền vững. Muốn phát triển được mô hình này cần các yếu tố: Có cảnh quan môi trường sạch đẹp, có sắc thái địa phương; có các di sản văn hóa phong phú và mang tính độc đáo; có hoạt động khai thác các tài nguyên du lịch văn hóa nhằm phục vụ các hoạt động du lịch; giao thông thuận lợi.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Xây dựng mô hình làng văn hóa phục vụ du lịch118 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI XÂY DỰNG MÔ HÌNH LÀNG VĂN HÓA PHỤC VỤ DU LỊCH Phùng Thị Hạnh Trường Đại học Thủ đô Hà Nội Tóm tắt: Xây dựng mô hình làng văn hóa phục vụ cho du lịch là một hình thức phát triển bền vững. Muốn phát triển được mô hình này cần các yếu tố: có cảnh quan môi trường sạch đẹp, có sắc thái địa phương; có các di sản văn hóa phong phú và mang tính độc đáo; có hoạt động khai thác các tài nguyên du lịch văn hóa nhằm phục vụ các hoạt động du lịch; giao thông thuận lợi. Đồng thời, các cấp lãnh đạo của Đảng, chính quyền ở huyện và xã sở tại phải nhận thức vấn đề xây dựng làng văn hóa phục vụ du lịch là vấn đề quan trọng nhằm xóa đói giảm nghèo. Từ khóa: làng du lịch, du lịch văn hóa, di sản văn hóa, tài nguyên du lịch, tài nguyên văn hóa Nhận bài ngày19.9.2019; gửi phản biện, chỉnh sửa và duyệt đăng ngày 22.10.2019 Liên hệ tác giả: Phùng Thị Hạnh; Email: pthanh@hnmu.edu.vn1. ĐẶT VẤN ĐỀ Hiện nay, trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, nhiều tỉnh đã coi trọng vấn đềxây dựng mô hình làng văn hóa phục vụ du lịch, còn gọi là làng du lịch văn hóa, một hìnhthức phát triển du lịch bền vững. Điều này phản ánh xu thế chung về nhu cầu du lịch trênthế giới hiện nay. Theo số liệu điều tra của Tổ chức “Du lịch thế giới”, ngày nay có khoảng80% số khách đi du lịch nhằm mục đích hưởng thụ các giá trị văn hóa độc đáo và khác biệtvới nền văn hóa của dân tộc họ. Họ muốn được xem và hưởng thụ những giá trị văn hóagiàu bản sắc, đích thực, sống động trong cuộc sống hàng ngày của người dân. Người dân tựtổ chức các sinh hoạt văn hóa đích thực vì cuộc sống của người dân chứ không phải “đónggiả” vì du khách. Do đó, các hoạt động văn hóa sống động như các phiên chợ, cảnh làmruộng bậc thang, lễ cưới, sinh hoạt ở từng gia đình, sản xuất đồ rèn, thêu dệt thổ cẩm…luôn thu hút du khách. Tuy nhiên, các nguồn lực văn hóa này vẫn chỉ mang tính chất tự phát, chưa tạo thànhdịch vụ, do đó chưa tăng được nguồn thu từ khách du lịch. Nguồn thu chủ yếu từ khách dulịch vẫn là dịch vụ lưu trú, ăn uống và vận chuyển đi lại (khoảng 70%), trong khi dịch vụmua sắm hàng hóa cũng như vui chơi giải trí còn chiếm tỷ trọng thấp (khoảng 30%). Cácđơn vị quản lý và kinh doanh du lịch cần đa dạng hóa các loại hình vui chơi giải trí tạiTẠP CHÍ KHOA HỌC  SỐ 34/2019 119điểm du lịch hoặc các khu lưu trú gần dân cư địa phương như làng, bản… để kéo dài thờigian lưu trú của du khách, hoàn thiện hơn mô hình làng văn hóa phục vụ du lịch.2. NỘI DUNG2.1. Khái niệm Làng văn hóa phục vụ du lịch hay làng du lịch văn hóa là một điểm du lịch có tàinguyên du lịch văn hóa, mà tâm điểm chính là ngôi làng truyền thống - nơi cư trú củangười dân địa phương và có tổ chức khai thác các tài nguyên du lịch văn hóa phục vụ dukhách, với các dịch vụ như quan sát, tham gia đời sống địa phương, trình diễn nghệ thuật,lưu trú tại làng, thưởng thức ẩm thực, mua sắm… Làng văn hóa phục vụ du lịch được phân tích ở đây khác với mô hình làng du lịchđược xây dựng với tư cách một “cơ sở lưu trú du lịch gồm tập hợp các biệt thự hoặc một sốloại cơ sở lưu trú khác như căn hộ, băng - ga - lâu (bungalow) và bãi cắm trại, được xâydựng ở nơi có tài nguyên du lịch, cảnh quan thiên nhiên đẹp, có hệ thống dịch vụ gồm cácnhà hàng, quầy bar, cửa hàng mua sắm, khu vui chơi giải trí, thể thao và các tiện ích khácphục vụ khách du lịch” [2]. Khi xây dựng một ngôi làng truyền thống thành mô hình làng văn hóa phục vụ du lịchphải tiến hành khảo sát các tài nguyên du lịch văn hóa, tổ chức các hoạt động phục vụ dulịch nhằm đáp ứng nhu cầu xem, nghỉ ngơi, ăn uống sinh hoạt của du khách.2.2. Mô hình làng văn hóa phục vụ du lịch Theo tác giả Trần Hữu Sơn [4], mô hình làng văn hóa phục vụ du lịch phải đáp ứngnhững điều kiện sau:  Có cảnh quan môi trường sạch đẹp, có sắc thái địa phương Cảnh quan thiên nhiên đẹp như rừng cây, suối, thác, núi, hang động, đồng ruộng, đầmphá, bờ biển…, đồng thời phải mang bản sắc đặc trưng văn hóa từng vùng, từng miền, từngdân tộc. Làng của người Mông có đặc trưng khác với làng của người Tày, người Giáy.Làng của người Việt Bắc bộ khác với làng chài lưới Trung bộ hoặc làng miệt vườn Nambộ… Đặc trưng này phản ánh ở các cấu trúc không gian vật chất của làng gồm: đườnglàng, không gian ở, không gian sản xuất (nương rẫy, ruộng bậc thang, cánh đồng…), thậmchí cả cây trồng mang tính đặc hữu trong làng. Môi trường cư trú của dân làng phải đảm bảo yếu tố sạch, hợp vệ sinh (có nguồn nướcsạch, chuồng trại gia súc làm xa nhà, nhà nghỉ phải có công trình vệ sinh, đường làng sạchsẽ…); đồng thời môi trường đó cũng phải an toàn, không tiềm ẩn các nguy cơ dẫn đến cácsự cố như lũ quét, cháy rừng, nhiễm xạ…120 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI  Có các di sản văn hóa phong phú và mang tính độc đáo, hấp dẫn đối với du khách Di sản văn hóa vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị văn hóa khoa học lịch sử baogồm: kiến trúc nhà cửa, các công trình kiến trúc tôn giáo, các di tích, danh lam thắng cảnh,các di vật về nghề thủ công, trang phục truyền thống… Di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa họcđược lưu giữ bằng trí nhớ, chữ viết… được lưu truyền bằng truyền miệng, truyền nghề [1].Di sản văn hóa phi vật thể ở các làng văn hóa phục vụ du lịch bao gồm lễ hội, phong tụctập quán, tín ngưỡng dân gian, văn nghệ dân gian, các tri thức về bí quyết ẩm thực,chữa bệnh… Các di sản này càng hấp dẫn với du khách hơn khi nó khác lạ với các làng du lịchxung quanh, có sắc thái riêng. Càng lạ, càng độc đáo sẽ càng thu hút du khách.  Có hoạt động khai thác tài nguy ...

Tài liệu được xem nhiều: