Danh mục

Xây dựng mô hình nâng cao thu nhập của người dân thông qua liên kết sản xuất thâm canh lạc cao sản theo hướng cánh đồng mẫu lớn tại 2 xã xây dựng Nông thôn mới Diễn Thịnh và Diễn Phong huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An

Số trang: 17      Loại file: pdf      Dung lượng: 869.64 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (17 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nâng cao thu nhập của người dân trên 20%, góp phần xóa đói giảm nghèo, 100% không còn hộ nghèo thông qua xây dựng mô hình liên kết nông dân và doanh nghiệp sản xuất lạc theo hướng cánh đồng mẫu lớn tại xã điểm Nông thôn mới huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Xây dựng mô hình nâng cao thu nhập của người dân thông qua liên kết sản xuất thâm canh lạc cao sản theo hướng cánh đồng mẫu lớn tại 2 xã xây dựng Nông thôn mới Diễn Thịnh và Diễn Phong huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An I. Thông tin chung Tên Đề tài: Xây dựng mô hình nâng cao thu nhập của người dân thông qua liên kết sản xuất thâm canh lạc cao sản theo hướng cánh đồng mẫu lớn tại 2 xã xây dựng Nông thôn mới Diễn Thịnh và Diễn Phong huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An Thời gian thực hiện: 2016-2016 Cơ quan chủ trì: Trung tâm Chuyển giao công nghệ và Khuyến nông Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Doãn Hùng ĐTDĐ: Email: 1. Đặt vấn đề Lạc là một trong những mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của tỉnh Nghệ An. Ở Nghệ An đang từ sản xuất 1 vụ lạc/năm (vụ Xuân), nông dân đã triển khai thêm vụ lạc Hè Thu và Thu Đông thành 3 vụ/năm. Vụ lạc Hè Thu và Thu Đông chủ yếu sản xuất giống cho vụ Xuân năm sau. Nghệ An đã đưa rất nhiều giống lạc mới như lạc sen lai 75/23, L14, L18, L20, L23, L26 ... cùng các TBKT mới như phủ nilon, IPM... để tăng năng suất. Tuy nhiên, năng suất lạc vụ Xuân (vụ sản xuất hàng hóa chính) bình quân mới đạt từ 25 - 27 tạ/ha. Do các nguyên nhân: Sản xuất lạc ở Nghệ An vẫn theo hình thức nhỏ lẻ, manh mún, trên diện tích 50,0 ha sản xuất lạc có thể có đến vài trăm hộ nông dân tham gia canh tác; Mặc dù quy trình thâm canh lạc đã được hệ thống khuyến nông giới thiệu và phổ biến đến nông dân, nhưng việc áp dụng chưa thật sự đồng đều và đầy đủ trong toàn bộ hệ thống dẫn đến chưa khai thác hết tiềm năng về năng suất và chất lượng lạc. Và một vấn đề rất cần quan tâm ở đây là giống lạc. Bộ giống lạc được người dân sử dụng đều là giống trôi nổi, không có nguồn gốc rõ ràng và ít được kiểm duyệt. Giống thường do người dân tự sản xuất, không tuân thủ theo quy trình sản xuất giống, tự để giống từ vụ trước đến vụ sau, bảo quản không tốt, mất sức nảy mầm ... Các giống đang được sử dụng trên địa bàn hiện nay đã xuống cấp nghiêm trọng. Dẫn đến, năng suất lạc không đồng đều giữa các hộ và giữa các vùng và còn thấp (chỉ đạt bình quân 2,5 – 2,8 tấn/ha ở vụ Xuân), lạc đạt tiêu chuẩn xuất khẩu chiếm khoảng 30% tổng sản lượng lạc trong toàn tỉnh, tỷ lệ lạc bị nhiễm nấm Aspergillus Aflavus gây độc tố Aflatoxin còn cao, khó khăn cho xuất khẩu. - Giống lạc mới và quy trình canh tác tiên tiến cho lạc đã được hệ thống các cơ sở nghiên cứu khoa học, hệ thống khuyến nông chuyển giao cho địa phương, tuy nhiên việc triển khai thực hiện đồng bộ trên cánh đồng mẫu lớn theo định hướng xây dựng nông thôn mới hầu như chưa được triển khai thực hiện. Diễn Châu là huyện sản xuất lạc trọng điểm của tỉnh Nghệ An. Hiện nay, diện tích lạc của huyện khoảng 3.300,0 ha. Hệ thống giao thông thuận lợi, gần quốc lộ 1A, 1084 liên lạc thuận tiện, đầy đủ đến các xã. Hệ thống điện, nước và các điều kiện khác phục vụ sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp tương đối hoàn thiện. Hai xã: Diễn Phong và Diễn Thịnh là những xã thuộc quy hoạch xây dựng nông thôn mới của huyện Diễn Châu rất thuận lợi để triển khai thâm canh lạc theo hướng cánh đồng mẫu lớn, áp dụng cơ giới hóa. - Việc áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất lạc chưa được triển khai trong sản xuất lạc ở Diễn Châu. Theo khảo sát, gần như 100% các vùng sản xuất lạc ở huyện Diễn Châu, đặc biệt là tại hai xã Diễn Phong và Diễn Thịnh chưa áp dụng bất kỳ một thiết bị máy móc cơ giới hóa nào, toàn bộ quá trình từ làm đất, gieo hạt, che phủ nylon ... đến thu hoạch đều làm thủ công bằng sức người và sức kéo của trâu bò. + Tại xã Diễn Phong đã quy hoạch các cánh đồng có hệ thống đường giao thông nội đồng, kênh tưới tiêu. Nguồn vốn xây dựng do nhân dân tự đầu tư góp đất mở rộng đường và làm kênh mương xây được 4km mương bê tông. Sản xuất lạc chủ yếu ở vụ Xuân, diện tích đạt trên 160ha/năm, năng suất trung bình năm đạt từ 1,84 tấn/ha đến 2,8 tấn/ha/vụ. Bộ giống chủ yếu là các giống L20, L26, L14 và lạc Sen thắt Nghệ An. Các giống này hiện đã và đang xuống cấp, nguồn giống do người dân tự để giống và một phần mua trôi nổi trên thị trường, không có nguồn gốc rõ ràng. + Tại xã Diễn Thịnh hiện đang áp dụng cơ cấu 3 vụ/năm: Vụ Xuân trồng lạc, vụ Hè Thu trồng vừng và vụ Thu Đông sản xuất ngô - lạc, rau màu các loại. Diện tích lạc vụ Xuân đạt 432ha, vụ Thu Đông sản xuất khoảng từ 40 - 50 ha sử dụng để làm giống trong vụ Xuân, tỷ lệ giống đạt rất thấp, khoảng 20-30% sản lượng đạt được. Năng suất lạc vụ Xuân của xã đạt cao hơn xã Diễn Phong, trung bình đạt 30,6 đến 32 tạ/ha. Điều kiện đất đai tương đối bằng phẳng, tập trung thành từng vùng và dễ áp dụng cơ giới hóa. Kỹ thuật thâm canh và tuân thủ quy trình trồng lạc được người dân áp dụng khá tốt, nhưng lượng giống sử dụng khá cao, lên đến 300kg giống/ha/vụ. Dẫn đến tăng chi phí đầu vào, do giá giống tại thị trường 46.000 đồng/kg giống. Chính những lý do trên việc thực hiện Dự án “Xây dựng mô hình nâng cao thu nhập của người dân thông qua liên kết sản xuất thâm canh lạc cao sản theo hướng cánh đồng mẫu lớn tại 2 xã xây dựng Nông thôn mới Diễn Thịnh và Diễn Phong huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An”là rất cấp thiết, giải quyết được yêu cầu của thực tiễn, đặc biệt là trong giai đoạn xây dựng nông thôn mới hiện nay. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Nâng cao thu nhập của người dân trên 20%, góp phần xóa đói giảm nghèo, 100% không còn hộ nghèo thông qua xây dựng mô hình liên kết nông dân và doanh nghiệp sản xuất lạc theo hướng cánh đồng mẫu lớn tại xã điểm Nông thôn mới huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An. 1085 2.2. Mục tiêu cụ thể - Thu nhập của người dân tăng trên 20%; - 01 mô hình nhân giống lạc vụ Thu Đông, quy mô 8,0 ha, năng suất 2,5 tấn/ha, với 80% đảm bảo đủ tiêu chuẩn làm giống phục vụ 02 mô hình thâm canh ở vụ Xuân. - 02 mô hình đại diện cho 2 vùng trồng lạc chính của huyện Diễn Châu, cho năng suất trên 4,0 tấn/ha. Quy mô 30 ha/mô hình (cho vụ Xuân). ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: