Danh mục

Xây dựng mô hình vườn cây bản địa tại trường Đại học Nông Lâm - Đại học Thái Nguyên

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 352.18 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Thực hiện đề tài cấp cơ sở phục vụ cho nghiên cứu và học tập của sinh viên trường Đại học Nông Lâm về xây dựng mô hình vườn cây bản địa tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên với tổng số lượng là 451 cây thuộc 20 loài bản địa khác nhau.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Xây dựng mô hình vườn cây bản địa tại trường Đại học Nông Lâm - Đại học Thái NguyênTrần Quốc Hưng và ĐtgTạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ187(11): 151 - 156XÂY DỰNG MÔ HÌNH VƯỜN CÂY BẢN ĐỊATẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM - ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊNTrần Quốc Hưng*, Trần Ngọc ĐăngTrường Đại học Nông Lâm - ĐH Thái NguyênTÓM TẮTThực hiện đề tài cấp cơ sở phục vụ cho nghiên cứu và học tập của sinh viên trường Đại học NôngLâm về xây dựng mô hình vườn cây bản địa tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên với tổngsố lượng là 451 cây thuộc 20 loài bản địa khác nhau. Kết quả điều tra bước đầu cho thấy tỷ lệ sốngcủa 20 loài cây trong mô hình có tỷ lệ sống khá cao dao động từ 70,59% đến 100%, tỷ lệ sốngtrung bình của toàn bộ mô hình là 78,2%. Sau 12 tháng trồng đường kính sát gốc D(00) lớn nhấttrong mô hình vườn cây bản địa là Đinh vàng (Flueggea virosa) (2,02 cm), tiếp đó là Gội nước(Aglaia korthalsii) (2,01 cm). Những loài có đường kính sát gốc nhỏ nhất như là Giổi xanh(Magnolia hypolampra) (0,44 cm) và thấp nhất là Ngọc am (Cupressus funebris) (0,37 cm). Loàicó chiều cao nhất là Sao đen (Hopea odorata) với chiều cao trung bình là (97,63 cm) tiếp đó làGội nước (Aglaia korthalsii) (88,5 cm). Các loài có sinh trưởng chiều cao thấp nhất là Giổi xanh(Magnolia hypolampra) (19,84 cm) và Kim giao (Nageia wallichiana) (19,31 cm). Sâu bệnh màcây con gặp phải chủ yếu là Sâu kèn ăn lá và bệnh vàng lá chỉ gặp ở cây Sao đen (Hopea odorata),Nghiến (Burretiodendron hsienmu), Kim giao (Nageia wallichiana), Chò chỉ (Parashoreachinensis) và Đinh vàng (Flueggea virosa). Kết quả nghiên cứu bước đầu cho thấy các loài câybản địa hoàn toàn phù hợp với thổ nhưỡng và khí hậu tại khu vực Trường Đại học Nông Lâm –Đại học Thái Nguyên.Từ khóa: Bảo tồn, thực vật, chuyển vị, sinh trưởng, bản địaMỞ ĐẦU*Xu hướng hiện nay các trường Đại học trênthế giới đang hướng tới là trở thành mộttrường Đại học “xanh”, một trường Đại họccó cảnh quan thiên nhiên và mang giá trị bảotồn cả về lịch sử cũng như nguồn gen thựcvật. Trong thời gian qua, với sự nỗ lực củanhà trường đã và đang xây dựng theo hướngmột môi trường xanh sạch đẹp và có một cảnhquan gần gũi với thiên nhiên. Tuy nhiên cóthể thấy vẫn còn những hạn chế nhất địnhtrong việc tạo ra những cảnh quan mang tínhđặc thù vừa mang giá trị cảnh quan vừa manggiá trị học tập tại nhà trường, nhất là đối vớilĩnh vực lâm nghiệp. Bên cạnh đó sự tàn phárừng trong nhiều năm trở lại đây đã ảnhhưởng sâu sắc tới đời sống con người, mấtrừng gây nên sự biến đổi theo hướng tiêu cựccủa khí hậu toàn cầu, đất đai bị rửa trôi, xóimòn nặng nề, các lòng sông lòng hồ bị bồilấp, an ninh lương thực bị đe doạ, các sảnphẩm từ rừng đang dần bị cạn kiệt trong khi*Tel: 0912 450173; Email: tranquochung@tuaf.edu.vnnhu cầu của xã hội luôn tăng theo thời gian[1]. Khoa Lâm nghiệp, một khoa luôn gắnliền với rừng và cây thì việc được thực hànhnhững kiến thức lý thuyết được học trên ghếnhà trường với môi trường bên ngoài là vôcùng cần thiết. Ngoài việc thực hành thì hàngnăm sinh viên còn cần đi đến các khu rừng tựnhiên để thực tập kiến thức như vậy đã tạo ramột sự lãng phí về tài chính không hề nhỏ.Nhưng lượng thời gian đi thực tập ngắn nhưvậy thì kiến thức được thực hành vô cùng ítvà không hiệu quả nhiều. Để giúp đỡ công tácbảo tồn các loài thực vật quý hiếm đang cónguy cơ bị tuyệt chủng, hơn nữa là tạo thêmcảnh quan cho trường và đồng thời tạo địađiểm học tập và nghiên cứu cho sinh viên saucác giờ học lý thuyết thì việc “Xây dựng môhình vườn cây bản địa tại trường Đại họcNông Lâm Thái Nguyên” là rất cần thiết.NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆNNội dung nghiên cứuĐánh giá sinh trưởng của 20 loài cây bản địacó trong danh mục các loài cây được lựa chọn151Trần Quốc Hưng và ĐtgTạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ187(11): 151 - 156cho trồng rừng cây bản địa cũng như bảo tồnvà phát triển nguồn gen thực vật [3]; [4]; [5]tại mô hình vườn cây bản địa tại trường Đạihọc Nông Lâm từ 2017 – 2018 thông qua: Tỷlệ sống; tăng trưởng đường kính gốc; tăngtrưởng chiều cao vút ngọn; và đánh giá tìnhhình sâu bệnh.chiều Đông – Tây và Nam – Bắc rồi tính trịsố bình quân. Thời gian đo số liệu được thựchiện 3 lần, lần đầu thu thập số liệu đầu vào tạitháng 10/2017, lần 2 vào tháng 3/2018 và lần3 vào tháng 9/2018. Thời gian cách nhau giữacác lần đo dài như vậy để đảm bảo sự thay đổicủa đường kính cây.Phương pháp nghiên cứu- Tăng trưởng chiều cao vút ngọn:Phương pháp thu thập số liệuChiều cao vút ngọn (Hvn) được đo bằng thướcgỗ có chiều cao 1,5 m, có chia vạch theo mm.Dùng bút xóa trắng kẻ 1 đường làm mốc ởgốc cây để làm chuẩn rồi dùng thước đo từđiểm chuẩn đến đỉnh ngọn sinh trưởng củacây. Thời gian đo cũng được thu thập giốngđường kính sát gốc chia làm 3 lần đo.- Tỷ lệ sống của cây trồng trong mô hình:Cây con được đem ra trồng có đủ rễ, thân, lá.Cây được trồng theo hàng, mỗi loài một hàngtrải dọc theo mô hình với cự li hàng cáchhàng 3 mét và ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: