Danh mục

Xây dựng một số dạng câu hỏi, bài tập cho sinh viên thảo luận, thực hành nhóm khi tìm hiểu, nghiên cứu về tác gia văn học

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 156.25 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Vận dụng các thành tựu mới của lí luận văn học, mĩ học tiếp nhận và lí luận dạy học; căn cứ mục tiêu và đặc điểm kiến thức kiểu bài về tác gia văn học; phân tích thực trạng sử dụng câu hỏi và bài tập cho SV học hợp tác ở các trường đại học Việt Nam, bài viết đi sâu nghiên cứu xây dựng một số dạng câu hỏi, bài tập cho SV thảo luận, thực hành nhóm khi tìm hiểu về tác gia văn học nhằm phát triển tư duy phê phán, tư duy sáng tạo và kĩ năng học hợp tác cho SV.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Xây dựng một số dạng câu hỏi, bài tập cho sinh viên thảo luận, thực hành nhóm khi tìm hiểu, nghiên cứu về tác gia văn học JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Educational Sci. 2011, Vol. 56, No. 6, pp. 42-51 XÂY DỰNG MỘT SỐ DẠNG CÂU HỎI, BÀI TẬP CHO SINH VIÊN THẢO LUẬN, THỰC HÀNH NHÓM KHI TÌM HIỂU, NGHIÊN CỨU VỀ TÁC GIA VĂN HỌC Hoàng Thị Mai Trường Đại học Hồng Đức - Thanh Hóa E-mail: hoangmai.hdu@gmail.com Tóm tắt. Vận dụng các thành tựu mới của lí luận văn học, mĩ học tiếp nhận và lí luận dạy học; căn cứ mục tiêu và đặc điểm kiến thức kiểu bài về tác gia văn học; phân tích thực trạng sử dụng câu hỏi và bài tập cho SV học hợp tác ở các trường đại học Việt Nam, bài viết đi sâu nghiên cứu xây dựng một số dạng câu hỏi, bài tập cho SV thảo luận, thực hành nhóm khi tìm hiểu về tác gia văn học nhằm phát triển tư duy phê phán, tư duy sáng tạo và kĩ năng học hợp tác cho SV.1. Đặt vấn đề Kiểu bài tác gia văn học chiếm một khối lượng lớn trong các học phần Lịch sửvăn học (Văn học sử) ở đại học. Mục tiêu của nghiên cứu tác gia văn học là nhằm“soi sáng và giải thích sự hình thành của tài năng, cắt nghĩa mối quan hệ qua lạigiữa tài năng và xã hội” [4;381]. Tuy nhiên, truyền thống nghiên cứu Văn học sửthường chọn lối tiếp cận theo phương pháp phân kì, “mô tả” và “liệt kê sự kiện theolối biên niên sử” [1;72]. Đây là hướng tiếp cận quan trọng để nghiên cứu một đốitượng trong diễn tiến lịch sử. Nhưng việc “bó hẹp ở phạm vi liệt kê theo niên đại tiểusử nhà văn và tác phẩm theo nguyên tắc: thi thoảng có một con voi trắng” là chưađủ cơ sở để lí giải các hiện tượng văn học [1;72]. Cách tiếp cận đó đã tác động trựctiếp đến phương pháp dạy học trong nhà trường. Dù đã có nhiều cố gắng đổi mới,nhưng hiện tại, việc thuyết trình theo kiểu “liệt kê”, “mô tả” tiểu sử, đặc điểm sángtác của nhà văn thường vẫn chiếm vị trí trung tâm trong các giờ Văn học sử về tácgia văn học ở nhà trường Việt Nam. Các hoạt động hướng dẫn sinh viên (SV) cắtnghĩa, lí giải, phê phán, trải nghiệm và sáng tạo còn hạn chế. Các câu hỏi, bài tậpcho SV thực hành, thảo luận nhóm chưa đáp ứng yêu cầu của một giờ thảo luận,thực hành. Vận dụng các thành tựu mới của lí luận văn học, mĩ học tiếp nhận, lí luậndạy học; khảo sát đặc điểm kiến thức kiểu bài về tác gia văn học; trên cơ sở điều42 Xây dựng một số dạng câu hỏi, bài tập cho sinh viên thảo luận, thực hành nhóm...tra, khảo sát thực trạng dạy học, bài viết đi sâu nghiên cứu xây dựng một số dạngcâu hỏi, bài tập cho SV thảo luận, thực hành nhóm theo hướng phát triển tư duyphê phán, tư duy sáng tạo và kĩ năng học hợp tác cho SV.2. Nội dung nghiên cứu2.1. Thực trạng sử dụng câu hỏi, bài tập cho SV thảo luận, thực hành nhóm về tác gia văn học Qua dự giờ (21 tiết), tham khảo giáo án, phỏng vấn, điều tra 47 giảng viên,hơn 400 SV khoa Ngữ văn, Sư phạm Ngữ văn một số trường ĐHSP khu vực Hà Nộivà miền Trung, chúng tôi nhận thấy, nhìn chung các câu hỏi, bài tập được đưa ratrong giờ thảo luận về tác gia văn học chưa được thiết kế công phu và phù hợp.Chẳng hạn, câu hỏi chưa nêu lên hoặc chưa cho thấy tính phức tạp, mâu thuẫn củavấn đề cần phải thảo luận. Chúng thiếu “tính có vấn đề”, “tình huống gọi vấn đề”để “lôi kéo” SV tham gia vào các cuộc tranh luận mặt đối mặt. Dạng phổ biến nhấtlà câu hỏi nêu lên một đề tài, chủ đề hoặc tiểu chủ đề, chẳng hạn: - Tiểu sử và sự nghiệp sáng tác của Vũ Trọng Phụng, - Đặc điểm sáng tác của Nam Cao, - Nghệ thuật trào phúng trong thơ Nôm Trần Tế Xương,... Nhiệm vụ học tập không được xác định cụ thể, thiếu các câu hỏi dẫn dắt,SV chưa bị đặt vào những tình huống buộc phải lựa chọn hoặc thể hiện quan điểmriêng, những vấn đề chung chung, khái quát như vậy thường đã có câu trả lời tronggiáo trình, bài giảng. Chúng không có khả năng kích thích và thách đố trí tò mò,khả năng tư duy phê phán của SV. Dạng khác, cũng khá phổ biến là trích dẫn nhận định về một tác gia, tác phẩmvà yêu cầu SV “làm sáng tỏ nhận định đó”. Những câu hỏi dạng này có thể phù hợpvới một bài kiểm tra viết nhưng không phải là câu hỏi thú vị cho một giờ thảo luậnbởi nó không khuyến khích được sự đa dạng của các câu trả lời của SV. Ngoài ra, khảo sát giờ dạy và thực tế giáo án cho thấy, các giờ dạy dù có câuhỏi nhưng cũng chỉ để phục vụ cho bài giảng của thầy là chính, chưa có các câu hỏixuất phát từ nhu cầu, mâu thuẫn trong quá trình nhận thức của SV hoặc nhữngcâu hỏi do chính SV đề xuất. Các hoạt động thảo luận, thực hành nhóm, vì vậy,nhìn chung còn mang tính hình thức.2.2. Một số dạng câu hỏi, bài tập cho SV thảo luận, thực hành nhóm về tác gia văn học2.2.1. Nhóm câu hỏi, bài tập về cuộc đời, sự nghiệp sáng tác của nhà văn * Loại yêu cầu lựa chọn những yếu tố nổi bật của thời đại; ...

Tài liệu được xem nhiều: