Xây dựng nền giáo dục 'thực học, thực nghiệp' (Nhìn từ Đông Kinh nghĩa thục đầu thế kỷ XX đến nay)
Số trang: 14
Loại file: pdf
Dung lượng: 252.90 KB
Lượt xem: 15
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết "Xây dựng nền giáo dục “thực học, thực nghiệp” (Nhìn từ Đông Kinh nghĩa thục đầu thế kỷ XX đến nay)" làm rõ hơn tư tưởng thực học, thực nghiệp tại Đông Kinh nghĩa thục. Tư tưởng đó được kế tiếp qua các giai đoạn lịch sử đã và đang được hiện hữu một phần trong chương trình giáo dục tại các trường đại học định hướng ứng dụng, trong đó có Trường Đại học Thủ đô Hà Nội. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Xây dựng nền giáo dục “thực học, thực nghiệp” (Nhìn từ Đông Kinh nghĩa thục đầu thế kỷ XX đến nay) XÂY DỰNG NỀN GIÁO DỤC “THỰC HỌC, THỰC NGHIỆP” (NHÌN TỪ ĐÔNG KINH NGHĨA THỤC ĐẦU THẾ KỶ XX ĐẾN NAY) TS. Lê Thị Thu Hương* 1 Tóm tắt: Trong lịch sử dân tộc, nền giáo dục Việt Nam ngay từ đầu thế kỷ XX đã có những ý tưởng “thực học, thực nghiệp”. Hà Nội với vị thế trung tâm văn hóa giáo dục của cả nước trong suốt bề dày lịch sử luôn là nơi khởi điểm cho những ý tưởng sáng tạo trong giáo dục. Tư tưởng giáo dục “thực học, thực nghiệp” từ các nhà giáo Trường Đông Kinh nghĩa thục của Hà Nội từ đầu thế kỷ XX, trải qua hơn một thế kỷ đến nay còn nguyên giá trị. Bài học của lịch sử về “thực học, thực nghiệp” đã và đang được thể hiện trong đường lối giáo dục của Đảng và Nhà nước Việt Nam hiện nay. Mô hình các Trường đại học theo định hướng ứng dụng trong đó có trường Đại học Thủ đô Hà Nội đang tiến hành đã và đang đi theo hướng “thực học, thực nghiệp”. Từ khóa: Thực học, thực nghiệp, Đông Kinh nghĩa thục, Đại học Thủ đô Hà Nội. I. MỞ ĐẦU Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 tác động đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội trong đó đặt ra nhiều thách thức cho nền giáo dục Việt Nam. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI (Nghị quyết số 29-NQ/TW) đã đề ra vấn đề về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Cần chủ động phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của cơ chế thị trường, đảm bảo định hướng XHCN, xây dựng một nền giáo dục mở, thực học, thực nghiệp, dạy tốt, học tốt, quản lý tốt. Đối với giáo dục đại học cần tập trung đào tạo nhân lực trình độ cao, bồi dưỡng nhân tài, phát triển phẩm chất và năng lực tự học, tự làm giàu tri thức, sáng tạo của người học, phấn đấu đến năm 2030, nền giáo dục Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực. Để đạt được mục tiêu đó, vấn đề thực học, thực nghiệp ngày càng trở thành vấn đề cấp thiết. Hà Nội với vị thế là Thủ đô có bề dày lịch sử ngàn năm văn hiến, cái nôi của nền giáo dục Việt Nam thì càng cần thiết phải đẩy mạnh vấn đề thực học, thực nghiệp ở các cấp học, nhất là ở bậc đại học hướng đến cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho Thủ đô và đất nước. Nhìn lại lịch sử giáo dục Việt Nam thì tư tưởng thực học, thực 1 Trường Đại học Thủ đô Hà Nội. Phần I: QUAN ĐIỂM VỀ “NỀN GIÁO DỤC THỰC CHẤT CỦA VIỆT NAM VÀ THẾ GIỚI” 227 nghiệp đã bắt đầu xuất hiện trong các nhà giáo ở Hà Nội từ đầu thế kỷ XX, tư tưởng đó được giảng dạy tại Trường Đông Kinh nghĩa thục - Hà Nội. Trải qua hơn một thế kỷ, tư tưởng đó đã và đang được phát huy, cụ thể hóa trong đường lối giáo dục ở Việt Nam phù hợp với các bối cảnh lịch sử khác nhau. Bài viết này muốn làm rõ hơn tư tưởng thực học, thực nghiệp tại Đông Kinh nghĩa thục. Tư tưởng đó được kế tiếp qua các giai đoạn lịch sử đã và đang được hiện hữu một phần trong chương trình giáo dục tại các trường đại học định hướng ứng dụng, trong đó có Trường Đại học Thủ đô Hà Nội. 2. NỘI DUNG 2.1. Đông Kinh nghĩa thục - nơi khởi đầu cho tư tưởng “thực học, thực nghiệp” Trong lịch sử giáo dục Việt Nam, Hà Nội là nơi đặt nền móng cho chế độ giáo dục khoa cử thời phong kiến. Từ thời nhà Lý, Thăng Long được chọn là nơi xây Văn Miếu, dựng Quốc Tử Giám và khởi đầu cho một nền khoa cử có ảnh hưởng sâu sắc bởi tư tưởng Nho giáo. Các kỳ thi Nho học ở Việt Nam bắt đầu có từ năm 1075 dưới triều vua Lý Nhân Tông và chấm dứt vào năm 1919 đời vua Khải Định. Trong 845 năm đó, đã có nhiều khoa thi khác nhau, ở mỗi triều đại lại có những đặc điểm khác nhau, song có một đặc điểm chung là các khoa thi đều do triều đình đứng ra tổ chức, chỉ đạo thi. Hệ thống thi cử tuyển người làm quan này gọi là khoa cử. Tư tưởng Nho giáo là tư tưởng chủ đạo trong nội dung khoa cử thời phong kiến. Khoa thi năm Kỷ Mùi (1919) là khoa thi Nho học cuối cùng ở nước ta được tổ chức vào tháng 4 năm đó. Từ đây cũng là mốc chấm dứt con đường thi cử truyền thống, vua Khải Định trong lời phê tờ trình của Bộ Học đã viết: “Kỳ thi năm nay là khoa thi cuối cùng, đường khoa cử từ đây dứt hẳn”. Quan điểm “thực học, thực nghiệp” thời phong kiến ở Việt Nam mới dừng lại ở mục đích của người học, “học để làm quan”, “Khoa cử là đường thẳng của quan trường”, chính vì lẽ đó, chọn được các vị quan thanh liêm, có đức, có tài thì vương triều phong kiến thịnh vượng, quốc gia phát triển, còn ngược lại thi cử mà không nghiêm, chọn người không đúng sẽ có đám quan lại hại nước, hại dân dẫn đến chế độ phong kiến suy vong, đất nước khủng hoảng. Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, với vị trí là nhượng địa của thực dân Pháp (từ năm 1888), chính quyền thực dân đã chọn Hà Nội làm thủ phủ của Liên bang Đông Dương. Tại ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Xây dựng nền giáo dục “thực học, thực nghiệp” (Nhìn từ Đông Kinh nghĩa thục đầu thế kỷ XX đến nay) XÂY DỰNG NỀN GIÁO DỤC “THỰC HỌC, THỰC NGHIỆP” (NHÌN TỪ ĐÔNG KINH NGHĨA THỤC ĐẦU THẾ KỶ XX ĐẾN NAY) TS. Lê Thị Thu Hương* 1 Tóm tắt: Trong lịch sử dân tộc, nền giáo dục Việt Nam ngay từ đầu thế kỷ XX đã có những ý tưởng “thực học, thực nghiệp”. Hà Nội với vị thế trung tâm văn hóa giáo dục của cả nước trong suốt bề dày lịch sử luôn là nơi khởi điểm cho những ý tưởng sáng tạo trong giáo dục. Tư tưởng giáo dục “thực học, thực nghiệp” từ các nhà giáo Trường Đông Kinh nghĩa thục của Hà Nội từ đầu thế kỷ XX, trải qua hơn một thế kỷ đến nay còn nguyên giá trị. Bài học của lịch sử về “thực học, thực nghiệp” đã và đang được thể hiện trong đường lối giáo dục của Đảng và Nhà nước Việt Nam hiện nay. Mô hình các Trường đại học theo định hướng ứng dụng trong đó có trường Đại học Thủ đô Hà Nội đang tiến hành đã và đang đi theo hướng “thực học, thực nghiệp”. Từ khóa: Thực học, thực nghiệp, Đông Kinh nghĩa thục, Đại học Thủ đô Hà Nội. I. MỞ ĐẦU Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 tác động đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội trong đó đặt ra nhiều thách thức cho nền giáo dục Việt Nam. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI (Nghị quyết số 29-NQ/TW) đã đề ra vấn đề về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Cần chủ động phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của cơ chế thị trường, đảm bảo định hướng XHCN, xây dựng một nền giáo dục mở, thực học, thực nghiệp, dạy tốt, học tốt, quản lý tốt. Đối với giáo dục đại học cần tập trung đào tạo nhân lực trình độ cao, bồi dưỡng nhân tài, phát triển phẩm chất và năng lực tự học, tự làm giàu tri thức, sáng tạo của người học, phấn đấu đến năm 2030, nền giáo dục Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực. Để đạt được mục tiêu đó, vấn đề thực học, thực nghiệp ngày càng trở thành vấn đề cấp thiết. Hà Nội với vị thế là Thủ đô có bề dày lịch sử ngàn năm văn hiến, cái nôi của nền giáo dục Việt Nam thì càng cần thiết phải đẩy mạnh vấn đề thực học, thực nghiệp ở các cấp học, nhất là ở bậc đại học hướng đến cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho Thủ đô và đất nước. Nhìn lại lịch sử giáo dục Việt Nam thì tư tưởng thực học, thực 1 Trường Đại học Thủ đô Hà Nội. Phần I: QUAN ĐIỂM VỀ “NỀN GIÁO DỤC THỰC CHẤT CỦA VIỆT NAM VÀ THẾ GIỚI” 227 nghiệp đã bắt đầu xuất hiện trong các nhà giáo ở Hà Nội từ đầu thế kỷ XX, tư tưởng đó được giảng dạy tại Trường Đông Kinh nghĩa thục - Hà Nội. Trải qua hơn một thế kỷ, tư tưởng đó đã và đang được phát huy, cụ thể hóa trong đường lối giáo dục ở Việt Nam phù hợp với các bối cảnh lịch sử khác nhau. Bài viết này muốn làm rõ hơn tư tưởng thực học, thực nghiệp tại Đông Kinh nghĩa thục. Tư tưởng đó được kế tiếp qua các giai đoạn lịch sử đã và đang được hiện hữu một phần trong chương trình giáo dục tại các trường đại học định hướng ứng dụng, trong đó có Trường Đại học Thủ đô Hà Nội. 2. NỘI DUNG 2.1. Đông Kinh nghĩa thục - nơi khởi đầu cho tư tưởng “thực học, thực nghiệp” Trong lịch sử giáo dục Việt Nam, Hà Nội là nơi đặt nền móng cho chế độ giáo dục khoa cử thời phong kiến. Từ thời nhà Lý, Thăng Long được chọn là nơi xây Văn Miếu, dựng Quốc Tử Giám và khởi đầu cho một nền khoa cử có ảnh hưởng sâu sắc bởi tư tưởng Nho giáo. Các kỳ thi Nho học ở Việt Nam bắt đầu có từ năm 1075 dưới triều vua Lý Nhân Tông và chấm dứt vào năm 1919 đời vua Khải Định. Trong 845 năm đó, đã có nhiều khoa thi khác nhau, ở mỗi triều đại lại có những đặc điểm khác nhau, song có một đặc điểm chung là các khoa thi đều do triều đình đứng ra tổ chức, chỉ đạo thi. Hệ thống thi cử tuyển người làm quan này gọi là khoa cử. Tư tưởng Nho giáo là tư tưởng chủ đạo trong nội dung khoa cử thời phong kiến. Khoa thi năm Kỷ Mùi (1919) là khoa thi Nho học cuối cùng ở nước ta được tổ chức vào tháng 4 năm đó. Từ đây cũng là mốc chấm dứt con đường thi cử truyền thống, vua Khải Định trong lời phê tờ trình của Bộ Học đã viết: “Kỳ thi năm nay là khoa thi cuối cùng, đường khoa cử từ đây dứt hẳn”. Quan điểm “thực học, thực nghiệp” thời phong kiến ở Việt Nam mới dừng lại ở mục đích của người học, “học để làm quan”, “Khoa cử là đường thẳng của quan trường”, chính vì lẽ đó, chọn được các vị quan thanh liêm, có đức, có tài thì vương triều phong kiến thịnh vượng, quốc gia phát triển, còn ngược lại thi cử mà không nghiêm, chọn người không đúng sẽ có đám quan lại hại nước, hại dân dẫn đến chế độ phong kiến suy vong, đất nước khủng hoảng. Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, với vị trí là nhượng địa của thực dân Pháp (từ năm 1888), chính quyền thực dân đã chọn Hà Nội làm thủ phủ của Liên bang Đông Dương. Tại ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Kỷ yếu hội thảo quốc gia Kỷ yếu hội thảo Xây dựng nền giáo dục thực chất Giáo dục “thực học - thực nghiệp” Đông Kinh nghĩa thục Giáo dục đại học định hướng ứng dụng Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0Gợi ý tài liệu liên quan:
-
Đề xuất phương pháp xây dựng bộ chỉ số phát triển bền vững ngành thủy sản
6 trang 471 0 0 -
Một vài khía cạnh của phân tích dữ liệu lớn trong kinh tế
10 trang 225 0 0 -
Triển khai chương trình phát triển bền vững quốc gia trong ngành thủy sản
7 trang 184 0 0 -
19 trang 181 0 0
-
Liên kết với doanh nghiệp đào tạo ngành công nghệ may trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0
5 trang 118 0 0 -
7 trang 101 0 0
-
Xây dựng bản hướng dẫn khu vực về đồng quản lý nghề cá, áp dụng quyền sử dụng của cộng đồng
5 trang 77 0 0 -
Quản lý khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản theo định hướng phát triển bền vững
10 trang 48 0 0 -
Chương trình FSPS và đồng quản lý nghề cá ở Việt Nam
11 trang 45 0 0 -
UPAS L/C - Trong thanh toán xuất nhập khẩu
7 trang 43 1 0