Xây dựng pháp luật về hoạt động thể thao điện tử ở Việt Nam
Số trang: 17
Loại file: pdf
Dung lượng: 460.96 KB
Lượt xem: 25
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết nghiên cứu xây dựng và ban hành chính sách pháp luật riêng để điều chỉnh, hướng thể thao điện tử phát triển lành mạnh, bền vững, không chỉ mang lại giá trị giải trí của lĩnh vực thể thao mà còn trở thành ngành kinh tế quan trọng của đất nước.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Xây dựng pháp luật về hoạt động thể thao điện tử ở Việt Nam XÂY DỰNG PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG THỂ THAO ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM Đào Thị Nhung1 Tóm tắt: Thể thao điện tử là một hoạt động còn khá mới ở Việt Nam, có tốc độ phát triển nhanh chóng và sôi động. Không đứng ngoài xu thế, thể thao điện tử đang từng bước chuyển mình thành một ngành kinh tế tiềm năng thu hút sự quan tâm rất lớn của các nhà đầu tư và xã hội. Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện nay, chưa có một văn bản pháp luật riêng nào điều chỉnh về thể thao điện tử. Để hạn chế những nhược điểm và phát huy những lợi thế của thể thao điện tử, cần nghiên cứu xây dựng và ban hành chính sách pháp luật riêng để điều chỉnh, hướng thể thao điện tử phát triển lành mạnh, bền vững, không chỉ mang lại giá trị giải trí của lĩnh vực thể thao mà còn trở thành ngành kinh tế quan trọng của đất nước. Từ khóa: Kinh tế số, khung pháp lý cho thể thao điện tử, thể thao điện tử. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong thời đại mà các lĩnh vực đều phải thay đổi để phù hợp với công nghệ số, thể thao cũng có những bước chuyển mình quan trọng để bắt kịp xu thế, một số trò chơi điện tử đã thăng cấp thành bộ môn thể thao điện tử. Thay vì phải hẹn nhau trực tiếp và chờ đợi mọi người đến đông đủ thì thông qua hình thức trực tuyến và quản lý của hệ thống lập trình, chúng ta chỉ cần có một máy tính được kết nối mạng và được ghép cặp với người chơi tương tự ở chung một máy chủ (sever). Thể thao điện tử (e-sports) là một ngành thể thao rất non trẻ nhưng đang có những bước phát triển như vũ bão trong suốt khoảng một thập kỷ trở lại đây. Nó dùng để miêu tả những môn thể thao xuất phát từ những trò chơi điện tử hàng ngày, được các nhà sản xuất thiết kế để tạo ra sự công bằng nhất cho cả hai đội đang thi đấu. Trên thế giới hiện nay có những Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng. Email: nhungdt@due.edu.vn 1 Phần 2. KINH TẾ HỌC 479 bộ môn thuộc thể thao điện tử rất nổi tiếng, có thể kể đến như Liên Minh Huyền Thoại, Dota 2 hay những trò chơi bắn súng như Counter Strike, PlayerUnknown’s Battlegrounds (PUBG),… Sự hưởng ứng nhanh chóng của người chơi cùng với sự phát triển của công nghệ đã làm cho thể thao điện tử trở thành “một ngành kinh tế tỷ đô” thu hút sự quan tâm của xã hội. Không đứng ngoài xu thế, thể thao điện tử ở Việt Nam cũng có những bước phát triển nhanh chóng. Tuy nhiên, hiện nay, Việt Nam chưa có một văn bản pháp luật riêng nào điều chỉnh hoạt động thể thao điện tử. Để hạn chế những nhược điểm và phát huy những lợi thế của thể thao điện tử - ngành kinh tế non trẻ, chúng ta cần xây dựng và ban hành chính sách pháp luật riêng để điều chỉnh, hướng thể thao điện tử phát triển lành mạnh, bền vững, không chỉ mang lại giá trị giải trí của lĩnh vực thể thao mà còn trở thành ngành kinh tế quan trọng của đất nước. Trong bài viết này, tác giả sẽ tìm hiểu khái niệm thể thao điện tử, phân tích thực trạng và xu hướng phát triển của thể thao điện tử, cũng như đề xuất một số khuyến nghị để xây dựng, hoàn thiện khung pháp lý cho ngành thể thao điện tử nước nhà. 2. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU 2.1. Tổng quan về thể thao điện tử 2.1.1. Khái niệm Cụm từ thể thao điện tử không còn xa lạ với giới trẻ, lĩnh vực thể thao điện tử cũng thu hút sự quan tâm đáng kể đối với nhiều người không phải là game thủ. Thể thao điện tử (E-sports/eSports) là “hình thức tổ chức cuộc thi chơi điện tử giữa nhiều người chơi, đặc biệt giữa những tuyển thủ chuyên nghiệp”. Các thể loại trò chơi điện tử phổ biến nhất liên quan đến thể thao điện tử là cuộc chiến đấu trường trực tuyến với sự tham gia của nhiều người chơi. Hay nói cách khác, eSports tức là nói về một cuộc tranh tài, thi đấu giữa các người chơi với nhau thông qua một trò chơi điện tử để tìm ra người thắng cuộc. 480 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ DÀNH CHO CÁC NHÀ KHOA HỌC TRẺ KHỐI TRƯỜNG KINH TẾ VÀ KINH DOANH... Việc thi đấu các trò chơi này thường sẽ được vận hành bởi nền tảng kỹ thuật thông qua các thiết bị điện tử như PC hay smartphone (PC, điện thoại,…) được điều khiển bởi người chơi. Không gian cho các cuộc thi đấu là không gian ảo. Các trò chơi được dùng trong thi đấu eSports thường là những game dạng nhập vai, đối kháng, tư duy chiến thuật cao như: Liên Minh Huyền Thoại (LOL), Tập Kích, Dota2 (Defense of the Ancients), CSGO (Counter-Strike: Global Offensive), FO4 (Fifa Online 4), PUBG Mobile và PUBG PC (PlayerUnknow’s Battleground), COD (Call Of Duty),… 2.1.2. Phân biệt thể thao điện tử và game Sự ra đời và phát triển nhanh chóng của Internet và các thiết bị điện tử thông tin là cơ sở cho sự ra đời và phát triển của các trò chơi điện tử mà chúng ta thường gọi là game. Trong những năm gần đây, trò chơi điện tử có bước phát triển vượt bậc, mang lại sự thu ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Xây dựng pháp luật về hoạt động thể thao điện tử ở Việt Nam XÂY DỰNG PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG THỂ THAO ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM Đào Thị Nhung1 Tóm tắt: Thể thao điện tử là một hoạt động còn khá mới ở Việt Nam, có tốc độ phát triển nhanh chóng và sôi động. Không đứng ngoài xu thế, thể thao điện tử đang từng bước chuyển mình thành một ngành kinh tế tiềm năng thu hút sự quan tâm rất lớn của các nhà đầu tư và xã hội. Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện nay, chưa có một văn bản pháp luật riêng nào điều chỉnh về thể thao điện tử. Để hạn chế những nhược điểm và phát huy những lợi thế của thể thao điện tử, cần nghiên cứu xây dựng và ban hành chính sách pháp luật riêng để điều chỉnh, hướng thể thao điện tử phát triển lành mạnh, bền vững, không chỉ mang lại giá trị giải trí của lĩnh vực thể thao mà còn trở thành ngành kinh tế quan trọng của đất nước. Từ khóa: Kinh tế số, khung pháp lý cho thể thao điện tử, thể thao điện tử. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong thời đại mà các lĩnh vực đều phải thay đổi để phù hợp với công nghệ số, thể thao cũng có những bước chuyển mình quan trọng để bắt kịp xu thế, một số trò chơi điện tử đã thăng cấp thành bộ môn thể thao điện tử. Thay vì phải hẹn nhau trực tiếp và chờ đợi mọi người đến đông đủ thì thông qua hình thức trực tuyến và quản lý của hệ thống lập trình, chúng ta chỉ cần có một máy tính được kết nối mạng và được ghép cặp với người chơi tương tự ở chung một máy chủ (sever). Thể thao điện tử (e-sports) là một ngành thể thao rất non trẻ nhưng đang có những bước phát triển như vũ bão trong suốt khoảng một thập kỷ trở lại đây. Nó dùng để miêu tả những môn thể thao xuất phát từ những trò chơi điện tử hàng ngày, được các nhà sản xuất thiết kế để tạo ra sự công bằng nhất cho cả hai đội đang thi đấu. Trên thế giới hiện nay có những Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng. Email: nhungdt@due.edu.vn 1 Phần 2. KINH TẾ HỌC 479 bộ môn thuộc thể thao điện tử rất nổi tiếng, có thể kể đến như Liên Minh Huyền Thoại, Dota 2 hay những trò chơi bắn súng như Counter Strike, PlayerUnknown’s Battlegrounds (PUBG),… Sự hưởng ứng nhanh chóng của người chơi cùng với sự phát triển của công nghệ đã làm cho thể thao điện tử trở thành “một ngành kinh tế tỷ đô” thu hút sự quan tâm của xã hội. Không đứng ngoài xu thế, thể thao điện tử ở Việt Nam cũng có những bước phát triển nhanh chóng. Tuy nhiên, hiện nay, Việt Nam chưa có một văn bản pháp luật riêng nào điều chỉnh hoạt động thể thao điện tử. Để hạn chế những nhược điểm và phát huy những lợi thế của thể thao điện tử - ngành kinh tế non trẻ, chúng ta cần xây dựng và ban hành chính sách pháp luật riêng để điều chỉnh, hướng thể thao điện tử phát triển lành mạnh, bền vững, không chỉ mang lại giá trị giải trí của lĩnh vực thể thao mà còn trở thành ngành kinh tế quan trọng của đất nước. Trong bài viết này, tác giả sẽ tìm hiểu khái niệm thể thao điện tử, phân tích thực trạng và xu hướng phát triển của thể thao điện tử, cũng như đề xuất một số khuyến nghị để xây dựng, hoàn thiện khung pháp lý cho ngành thể thao điện tử nước nhà. 2. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU 2.1. Tổng quan về thể thao điện tử 2.1.1. Khái niệm Cụm từ thể thao điện tử không còn xa lạ với giới trẻ, lĩnh vực thể thao điện tử cũng thu hút sự quan tâm đáng kể đối với nhiều người không phải là game thủ. Thể thao điện tử (E-sports/eSports) là “hình thức tổ chức cuộc thi chơi điện tử giữa nhiều người chơi, đặc biệt giữa những tuyển thủ chuyên nghiệp”. Các thể loại trò chơi điện tử phổ biến nhất liên quan đến thể thao điện tử là cuộc chiến đấu trường trực tuyến với sự tham gia của nhiều người chơi. Hay nói cách khác, eSports tức là nói về một cuộc tranh tài, thi đấu giữa các người chơi với nhau thông qua một trò chơi điện tử để tìm ra người thắng cuộc. 480 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ DÀNH CHO CÁC NHÀ KHOA HỌC TRẺ KHỐI TRƯỜNG KINH TẾ VÀ KINH DOANH... Việc thi đấu các trò chơi này thường sẽ được vận hành bởi nền tảng kỹ thuật thông qua các thiết bị điện tử như PC hay smartphone (PC, điện thoại,…) được điều khiển bởi người chơi. Không gian cho các cuộc thi đấu là không gian ảo. Các trò chơi được dùng trong thi đấu eSports thường là những game dạng nhập vai, đối kháng, tư duy chiến thuật cao như: Liên Minh Huyền Thoại (LOL), Tập Kích, Dota2 (Defense of the Ancients), CSGO (Counter-Strike: Global Offensive), FO4 (Fifa Online 4), PUBG Mobile và PUBG PC (PlayerUnknow’s Battleground), COD (Call Of Duty),… 2.1.2. Phân biệt thể thao điện tử và game Sự ra đời và phát triển nhanh chóng của Internet và các thiết bị điện tử thông tin là cơ sở cho sự ra đời và phát triển của các trò chơi điện tử mà chúng ta thường gọi là game. Trong những năm gần đây, trò chơi điện tử có bước phát triển vượt bậc, mang lại sự thu ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Kinh tế số Khung pháp lý cho thể thao điện tử Thể thao điện tử Xây dựng pháp luật về hoạt động thể thao Hoạt động thể thao điện tửTài liệu liên quan:
-
Báo cáo kế hoạch chuyển đổi số năm 2023 và dữ liệu số quốc gia
25 trang 332 1 0 -
Phát triển công nghệ thông tin theo Nghị quyết đại hội XIII của Đảng
7 trang 323 0 0 -
Tổng luận Giải pháp chính sách phát triển nền kinh tế số
46 trang 249 1 0 -
1032 trang 107 0 0
-
Lao động Việt Nam trong phát triển nền kinh tế số: Thực trạng và giải pháp
7 trang 82 1 0 -
Hành vi mua hàng ngẫu hứng của giới trẻ trên các trang thương mại điện tử
19 trang 75 0 0 -
Khoảng cách số của người cao tuổi và thương mại điện tử tại Việt Nam: Thực trạng và hàm ý chính sách
16 trang 73 1 0 -
Các loại hình thanh toán điện tử ở Việt Nam - nghiên cứu điển hình tại Hải Phòng
11 trang 68 0 0 -
Chuyển đổi số trong quản lý tài chính để phát triển kinh tế số ở tỉnh Bắc Giang
4 trang 64 0 0 -
Hệ sinh thái kinh tế số tại Việt Nam
10 trang 60 0 0