Xây dựng quan hệ giữa tần suất và thiệt hại do lũ lụt phục vụ xây dựng chiến lược quản lý rủi ro lũ lụt ở vùng ngập lũ châu thổ sông Mê Kông
Số trang: 7
Loại file: pdf
Dung lượng: 965.37 KB
Lượt xem: 6
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Nghiên cứu này xây dựng các mối quan hệ giữa tần suất lũ và thiệt hại cho vùng đồng bằng ngập lũ xuyên biên giới của Việt Nam và Campuchia để đánh giá các rủi ro do hiện trạng lũ lụt, cũng như trong tương lai (gồm các kịch bản phát triển trên lưu vực và biến đổi khí hậu) làm cơ sở để xây dựng các định hướng chiến lược để quản lý những rủi ro lũ lụt nêu trên.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Xây dựng quan hệ giữa tần suất và thiệt hại do lũ lụt phục vụ xây dựng chiến lược quản lý rủi ro lũ lụt ở vùng ngập lũ châu thổ sông Mê Kông Tuyển tập Báo cáo khoa học Hội thảo “Ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý tài nguyên nước”Doi: 10.15625/vap.2021.0124 XÂY DỰNG QUAN HỆ GIỮA TẦN SUẤT VÀ THIỆT HẠI DO LŨ LỤT PHỤC VỤ XÂY DỰNG CHIẾN LƢỢC QUẢN LÝ RỦI RO LŨ LỤT Ở VÙNG NGẬP LŨ CHÂU THỔ SÔNG MÊ KÔNG Nguyễn Huy Phương, Phạm Tường, Nguyễn Đình Đạt Văn phòng thường trực Ủy ban Sông Mê Công Việt Nam Tóm tắt Hàng năm, lũ lụt xảy ra ở hạ lưu vực sông Mê Kông mang lại cảnhững tác động tích cực và tiêu cực. Lũ về đem theo cả nguồn lợi thủy sản,tải thêm một lượng lớn phù sa màu mỡ cho cả vùng châu thổ sông MêKông. Tuy nhiên, lũ ở trên lưu vực sông Mê Kông cũng tiềm ẩn nhiểu rủiro đến đời sống dân sinh và hạ tầng phát triển kinh tế - xã hội. Trong đóvùng ngập lũ xuyên biên giới Việt Nam và Campuchia là vùng chịu ảnhhưởng nhiều nhất của tình hình lũ lụt trên sông Mê Kông. Đây là một vùngcó vai trò hết sức quan trọng đối với kinh tế - xã hội, môi trường - sinh tháicủa cả Việt Nam và Campchia. Việc xây dựng một định hướng chiến lượcnhằm quản lý những rủi ro do lũ lụt gây ra là một nhiệm vụ hết sức quantrọng, nhất là trong bối cảnh tác động hiện hữu của hiện tượng biến đổikhí hậu và nước biển dâng. Nghiên cứu này xây dựng các mối quan hệ giữa tần suất lũ và thiệthại cho vùng đồng bằng ngập lũ xuyên biên giới của Việt Nam vàCampuchia để đánh giá các rủi ro do hiện trạng lũ lụt, cũng như trongtương lai (gồm các kịch bản phát triển trên lưu vực và biến đổi khí hậu)làm cơ sở để xây dựng các định hướng chiến lược để quản lý những rủiro lũ lụt nêu trên. Nghiên cứu đã áp dụng phương pháp luận “từ trênxuống”, theo đó việc ước tính thiệt hại lũ lụt trung bình hàng năm bằngcách kết hợp các mối quan hệ ước tính thiệt hại do lũ lụt khu vực vớicác phân tích tần suất cấp độ lũ để tạo ra các đường cong xác suất thiệthại lũ lụt, từ đó có thể tính toán thiệt hại trung bình hàng năm của khuvực và rủi ro lũ lụt. VIỆN KHOA HỌC TÀI NGUYÊN NƯỚC 185 Tuyển tập Báo cáo khoa học Hội thảo “Ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý tài nguyên nước” Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra: (i) Các vùng ngập lụt của Việt Nam -Campuchia đối mặt với nguy cơ lũ lụt có khả năng gia tăng lớn trongtương lai, với kịch bản cực đoan nhất nguy cơ ngập lũ của phầnCampuchia có thể tăng gần 40 lần, trong khi của Việt Nam có thể tăng gấp20 lần. (ii) Trên toàn bộ vùng ngập lũ, mức độ rủi ro gia tăng liên quanđến tăng trưởng kinh tế - xã hội trong tương lai khi hàng loạt các côngtrình hạ tầng được xây dựng. (iii) Dự báo mực nước biển dâng, cùng vớilượng mưa trong tương lai do BĐKH gây ra, đã tăng gấp đôi rủi ro trongtương lai ở vùng ngập lũ của Campuchia và gấp 3 lần của Việt Nam. Từ khóa: Lũ lụt, tần suất lũ, thiệt hại, rủi ro do lũ lụt, vùng ngập lũxuyên biên giới Việt Nam và Campuchia. 1. Giới thiệu Sông Mê Kông dài 4.880 km bắt nguồn từ cao nguyên Thanh Hải(Trung Quốc), chảy dài theo suốt tỉnh Vân Nam, qua các nước Mianma,Thái Lan, Lào, Campuchia trước khi vào Việt Nam rồi đổ ra Biển Đông.Mê Kông là dòng sông dài thứ 10 trên thế giới và lớn thứ 12 về tổng lượngdòng chảy hàng năm. Việt Nam có hai vùng chính thuộc lưu vực sông MêKông đó là lưu vực sông Cửu Long và lưu vực sông Sê San - Sêrêpôk. Hàng năm, lũ lụt xảy ra ở hạ lưu vực sông Mê Kông mang lại cả nhữngtác động tích cực và tiêu cực. Lũ về đem theo cả nguồn lợi thủy sản, tảithêm một lượng lớn phù sa màu mỡ cho cả vùng châu thổ sông Mê Kông.Giá trị trung bình hàng năm của lợi ích do lũ lụt đem lại là khoảng 8 - 10 tỷđô la Mỹ. Tuy nhiên, lũ ở trên lưu vực sông Mê Kông cũng tiềm ẩn nhiểurủi ro đến đời sống dân sinh và hạ tầng phát triển kinh tế - xã hội. Ở hạ lưuvực sông Mê Kông có 3 khu vực có rủi ro ngập lũ lớn là: (1) Vùng đồngbằng ngập lũ thấp hơn của lưu vực Xê Bang Phai (XBF) ở CHDCND Lào,(2) Vùng đồng bằng ngập lũ thấp hơn của lưu vực Nam Mai Kok (NMK)phía Đông Bắc Thái Lan và (3) Vùng đồng bằng ngập lũ xuyên biên giới(TB) rộng lớn của hạ lưu sông Mê Kông ở Campuchia và Đồng bằng sôngCửu Long của Việt Nam. Trong đó vùng ngập lũ xuyên biên giới Việt Namvà Campuchia là vùng chịu ảnh hưởng nhiều nhất của tình hình lũ lụt trênsông Mê Kông. Đây là một vùng có vai trò hết sức quan trọng đối với kinhtế - xã hội, môi trường-sinh thái của cả Việt Nam và Campchia. Việc xây186 VIỆN KHOA HỌC TÀI NGUYÊN NƯỚC Tuyển tập Báo cáo khoa học Hội thảo “Ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý tài nguyên nước”dựng một định hướng chiến lược nhằm quản lý những rủi ro do lũ lụt gâyra là một nhiệm vụ hết sức quan trọng, nhất là trong bối cảnh tác động hiệnhữu của hiện tượng biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Cùng với đó là sựphát triển cơ sở hạ tầng trên vùng ngập lũ phục vụ phát triển kinh tế - xãhội đã làm thay đổi hiện trạng địa hình các tuyến thoát lũ làm gia tăng mứcđộ ngập lũ ở một số địa phương. Để đánh giá các rủi ro do hiện trạng lũ lụt, cũng như trong tương lai(gồm các kịch bản phát triển trên lưu vực và biến đổi khí hậu) làm cơ sở đểxây dựng các Định hướng chiến lược để quản lý những rủi ro này cần xâydựng các mối quan hệ giữa tần suất lũ và thiệt hại cho vùng đồng bằngngập lũ xuyên biên giới của Việt Nam và Campuchia. 2. Phương pháp luận Phương pháp luận “từ trên xuống” đã được áp dụng theo đó việc ướctính thiệt hại lũ lụt trung bình hàng năm bằng cách kết hợp các mối quanhệ ước tính thiệt hại do lũ lụt khu vực với các phân tích tần suất cấp độ lũđể tạo ra các đường cong xác suất thiệt hại lũ lụt, từ đó có thể tính toánthiệt hại trung bình hàng năm của khu vực ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Xây dựng quan hệ giữa tần suất và thiệt hại do lũ lụt phục vụ xây dựng chiến lược quản lý rủi ro lũ lụt ở vùng ngập lũ châu thổ sông Mê Kông Tuyển tập Báo cáo khoa học Hội thảo “Ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý tài nguyên nước”Doi: 10.15625/vap.2021.0124 XÂY DỰNG QUAN HỆ GIỮA TẦN SUẤT VÀ THIỆT HẠI DO LŨ LỤT PHỤC VỤ XÂY DỰNG CHIẾN LƢỢC QUẢN LÝ RỦI RO LŨ LỤT Ở VÙNG NGẬP LŨ CHÂU THỔ SÔNG MÊ KÔNG Nguyễn Huy Phương, Phạm Tường, Nguyễn Đình Đạt Văn phòng thường trực Ủy ban Sông Mê Công Việt Nam Tóm tắt Hàng năm, lũ lụt xảy ra ở hạ lưu vực sông Mê Kông mang lại cảnhững tác động tích cực và tiêu cực. Lũ về đem theo cả nguồn lợi thủy sản,tải thêm một lượng lớn phù sa màu mỡ cho cả vùng châu thổ sông MêKông. Tuy nhiên, lũ ở trên lưu vực sông Mê Kông cũng tiềm ẩn nhiểu rủiro đến đời sống dân sinh và hạ tầng phát triển kinh tế - xã hội. Trong đóvùng ngập lũ xuyên biên giới Việt Nam và Campuchia là vùng chịu ảnhhưởng nhiều nhất của tình hình lũ lụt trên sông Mê Kông. Đây là một vùngcó vai trò hết sức quan trọng đối với kinh tế - xã hội, môi trường - sinh tháicủa cả Việt Nam và Campchia. Việc xây dựng một định hướng chiến lượcnhằm quản lý những rủi ro do lũ lụt gây ra là một nhiệm vụ hết sức quantrọng, nhất là trong bối cảnh tác động hiện hữu của hiện tượng biến đổikhí hậu và nước biển dâng. Nghiên cứu này xây dựng các mối quan hệ giữa tần suất lũ và thiệthại cho vùng đồng bằng ngập lũ xuyên biên giới của Việt Nam vàCampuchia để đánh giá các rủi ro do hiện trạng lũ lụt, cũng như trongtương lai (gồm các kịch bản phát triển trên lưu vực và biến đổi khí hậu)làm cơ sở để xây dựng các định hướng chiến lược để quản lý những rủiro lũ lụt nêu trên. Nghiên cứu đã áp dụng phương pháp luận “từ trênxuống”, theo đó việc ước tính thiệt hại lũ lụt trung bình hàng năm bằngcách kết hợp các mối quan hệ ước tính thiệt hại do lũ lụt khu vực vớicác phân tích tần suất cấp độ lũ để tạo ra các đường cong xác suất thiệthại lũ lụt, từ đó có thể tính toán thiệt hại trung bình hàng năm của khuvực và rủi ro lũ lụt. VIỆN KHOA HỌC TÀI NGUYÊN NƯỚC 185 Tuyển tập Báo cáo khoa học Hội thảo “Ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý tài nguyên nước” Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra: (i) Các vùng ngập lụt của Việt Nam -Campuchia đối mặt với nguy cơ lũ lụt có khả năng gia tăng lớn trongtương lai, với kịch bản cực đoan nhất nguy cơ ngập lũ của phầnCampuchia có thể tăng gần 40 lần, trong khi của Việt Nam có thể tăng gấp20 lần. (ii) Trên toàn bộ vùng ngập lũ, mức độ rủi ro gia tăng liên quanđến tăng trưởng kinh tế - xã hội trong tương lai khi hàng loạt các côngtrình hạ tầng được xây dựng. (iii) Dự báo mực nước biển dâng, cùng vớilượng mưa trong tương lai do BĐKH gây ra, đã tăng gấp đôi rủi ro trongtương lai ở vùng ngập lũ của Campuchia và gấp 3 lần của Việt Nam. Từ khóa: Lũ lụt, tần suất lũ, thiệt hại, rủi ro do lũ lụt, vùng ngập lũxuyên biên giới Việt Nam và Campuchia. 1. Giới thiệu Sông Mê Kông dài 4.880 km bắt nguồn từ cao nguyên Thanh Hải(Trung Quốc), chảy dài theo suốt tỉnh Vân Nam, qua các nước Mianma,Thái Lan, Lào, Campuchia trước khi vào Việt Nam rồi đổ ra Biển Đông.Mê Kông là dòng sông dài thứ 10 trên thế giới và lớn thứ 12 về tổng lượngdòng chảy hàng năm. Việt Nam có hai vùng chính thuộc lưu vực sông MêKông đó là lưu vực sông Cửu Long và lưu vực sông Sê San - Sêrêpôk. Hàng năm, lũ lụt xảy ra ở hạ lưu vực sông Mê Kông mang lại cả nhữngtác động tích cực và tiêu cực. Lũ về đem theo cả nguồn lợi thủy sản, tảithêm một lượng lớn phù sa màu mỡ cho cả vùng châu thổ sông Mê Kông.Giá trị trung bình hàng năm của lợi ích do lũ lụt đem lại là khoảng 8 - 10 tỷđô la Mỹ. Tuy nhiên, lũ ở trên lưu vực sông Mê Kông cũng tiềm ẩn nhiểurủi ro đến đời sống dân sinh và hạ tầng phát triển kinh tế - xã hội. Ở hạ lưuvực sông Mê Kông có 3 khu vực có rủi ro ngập lũ lớn là: (1) Vùng đồngbằng ngập lũ thấp hơn của lưu vực Xê Bang Phai (XBF) ở CHDCND Lào,(2) Vùng đồng bằng ngập lũ thấp hơn của lưu vực Nam Mai Kok (NMK)phía Đông Bắc Thái Lan và (3) Vùng đồng bằng ngập lũ xuyên biên giới(TB) rộng lớn của hạ lưu sông Mê Kông ở Campuchia và Đồng bằng sôngCửu Long của Việt Nam. Trong đó vùng ngập lũ xuyên biên giới Việt Namvà Campuchia là vùng chịu ảnh hưởng nhiều nhất của tình hình lũ lụt trênsông Mê Kông. Đây là một vùng có vai trò hết sức quan trọng đối với kinhtế - xã hội, môi trường-sinh thái của cả Việt Nam và Campchia. Việc xây186 VIỆN KHOA HỌC TÀI NGUYÊN NƯỚC Tuyển tập Báo cáo khoa học Hội thảo “Ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý tài nguyên nước”dựng một định hướng chiến lược nhằm quản lý những rủi ro do lũ lụt gâyra là một nhiệm vụ hết sức quan trọng, nhất là trong bối cảnh tác động hiệnhữu của hiện tượng biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Cùng với đó là sựphát triển cơ sở hạ tầng trên vùng ngập lũ phục vụ phát triển kinh tế - xãhội đã làm thay đổi hiện trạng địa hình các tuyến thoát lũ làm gia tăng mứcđộ ngập lũ ở một số địa phương. Để đánh giá các rủi ro do hiện trạng lũ lụt, cũng như trong tương lai(gồm các kịch bản phát triển trên lưu vực và biến đổi khí hậu) làm cơ sở đểxây dựng các Định hướng chiến lược để quản lý những rủi ro này cần xâydựng các mối quan hệ giữa tần suất lũ và thiệt hại cho vùng đồng bằngngập lũ xuyên biên giới của Việt Nam và Campuchia. 2. Phương pháp luận Phương pháp luận “từ trên xuống” đã được áp dụng theo đó việc ướctính thiệt hại lũ lụt trung bình hàng năm bằng cách kết hợp các mối quanhệ ước tính thiệt hại do lũ lụt khu vực với các phân tích tần suất cấp độ lũđể tạo ra các đường cong xác suất thiệt hại lũ lụt, từ đó có thể tính toánthiệt hại trung bình hàng năm của khu vực ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tần suất lũ Rủi ro do lũ lụt Ngập lũ xuyên biên giới Quản lý rủi ro lũ lụt Hiện tượng nước biển dângGợi ý tài liệu liên quan:
-
181 trang 67 0 0
-
13 trang 43 0 0
-
Áp dụng thuật toán học máy để dự báo độ mặn trên sông Hàm Luông, tỉnh Bến Tre
14 trang 41 0 0 -
Kế toán nước cho lưu vực sông Cả
3 trang 32 0 0 -
Phân tích ảnh hưởng của mức độ ăn mòn cốt thép trong bê tông đến ứng xử của dầm bê tông cốt thép
4 trang 31 0 0 -
10 trang 27 0 0
-
Báo cáo biến đổi khí hậu: Tác động và các giải pháp thích ứng
37 trang 26 0 0 -
11 trang 26 0 0
-
10 trang 25 0 0
-
Thành lập bản đồ ngập lụt do nước biển dâng trong tình huống bão mạnh và siêu bão cho tỉnh Nghệ An
3 trang 24 0 0