Pháp quyền và nhà nước pháp quyền Một trong những đặc trưng của nhà nước là mối liên hệ mật thiết với pháp quyền. pháp quyền là hình thức điều tiết hành vi của con người, là tổng thể những chuẩn mực hành vi do nhà nước đặt ra và chuẩn y nhằm duy trì trật tự kinh tế, chính trị, xã hội và những trật tự khác có trong xã hội, đó là ý chí của giai cấp thống trị được nâng lên thành luật. Trong chế độ công xã nguyên thuỷ không có pháp quyền. Trật tự...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân
Xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã
hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân
1. Pháp quyền và nhà nước pháp quyền
Một trong những đặc trưng của nhà nước là mối liên hệ mật thiết với pháp quyền.
pháp quyền là hình thức điều tiết hành vi của con người, là tổng thể những chuẩn
mực hành vi do nhà nước đặt ra và chuẩn y nhằm duy trì trật tự kinh tế, chính trị,
xã hội và những trật tự khác có trong xã hội, đó là ý chí của giai cấp thống trị được
nâng lên thành luật. Trong chế độ công xã nguyên thuỷ không có pháp quyền. Trật
tự đời sống xã hội thời kỳ này được duy trì bằng sức mạnh của tập quán, truyền
thống, uy tín, tinh thần của tr ưởng lão thị tộc đại diện cho lợi ích chung của các
thành viên. Khi xã hội phân chia thành giai cấp, những lợi ích đối lập nhau xuất
hiện, tập quán, truyền thống, uy tín không thể điều tiết đ ược hành vi của con
người, mà chỉ có pháp quyền. Xã hội có giai cấp không thể tồn tại, nếu không thể
chế hoá bằng pháp quyền các mối quan hệ sở hữu, gia đình, hôn nhân và các quan
hệ khác. Thông qua pháp quyền được trình bày dưới hình thức luật, nhà nước thực
hiện chức năng lập pháp.
Lịch sử xã hội loài người từ trước đến nay có bốn kiểu nhà nước có liên hệ mật
thiết với pháp quyền là nô lệ, phong kiến, tư sản và vô sản. nhà nước pháp quyền
mà chúng ta quan niệm không phải là một kiểu nhà nước gắn liền với một giai cấp
như nhà nước chủ nô, phong kiến, tư sản, xã hội chủ nghĩa, mà là một hình thức tổ
chức nhà nước, một trình độ phát triển của nhà nước về phương diện tổ chức
quyền lực để bảo đảm Hiến pháp và pháp luật giữ địa vị tối cao. nói một cách khái
quát là, hệ thống các tư tưởng, quan điểm đề cao pháp luật, pháp chế trong tổ
chức, hoạt động của bộ máy nhà nước và trong đời sống xã hội. Nhà nước pháp
quyền là nhà nước quản lý xã hội theo pháp luật.
Đặc trưng cơ bản của nhà nước pháp quyền bao gồm: Trước hết, sự đảm bảo tối
cao của Hiến pháp và pháp luật trong đời sống xã hội, trong đó pháp luật phải
phản ánh ý chí chung của nhân dân và lợi ích chung của xã hội. Thứ hai, Nhà nước
thực hiện và bảo vệ các quyền dân sự, chính trị, kinh tế, xã hội và văn hoá của
công dân. Pháp luật chỉ cấm những gì có hại cho xã hội. Công dân được tự do làm
những gì pháp luật không cấm. Thứ ba, nhà nước và nhân dân bảo đảm trách
nhiệm lẫn nhau, có quan hệ mật thiết và ràng buộc lẫn nhau về quyền và nghĩa vụ
do pháp luật điều chỉnh. Bảo đảm đầy đủ quyền và nghĩa vụ công dân là trách
nhiệm của Nhà nước. Nhà nước chịu trách nhiệm trước công dân về những hoạt
động của mình và công dân chịu trách nhiệm trước Nhà nước về những hành vi vi
phạm pháp luật của mình. Thứ tư, Nhà nước pháp quyền phải có hình thức tổ chức
quyền lực thích hợp để thực hiện hữu hiệu việc xây dựng hệ thống pháp luật, giám
sát sự tuân thủ pháp luật, xử lý các vi phạm pháp luật, bảo đảm cho pháp luậ t được
thực hiện một cách nghiêm minh.
Hiện nay trên thế giới, dựa trên các nguyên tắc và các đặc trưng của nhà nước
pháp quyền, một quốc gia, dân tộc xây dựng và phân công quyền lực nhà nước
riêng của mình xuất phát từ điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội, lịch sử và truyền
thống dân tộc. Không thể có một “mô hình kiểu mẫu” duy nhất của nhà nước pháp
quyền, bắt buộc các dân tộc phải tuân theo.
2. Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Chủ tịch Hồ Chí Minh là người sáng lập Nhà nước Cộng hoà dân chủ Việt Nam,
người trực tiếp chỉ đạo việc xây dựng bộ máy nhà nước và hệ thống pháp luật của
nước Việt Nam mới. Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước dân chủ, trong
đó pháp quyền được đề cao đã xuất hiện sớm. Trong bài “Việt Nam yêu cầu ca”
đầu những năm 20 của thế kỷ XX, Người đã coi trọng vai trò của pháp quyền:
“Trăm điều phải có thần linh pháp quyền”. Trong quá tr ình lãnh đạo cách mạng, tư
tưởng xây dựng nhà nước pháp quyền của Hồ Chí Minh thể hiện ở các nội dung c ơ
bản sau: Trước hết, nhà nước Việt Nam phải là nhà nước dân chủ triệt để. Đó là
nền dân chủ đề cao nhân dân, nhân dân là chủ thể, mọi quyền hành và lực lượng
đều ở nơi dân, được thực hiện triệt để cả dân chủ đại diện và trực tiếp. Để bảo vệ
quyền dân chủ của nhân dân, Hồ Chí Minh coi chuyên chính là cái để giữ cho
quyền dân chủ đó.
Người cho rằng chế độ nào cũng có chuyên chính, vấn đề là ai chuyên chính ai, vì
lợi ích của đa số hay thiểu số. Thứ hai, nhà nước pháp quyền Việt Nam là nhà
nước pháp quyền hợp hiến, hợp pháp. Trong phiên họp đầu tiên của Hội đồng
Chính phủ ngày 3.9.1945, Người đề ra hai nhiệm vụ liên quan tới xây dựng nhà
nước pháp quyền là: tổ chức Tổng tuyển cử và Xây dựng Hiến pháp để xác lập nền
tảng dân chủ và nhà nước hợp hiến, hợp pháp ở Việt Nam. Thứ ba, hệ thống pháp
luật ở Việt Nam là hệ thống pháp luật dân chủ, tiến bộ, hướng tới các giá trị nhân
văn. Hồ Chí Minh cho rằng pháp luật của ta là pháp luật dân chủ vì nó bảo vệ
quyền tự do rộng rãi của nhân dân lao động. Muốn vậy, nhà nước phải thực sự của
dân, chăm lo tới lợi ích của nhân dân. Thứ t ư, nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa Việt Nam là công cụ bảo vệ và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, bảo
vệ và phát triển quyền con người. Quyền con người của tư tưởng Hồ Chí Minh bao
gồm quyền tự do cá nhân, quyền bình đẳng giữa các dân tộc trên thế giới, độc lập
dân tộc và giải phóng con người.
Như vậy, tư tưởng nhà nước pháp quyền của Hồ Chí Minh rất phong phú, nhất
quán và những tư tưởng ấy đã được Đảng ta vận dụng, phát triển để xây dựng nhà
nước pháp quyền trong quá trình đổi mới đất nước.
Tư tưởng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa mà Đảng ta khẳng định trong quá
trình đổi mới có cơ sở tư tưởng dân chủ và xây dựng nhà nước pháp quyền trong
lịch sử, đặc biệt là nền dân chủ tư sản và tư tưởng dân chủ, xây dựng nhà nước
pháp quyền Việt Nam của Chủ tịch Hồ Chí Minh. nhận thức về xây dựng nhà
nước pháp quyền XHCN Việt Nam được thể hiện qua các Văn kiện của Đ ...