Xây dựng và phát triển quan hệ đối tác công - tư trong giáo dục đại học
Số trang: 10
Loại file: pdf
Dung lượng: 104.37 KB
Lượt xem: 9
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết này muốn thay tư duy truyền thống trong xã hội hóa giáo dục bằng tư duy quan hệ đối tác công-tư (PPP) mà quan điểm cơ bản của nó là công nhận khu vực tư là đối tác bình đẳng của khu vực công trong phát triển giáo dục nói chung, giáo dục đại học nói riêng.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Xây dựng và phát triển quan hệ đối tác công - tư trong giáo dục đại họcNATIONAL ACADEMY OF EDUCATION MANAGEMENT Journal of Education Management, 2019, Vol. 11, No. 8, pp. 1-10 This paper is available online at http://jem.naem.edu.vn XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN QUAN HỆ ĐỐI TÁC CÔNG - TƯ TRONG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC Phạm Đỗ Nhật Tiến1 Tóm tắt. Mặc dù giáo dục đại học tư thục luôn được khuyến khích phát triển trong chủ trương xã hội hóa giáo dục nước ta, nhưng tư duy phân biệt công lập-tư thục, từ các nhà hoạch định chính sách đến người dân, đã là rào cản lớn trong xây dựng thể chế cũng như tổ chức thực hiện cho sự phát triển vững bền của giáo dục đại học tư thục. Bài viết này muốn thay tư duy truyền thống trong xã hội hóa giáo dục bằng tư duy quan hệ đối tác công-tư (PPP) mà quan điểm cơ bản của nó là công nhận khu vực tư là đối tác bình đẳng của khu vực công trong phát triển giáo dục nói chung, giáo dục đại học nói riêng. Từ khóa: Giáo dục đại học tư thục; xã hội hóa giáo dục; quan hệ đối tác công-tư; thị trường giáo dục; giáo dục vì lợi nhuận.1. Đặt vấn đề Sự phát triển của giáo dục đại học tư thục nước ta nằm trong chủ trương chung về xã hội hóagiáo dục. Có thể nói, tư duy giáo dục cũng như hệ thống pháp lý đối với vấn đề xã hội hóa giáodục đã được bổ sung và phát triển không ngừng trong hơn 30 năm đổi mới giáo dục vừa qua. Sự vận động của tư duy giáo dục cho đến cuối những năm 1990 tuân theo nguyên tắc là đẩymạnh xã hội hóa, nhưng không để cơ chế thị trường thâm nhập vào giáo dục, bảo đảm giáo dục làmột lợi ích công, “cấm mọi hành vi thương mại hóa hoạt động giáo dục” (Luật Giáo dục 1998). Tư duy giáo dục này có sự thay đổi vào năm 2000 khi Chính phủ ban hành nghị định06/2000/NĐ-CP. Đó là văn bản pháp lý mở đường cho các cơ sở giáo dục nước ngoài hoạt độngvì mục đích lợi nhuận tại Việt Nam. Tiếp đó với việc chấp nhận cơ chế lợi nhuận cho các cơ sởgiáo dục ngoài công lập của Việt Nam theo tinh thần nghị quyết 05/2005/NQ-CP, chúng ta cũngđã chính thức công nhận các cơ sở giáo dục vì lợi nhuận và không vì lợi nhuận trong tiến trìnhxã hội hóa giáo dục. Quy định “cấm mọi hành vi thương mại hóa hoạt động giáo dục” trong LuậtGiáo dục 1998 cũng không còn có trong Luật Giáo dục 2005. Điều đặc biệt quan trọng hơn cả là Việt Nam đã ký cam kết về GATS trong giáo dục, chấp nhậnkhông hạn chế việc du học của học sinh, sinh viên Việt Nam, đồng thời mở cửa cho các nhà đầu tưnước ngoài tiếp cận thị trường giáo dục trong các lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học,Ngày nhận bài: 10/07/2019. Ngày nhận đăng: 05/08/2019.1 Bộ Giáo dục và Đào tạo; e-mail: phamdntien26@gmail.com. 1Phạm Đỗ Nhật Tiến JEM., Vol. 11 (2019), No. 8.giáo dục người lớn và các dịch vụ giáo dục khác. Điều đó cũng có nghĩa là chúng ta chấp nhận thịtrường giáo dục, bao gồm thị trường giáo dục nội địa cũng như thị trường giáo dục quốc tế. Vì thế, đến nay, bức tranh xã hội hóa giáo dục nước ta đã trở nên rất phức tạp. Nó có cả sự đanxen của thương mại hóa, thị trường hóa giáo dục, với sự tham gia của các nhà đầu tư trong nướclẫn đầu tư nước ngoài. Báo cáo quốc gia về phát triển con người năm 2011 (UNDP, 2011) nhậnđịnh: “trong thực tế ở Việt Nam, không chỉ thị trường hoá và tư nhân hóa các dịch vụ y tế và giáodục ngày càng tăng, mà thương mại hóa cũng tăng lên nhanh chóng và phần nhiều không đượckiểm soát, dù là ở khu vực nhà nước hay tư nhân. . . Có lẽ giờ là lúc cần xem xét lại tinh thần vàmục đích của chính sách xã hội hóa, cụ thể là để thúc đẩy sự tham gia hiệu quả của tất cả các khuvực của xã hội trong việc thiết kế, cung cấp và chi trả cho y tế và giáo dục (tr.93)”. Bài viết này muốn đề cập đến việc hoàn thiện chính sách xã hội hóa giáo dục đại học nước tatheo hướng xây dựng và phát triển quan hệ đối tác công-tư (PPP) trong giáo dục đại học. Muốnvậy, mục 2 sẽ tìm cách nhận dạng một số bất cập trong thể chế giáo dục đại học tư thục hiện nay.Mục 3 bàn về PPP để mục 4 làm rõ lợi ích của cách tiếp cận xã hội hóa theo quan điểm PPP. Mục5 trao đổi về thể chế PPP trong giáo dục đại học. Mục 6 là kết luận.2. Những bất cập trong thể chế giáo dục đại học tư thục hiện nay Có thể tạm phân định quá trình phát triển trong 33 năm đổi mới của giáo dục đại học tư thụcthành ba giai đoạn như sau: Giai đoạn 10 năm đầu đổi mới (1986-1996) với chủ trương đa dạng hóa các hình thức đào tạotrong NQTW4 (Khóa VII), một số trường đại học ngoài công lập đầu tiên, chủ yếu là bán công,dân lập, đã được thành lập với mục đích chủ yếu là tạo thêm cơ hội học lên đại học cho thanh niênkhi mà hệ thống giáo dục đại học Việt Nam chịu sức ép rất lớn về quy mô phát triển. Giai đoạn 10 năm tiếp theo (1996-2006) với chủ ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Xây dựng và phát triển quan hệ đối tác công - tư trong giáo dục đại họcNATIONAL ACADEMY OF EDUCATION MANAGEMENT Journal of Education Management, 2019, Vol. 11, No. 8, pp. 1-10 This paper is available online at http://jem.naem.edu.vn XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN QUAN HỆ ĐỐI TÁC CÔNG - TƯ TRONG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC Phạm Đỗ Nhật Tiến1 Tóm tắt. Mặc dù giáo dục đại học tư thục luôn được khuyến khích phát triển trong chủ trương xã hội hóa giáo dục nước ta, nhưng tư duy phân biệt công lập-tư thục, từ các nhà hoạch định chính sách đến người dân, đã là rào cản lớn trong xây dựng thể chế cũng như tổ chức thực hiện cho sự phát triển vững bền của giáo dục đại học tư thục. Bài viết này muốn thay tư duy truyền thống trong xã hội hóa giáo dục bằng tư duy quan hệ đối tác công-tư (PPP) mà quan điểm cơ bản của nó là công nhận khu vực tư là đối tác bình đẳng của khu vực công trong phát triển giáo dục nói chung, giáo dục đại học nói riêng. Từ khóa: Giáo dục đại học tư thục; xã hội hóa giáo dục; quan hệ đối tác công-tư; thị trường giáo dục; giáo dục vì lợi nhuận.1. Đặt vấn đề Sự phát triển của giáo dục đại học tư thục nước ta nằm trong chủ trương chung về xã hội hóagiáo dục. Có thể nói, tư duy giáo dục cũng như hệ thống pháp lý đối với vấn đề xã hội hóa giáodục đã được bổ sung và phát triển không ngừng trong hơn 30 năm đổi mới giáo dục vừa qua. Sự vận động của tư duy giáo dục cho đến cuối những năm 1990 tuân theo nguyên tắc là đẩymạnh xã hội hóa, nhưng không để cơ chế thị trường thâm nhập vào giáo dục, bảo đảm giáo dục làmột lợi ích công, “cấm mọi hành vi thương mại hóa hoạt động giáo dục” (Luật Giáo dục 1998). Tư duy giáo dục này có sự thay đổi vào năm 2000 khi Chính phủ ban hành nghị định06/2000/NĐ-CP. Đó là văn bản pháp lý mở đường cho các cơ sở giáo dục nước ngoài hoạt độngvì mục đích lợi nhuận tại Việt Nam. Tiếp đó với việc chấp nhận cơ chế lợi nhuận cho các cơ sởgiáo dục ngoài công lập của Việt Nam theo tinh thần nghị quyết 05/2005/NQ-CP, chúng ta cũngđã chính thức công nhận các cơ sở giáo dục vì lợi nhuận và không vì lợi nhuận trong tiến trìnhxã hội hóa giáo dục. Quy định “cấm mọi hành vi thương mại hóa hoạt động giáo dục” trong LuậtGiáo dục 1998 cũng không còn có trong Luật Giáo dục 2005. Điều đặc biệt quan trọng hơn cả là Việt Nam đã ký cam kết về GATS trong giáo dục, chấp nhậnkhông hạn chế việc du học của học sinh, sinh viên Việt Nam, đồng thời mở cửa cho các nhà đầu tưnước ngoài tiếp cận thị trường giáo dục trong các lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học,Ngày nhận bài: 10/07/2019. Ngày nhận đăng: 05/08/2019.1 Bộ Giáo dục và Đào tạo; e-mail: phamdntien26@gmail.com. 1Phạm Đỗ Nhật Tiến JEM., Vol. 11 (2019), No. 8.giáo dục người lớn và các dịch vụ giáo dục khác. Điều đó cũng có nghĩa là chúng ta chấp nhận thịtrường giáo dục, bao gồm thị trường giáo dục nội địa cũng như thị trường giáo dục quốc tế. Vì thế, đến nay, bức tranh xã hội hóa giáo dục nước ta đã trở nên rất phức tạp. Nó có cả sự đanxen của thương mại hóa, thị trường hóa giáo dục, với sự tham gia của các nhà đầu tư trong nướclẫn đầu tư nước ngoài. Báo cáo quốc gia về phát triển con người năm 2011 (UNDP, 2011) nhậnđịnh: “trong thực tế ở Việt Nam, không chỉ thị trường hoá và tư nhân hóa các dịch vụ y tế và giáodục ngày càng tăng, mà thương mại hóa cũng tăng lên nhanh chóng và phần nhiều không đượckiểm soát, dù là ở khu vực nhà nước hay tư nhân. . . Có lẽ giờ là lúc cần xem xét lại tinh thần vàmục đích của chính sách xã hội hóa, cụ thể là để thúc đẩy sự tham gia hiệu quả của tất cả các khuvực của xã hội trong việc thiết kế, cung cấp và chi trả cho y tế và giáo dục (tr.93)”. Bài viết này muốn đề cập đến việc hoàn thiện chính sách xã hội hóa giáo dục đại học nước tatheo hướng xây dựng và phát triển quan hệ đối tác công-tư (PPP) trong giáo dục đại học. Muốnvậy, mục 2 sẽ tìm cách nhận dạng một số bất cập trong thể chế giáo dục đại học tư thục hiện nay.Mục 3 bàn về PPP để mục 4 làm rõ lợi ích của cách tiếp cận xã hội hóa theo quan điểm PPP. Mục5 trao đổi về thể chế PPP trong giáo dục đại học. Mục 6 là kết luận.2. Những bất cập trong thể chế giáo dục đại học tư thục hiện nay Có thể tạm phân định quá trình phát triển trong 33 năm đổi mới của giáo dục đại học tư thụcthành ba giai đoạn như sau: Giai đoạn 10 năm đầu đổi mới (1986-1996) với chủ trương đa dạng hóa các hình thức đào tạotrong NQTW4 (Khóa VII), một số trường đại học ngoài công lập đầu tiên, chủ yếu là bán công,dân lập, đã được thành lập với mục đích chủ yếu là tạo thêm cơ hội học lên đại học cho thanh niênkhi mà hệ thống giáo dục đại học Việt Nam chịu sức ép rất lớn về quy mô phát triển. Giai đoạn 10 năm tiếp theo (1996-2006) với chủ ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Giáo dục đại học tư thục Xã hội hóa giáo dục Guan hệ đối tác công tư Thị trường giáo dục Giáo dục vì lợi nhuậnGợi ý tài liệu liên quan:
-
Tài liệu Bồi dưỡng nghiệp vụ thư viện trường phổ thông
171 trang 137 5 0 -
Giáo trình Xã hội học giáo dục - Lê Ngọc Lan
129 trang 28 0 0 -
Đề tài nghiên cứu khoa học: Vốn con người và mô hình xác định số năm đi học hiệu quả
75 trang 21 0 0 -
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử Việt Nam: Giáo dục – đào tạo thị xã Dĩ An từ năm 1999 đến năm 2015
100 trang 21 0 0 -
6 trang 21 0 0
-
Tài liệu hướng dẫn Xây dựng xã hội học tập
115 trang 19 0 0 -
Bài giảng 11: Chính sách giáo dục - Đỗ Thiên Anh Tuấn
37 trang 18 0 0 -
Phát triển nguồn lực giảng viên của các cơ sở giáo dục đại học trong bối cảnh tự chủ hiện nay
7 trang 18 0 0 -
29 trang 18 0 0
-
Giải pháp tăng cường chất lượng kiểm định giáo dục tại các trường tiểu học trên địa bàn Hà Nội
5 trang 18 0 0