Danh mục

Xây dựng và sử dụng bài tập phân hoá chương hiđrocacbon không no Hoá Học 11 nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 508.60 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (11 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài báo trình bày tổng quan cơ sở lí luận về năng lực giải quyết vấn đề, bài tập phân hoá, đề xuất nguyên tắc, quy trình xây dựng bài tập phân hoá trong dạy học hóa học để phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh và giới thiệu một số bài tập phân hoá chương Hiđrocacbon không no (Hoá học 11).
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Xây dựng và sử dụng bài tập phân hoá chương hiđrocacbon không no Hoá Học 11 nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinhJOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2016-0066Educational Sci., 2016, Vol. 61, No. 6A, pp. 25-35This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP PHÂN HOÁ CHƯƠNG HIĐROCACBON KHÔNG NO HOÁ HỌC 11 NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CHO HỌC SINH Trang Quang Vinh1 và Nguyễn Thị Sửu2 1 Trường Đại học An Giang, 2 Khoa Hoá học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Năng lực giải quyết vấn đề là một trong những năng lực chung quan trọng của học sinh. Năng lực này cần được phát triển trong tất cả các môn học và các cấp học. Việc xây dựng và sử dụng bài tập phân hoá trong dạy học hoá học là một giải pháp quan trọng để phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Bài báo trình bày tổng quan cơ sở lí luận về năng lực giải quyết vấn đề, bài tập phân hoá, đề xuất nguyên tắc, quy trình xây dựng bài tập phân hoá trong dạy học hóa học để phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh và giới thiệu một số bài tập phân hoá chương Hiđrocacbon không no (Hoá học 11). Các bài tập phân hoá này đã được thực nghiệm tại trường THPT Thực hành Sư phạm, Trường Đại học An Giang, Tỉnh An Giang. Kết quả thu được là tích cực, hoàn thành tốt mục tiêu đề ra góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn Hoá học ở trường phổ thông. Từ khoá: Năng lực, năng lực giải quyết vấn đề, bài tập phân hoá, dạy học hoá học, hiđrocacbon không no.1. Mở đầu Định hướng đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục nước ta trong giai đoạn hiện nay là“chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lựcvà phẩm chất người học” [2, 3]. Từ định hướng này các nhà nghiên cứu đã xác định các năng lựcchung và năng lực chuyên biệt cần phát triển cho HS ở các cấp học và các môn học. Năng lực giảiquyết vấn đề (GQVĐ) giúp học sinh (HS) có khả năng phát hiện và giải quyết các vấn đề tronghọc tập và thực tiễn để có thể tồn tại, phát triển trong xã hội tri thức và hội nhập quốc tế. Một trong những biện pháp hiệu quả để phát triển năng lực GQVĐ cho HS là sử dụng bàitập hóa học và các phương pháp dạy học tích cực (dạy học GQVĐ, dạy học dự án, dạy học theohợp đồng) đã được một số tác giả nghiên cứu trong các tài liệu [1, 5, 7]. Việc xây dựng bài tậpphân hoá (BTPH) để phát triển năng lực GQVĐ cho HS đã được tác giả [4] nghiên cứu phần Hóahọc Phi kim ở trường phổ thông. Trong khuôn khổ của bài báo này chúng tôi sẽ trình bày về cơ sở lí luận, nguyên tắc,quy trình lựa chọn và xây dựng BTPH, xây dựng một số BTPH Chương Hiđrocacbon không no(Hoá học 11).Ngày nhận bài: 10/2/2016. Ngày nhận đăng: 10/7/2016.Tác giả liên lạc: Trang Quang Vinh, địa chỉ e-mail: tqvinh@agu.edu.vn 25 Trang Quang Vinh và Nguyễn Thị Sửu2. Nội dung nghiên cứu2.1. Năng lực giải quyết vấn đề Đến đầu thế kỉ XXI, nhìn chung cộng đồng giáo dục quốc tế chấp nhận định nghĩa: “GQVĐlà khả năng suy nghĩ và hành động trong những tình huống không có quy trình, thủ tục, giải phápthông thường có sẵn. Người GQVĐ có thể ít nhiều xác định được mục tiêu hành động, nhưngkhông phải ngay lập tức biết cách làm thế nào để đạt được nó. Sự am hiểu tình huống vấn đềvà lí giải dần việc đạt mục tiêu đó trên cơ sở việc lập kế hoạch và suy luận tạo thành quá trìnhGQVĐ” [3]. Năng lực GQVĐ thể hiện khả năng của cá nhân (khi làm việc một mình hoặc làm việc cùngmột nhóm) để tư duy, suy nghĩ về tình huống vấn đề và tìm kiếm, thực hiện giải pháp cho vấn đềđó. Vì vậy ta có thể hiểu: Năng lực GQVĐ là khả năng cá nhân sử dụng hiệu quả các quá trìnhnhận thức, hành động và thái độ, động cơ, xúc cảm để giải quyết những tình huống vấn đề mà ởđó không có sẵn quy trình, thủ tục, giải pháp thông thường [3].2.2. Cấu trúc và biểu hiện của năng lực giải quyết vấn đề Theo tài liệu [3], cấu trúc chung của năng lực GQVĐ gồm bốn thành tố: Tìm hiểu vấn đề;Thiết lập không gian vấn đề; Lập kế hoạch và thực hiện giải pháp; Đánh giá và phản ánh giải pháp. Năng lực GQVĐ thông qua môn Hóa học được xác định và mô tả theo các mức độ thể hiệnnhư sau [2]: - Phân tích được tình huống trong học tập và cuộc sống, phát hiện và nêu được tình huốngcó vấn đề trong học tập cũng như trong cuộc sống. - Xác định được và biết tìm hiểu các thông tin liên quan đến vấn đề phát hiện trong các chủđề hóa học. - Thu thập và làm rõ các thông tin có liên quan đến các chủ đề đã phát hiện trong các chủđề hóa học. - Đề xuất được giả thuyết khoa học k ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: