Danh mục

Xây dựng văn hóa nhà trường trong các cơ sở giáo dục theo phương thức giáo dục hòa nhập

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 106.21 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (8 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trên cơ sở phân tích vai trò và các yếu tố cấu thành văn hóa nhà trường, bài viết đề xuất những nội dung xây dựng văn hóa nhà trường trong các cơ sở giáo dục theo phương thức giáo dục hòa nhập, gồm: Xây dựng quy chế văn hóa nhà trường theo mô hình văn hóa tích cực, tạo phong cách riêng, làm nền tảng định hướng cho mọi hoạt động chung của nhà trường cũng như công tác giáo dục hòa nhập,...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Xây dựng văn hóa nhà trường trong các cơ sở giáo dục theo phương thức giáo dục hòa nhập JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2015-0222 Educational Sci., 2015, Vol. 60, No. 8C, pp. 37-44 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn XÂY DỰNG VĂN HÓA NHÀ TRƯỜNG TRONG CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC THEO PHƯƠNG THỨC GIÁO DỤC HÒA NHẬP Trịnh Ngọc Toàn Trường Trung cấp Chuyên nghiệp Hải Phòng Tóm tắt. Trên cơ sở phân tích vai trò và các yếu tố cấu thành văn hóa nhà trường, bài viết đề xuất những nội dung xây dựng văn hóa nhà trường trong các cơ sở giáo dục theo phương thức giáo dục hòa nhập, gồm: (1) Xây dựng quy chế văn hóa nhà trường theo mô hình văn hóa tích cực, tạo phong cách riêng, làm nền tảng định hướng cho mọi hoạt động chung của nhà trường cũng như công tác giáo dục hòa nhập; (2) Định hình các giá trị cốt lõi của cơ sở giáo dục theo phương thức giáo dục hòa nhập; (3) nâng cao nhận thức văn hóa nhà trường đối với đội ngũ nhà giáo, các bậc phụ huynh và học sinh; (4) đầu tư cơ sở vật chất phù hợp với mô hình văn hóa nhà trường; (5) Xây dựng bầu không khí, môi trường thân thiện; (6) Lãnh đạo phát triển văn hóa nhà trường của Hiệu trưởng đối với cơ sở giáo dục theo phương thức giáo dục hòa nhập. Từ khóa:Văn hóa, văn hóa tổ chức, văn hóa nhà trường, giáo dục hòa nhập. 1. Mở đầu Giáo dục gắn liền với lịch sử loài người. Đối với nhân loại, giáo dục là phương thức bảo tồn và bảo vệ kho tàng tri thức văn hoá xã hội. Nhân dân Việt Nam vốn có truyền thống hiếu học và một nền giáo dục lâu đời, trải qua các thời kì lịch sử, cộng đồng người Việt đã tiếp thu và chọn lọc, hình thành nên đạo đức, tư tưởng văn hóa Việt Nam. Nền tảng văn hóa ấy đã tạo nên bản sắc về nhân cách con người Việt Nam [8;15]. Cũng như sự tồn tại của giáo dục, văn hoá xuất hiện từ khi có loài người, có xã hội. Văn hoá tồn tại khách quan và tác động vào con người sống trong nó. Nếu môi trường tự nhiên là cái nôi đầu tiên nuôi sống con người, để loài người hình thành và sinh tồn thì văn hóa là cái nôi thứ hai giúp con người trở thành “Người” theo đúng nghĩa, hoàn thiện con người, hướng con người khát vọng vươn tới chân - thiện - mỹ [8;15]. Trước hết, văn hóa không phải là một vật. Không có một vật gì chỉ là văn hóa mà không đồng thời không là cái gì khác nữa. Thứ hai, không có cái gì lại không có cái mặt văn hóa có nó [5;16]. Trong một tổ chức nói chung cũng như một nhà trường, văn hóa luôn tồn tại trong mọi hoạt động tổ chức đó. Lí luận và thực tiễn đã cho thấy, văn hóa là một nguồn lực nội sinh của một tổ chức; đồng thời, dung nạp nguồn lực ngoại sinh để tạo nên sức mạnh tổng hợp, giúp cho một tổ chức tồn tại bền vững và hoàn thành sứ mệnh của mình. Và hơn bất cứ tổ chức nào hết trong xã Ngày nhận bài: 5/7/2015 Ngày nhận đăng: 10/9/2015 Liên hệ: Trịnh Ngọc Toàn, e-mail: trinhtoanhp@gmail.com 37 Trịnh Ngọc Toàn hội, nhà trường phải là tổ chức có “hàm lượng” văn hoá cao nhất; là nơi hội tụ, kết tinh văn hoá để tạo ra những chuẩn mực văn hoá cho xã hội [8;15]. Đối với các cơ sở giáo dục theo phương thức giáo dục hòa nhập, văn hóa nhà trường sẽ tạo ra một môi trường giáo dục tích cực - môi trường tôn trọng và khích lệ sự tự do sáng tạo, phát triển trí tuệ và lòng nhân ái, xóa bỏ đi những rào cản trong hoạt động giáo dục hòa nhập để các cơ sở giáo dục theo phương thức giáo dục hòa nhập hoàn thành nhiệm vụ của mình với xã hội. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Các khái niệm cơ bản * Văn hóa: Văn hóa gắn liền với sự ra đời của nhân loại. Bản thân văn hóa rất đa dạng và phức tạp, nó là một khái niệm có ngoại diên rất rộng. Do đó, khi có những tiếp cận nghiên cứu khác nhau sẽ dẫn đến có nhiều quan niệm về thuật ngữ văn hóa. Theo hình thức biểu hiện, văn hóa được phân loại thành văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần, hay nói cách khác là văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể. Ví như trong không gian văn hóa cồng chiêng Tây nguyên, văn hóa vật thể mà ta nhìn thấy là: cồng, chiêng, nhà sàn, con người, núi rừng Tây Nguyên. Nhưng ẩn sau cái vật thể hữu hình đó là cái vô hình (văn hóa phi vật thể) như: âm hưởng, phong cách, quy tắc chơi nhạc mang đậm bản sắc dân tộc Tây Nguyên, là cái hồn của thời gian, không gian và giá trị lịch sử. Như vậy, khái niệm văn hóa rất rộng, trong đó có giá trị vật chất và giá trị tinh thần làm nền tảng định hướng cho lối sống, đạo lí, tâm hồn và hành động của con người. Từ đó, chúng ta đưa ra khái niệm về văn hóa như sau: “Văn hóa là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần mà loài người tạo ra trong quá trình lịch sử” [1;10]. * Văn hóa tổ chức và văn hóa ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: