Danh mục

Xe điện dành cho người khuyết tật sử dụng cơ cấu nâng hạ gầm

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 603.19 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Vấn đề di chuyển của người khuyết tật luôn là một điều mà xã hội quan tâm nhưng chưa ai thật sự đứng ra giải quyết, vì thế một sản phẩm thật sự dành cho người khuyết tật (NKT) là cần thiết cho NKT lẫn cả xã hội. Hiểu được điều đó, chúng tôi đã và đang nghiên cứu, chế tạo một sản phẩm thực sự dành cho NKT, đó là: Xe điện dành cho người khuyết tật sử dụng cơ cấu nâng hạ gầm.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Xe điện dành cho người khuyết tật sử dụng cơ cấu nâng hạ gầm XE ĐIỆN DÀNH CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT SỬ DỤNG CƠ CẤU NÂNG HẠ GẦM Huỳnh Văn Ngọc Thảo, Tôn Thất Trọng Thức, Nguyễn Bữu An Khang, Lê Bảo Luân, Nguyễn Minh Nhựt Viện Công Nghệ Việt-Nhật, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: TS. Hà Minh Tuấn TÓM TẮT Vấn đề di chuyển của người khuyết tật luôn là một điều mà xã hội quan tâm nhưng chưa ai thật sự đứng ra giải quyết, vì thế một sản phẩm thật sự dành cho người khuyết tật (NKT) là cần thiết cho NKT lẫn cả xã hội. Hiểu được điều đó, chúng tôi đã và đang nghiên cứu, chế tạo một sản phẩm thực sự dành cho NKT, đó là: XE ĐIỆN DÀNH CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT SỬ DỤNG CƠ CẤU NÂNG HẠ GẦM. Từ khóa: Xe cộ, ô nhiễm, tàn tật, nhu cầu sống, lao động. 1. MỞ ĐẦU Hiện nay, trên thị trường không thiếu các sản phẩm dành cho NKT phục vụ nhu cầu đi lại ví dụ như: Xe máy cải tiến thành 3 hoặc 4 bánh, xe lăn, xe lăn điện, xe điện 3 bánh phổ thông. Tuy nhiên, các sản phẩm kể trên còn nhiều điểm hạn chế: Tốc độ thấp, quãng đường đi không xa, tiện ích, tiện nghi chưa đáp ứng được yêu cầu, cần có người hỗ trợ khi lên xuống phương tiện. Từ đó, chúng tôi đã đặt mục tiêu cho sản phẩm của nhóm nhằm giải quyết các điểm hạn chế còn tồn động của các sản phẩm hiện nay để NKT được sử dụng một sản phẩm tốt hơn. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Phương pháp thu thập số liệu tìm kiếm giải pháp PD là quan sát, khảo sát, phỏng vấn và các phương pháp làm việc team được học trong môn học PD1 và PD2. 3. KHẢO SÁT THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ Đối với người khuyết tật việc hòa nhập với cộng đồng, được tự do di chuyển là điều họ mong muốn, nhưng các phương tiện đi lại cho nhóm đối tượng này vẫn chưa được thật sự chú ý tới, điều đó được nhắc đến qua bài “Xe nào cho người khuyết tật” [1]: “Hiện nay, pháp luật Việt Nam hiện hành chưa có văn bản pháp luật nào quy định cụ thể về những loại phương tiện nào là phương tiện giao thông cơ giới đường bộ dành cho người tàn tật”. 1493 Vì thế việc đi lại của người khuyết tật thường thông qua các phương tiện công cộng như Hình 3.1 các phương tiện công cộng chiếm 65,8%, với nhờ người khác giúp đỡ chiếm vị trí thứ 2 với 30,1%. Còn với các phương tiện cá nhân là các xe tự chế để di chuyển chiếm 13,7%. Từ đó, ta có thể thấy phương tiện đi Hình 3.1: Biểu đồ thực trạng tham gia giao thông của lại chủ yếu của người khuyết tật chính là các người khuyết tật phương tiện công cộng. Hình 3.2: Biểu đồ cảm nhận của NKT về PTCC và PTCN Với Hình 3.2 ta có thể thấy cảm nhận của NKT đối với các phương tiện giao thông có nhiều ý kiến trài chiều. Trong đó, số người cảm thấy các phương tiện công cộng và phương tiện cá nhân đều tệ là 28,2%, những người cảm thấy bình thường chiếm 29,6% và chiếm nhiều nhất chính là phương tiện công cộng tốt, phương tiện cá nhân tệ chiếm 33,8%. Điều này lả dễ hiểu vì nhà nước vẫn đang cố gắng giải quyết các vấn đề đi lại cho NKT. Theo bài “ĐỂ VIỆC ĐI LẠI CỦA NGƯỜI KHUYẾT TẬT ĐƯỢC THUẬN TIỆN” [2] thì “Hiện nay Hà Nội có trên 6000 NKT, trong số đó có khoảng 800 người có nhu cầu đi lại thường xuyên bằng xe buýt. So với 15 vạn hành khách đang sử dụng vé tháng xe buýt ở Hà Nội, đây là một con số rất nhỏ. Hầu hết NKT đều có thu nhập thấp nên để giảm gánh nặng cho các hội viên, tháng 8-2005 Hội người mù (HNM) thành phố đã có công văn gửi Sở Giao thông công chính Hà Nội, đề nghị cho NKT được sử dụng xe buýt miễn phí nhưng đến nay mới được ưu đãi bằng mức vé của học sinh, sinh viên (giảm 40% so với giá vé bình thường). Nhưng vướng mắc nhất hiện nay là các doanh nghiệp vận tải công cộng còn thiếu các trang thiết bị chuyên dụng giúp NKT nhận biết được đúng điểm đỗ, số tuyến xe buýt…” và đối với các cá nhân sử dụng phượng tiện công cộng như Anh Đàm Quốc Hiển [2] thì “Có thể với nhiều người, việc bỏ ra 80.000 đồng để mua một chiếc vé tháng xe 1494 buýt là rất đơn giản, nhưng với một người khiếm thị có thu nhập thấp và không ổn định như tôi, đó là số tiền không hề nhỏ. Tôi nghĩ, với NKT, xe buýt là phương tiện giao thông rất tiện lợi. Trong khi nhiều người bị tật vận động vẫn có thể di chuyển bằng xe đạp, xe máy thì không phải NKT nào cũng có đủ điều kiện để thường xuyên bắt xe ôm hoặc nhờ người chở đi mỗi khi có việc cần ra khỏi nhà, vì vậy có thể xem xe buýt là phương tiện đi lại quan trọng của NKT”. Từ những luận điểm, chứng minh trên ta có thể thấy nhu cầu đi lại của người khuyết tật đang tăng cao nhưng chỉ với phương tiện công cộng mà phổ biến nhất là xe buýt là chưa thể đáp ứng được các nguyện vọng, mang muốn của NKT. 4. KẾT QUẢ PHÂN TÍNH/THẢO LUẬN 4.1. Khảo sát nhu cầu các bên liên quan Từ khảo sát ở hình 4.1, ta có thể thấy nhu cầu muốn sử dụng một sản phẩm thật sự dành cho người khuyết tật là rất cao, chiếm đến 85,9% trên tổng số ...

Tài liệu được xem nhiều: