Lâu nay, mấy anh nghệ sĩ “nhớn” nhà ta thường nhắc đến chữ “thiền”. Và nghe đâu họ có “thiền” thật. Tuy nhiên, tốc độ “nhảy cóc” (về phong cách và kỹ thuật), tốc độ triển lãm, tốc độ kiếm tiền, hay nói cách khác, tốc độ “xô bồ” của họ - thì quả là... “chẳng nơi nào sánh kịp”. Nghệ thuật ý - có thể nói - dễ được tiếp nhận trên phạm vi toàn thế giới, trước hết bởi một tầm cỡ lịch sử. “Về hội họa, ý đi trước toàn bộ châu âu. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
XEM TRIỂN LÃM CẦU VỒNG ITALIA 1980-2007 NGHĨ VỀ CÁI TA THIẾU
XEM TRIỂN LÃM CẦU VỒNG
ITALIA 1980-2007 NGHĨ VỀ CÁI TA
THIẾU
Lâu nay, mấy anh nghệ sĩ “nhớn” nhà ta thường nhắc đến chữ “thiền”. Và
nghe đâu họ có “thiền” thật. Tuy nhiên, tốc độ “nhảy cóc” (về phong cách và
kỹ thuật), tốc độ triển lãm, tốc độ kiếm tiền, hay nói cách khác, tốc độ “xô
bồ” của họ - thì quả là... “chẳng nơi nào sánh kịp”.
Nghệ thuật ý - có thể nói - dễ được tiếp nhận trên phạm vi toàn thế giới,
trước hết bởi một tầm cỡ lịch sử.
“Về hội họa, ý đi trước toàn bộ châu âu. Ngay từ những năm 1300, ý đã có
nhiều nghệ sĩ lớn và bắt đầu từ 1400, đã có nghệ sĩ không ai sánh kịp. Thời
Phục Hưng hầu như được làm sống động bởi một mình gia đình Médicis là
một gia đình say mê nghệ thuật tới mức lạ lùng. Gia đình này đã sản sinh ra
những nhà độc tài ở Florence, những giáo hoàng ở Rome, giòng máu của
dòng họ Médicis chảy trong huyết quản các vua Pháp. Phong trào Phục
Hung này đã mau chóng tràn sang Pháp, Tây Ban Nha, Đức, Hà Lan và
Anh...”
Trong bài viết có nhan đề: “Hội họa Pháp và ảnh hưởng tại Đông Dương”
(tạp chí Indochine, N0 171, ngày 7/12/1943) - học giả người Pháp Claude
Mahoudot đã có những câu mở đầu quả đúng như vậy.
Về địa lý, ý có nhiều nét gần giống nước ta: rộng 301.278, 74 km2, dài
1.200km, có nhiều đảo lớn; phía Bắc mùa đông lạnh, mùa hè nóng; phần còn
lại khí hậu Địa Trung Hải: mùa đông ôn hòa, có mưa ngắn và mạnh, mùa hè
khô.
Từ 22/12/1947, tức là cách ngày nay chẵn 60 năm, ý lập nền chính trị cộng
hòa. Đảng cộng sản ý thành lập ngày 21/1/1921, bên cạnh Đảng dân chủ
thiên chúa giáo thành lập năm 1943, Đảng xã hội 1892.
Người dân ý tin tưởng vào pháp luật, được hưởng lợi từ việc chấp hành và từ
hiệu lực của pháp luật.
Trong nền nghệ thuật hiện đại và đương đại thế giới, nước ý đóng góp đến
gần 200 tên tuổi, đứng vào Top 3 cùng Pháp và Mỹ, những Modigliani, De
Chirico, Morandi, Carrà, Balla, Boccioni, Cagli, Campigli, Carlo, Guttuso,
Lo Savio, Marinetti, Fontana... với gần 30 nhóm, trào lưu, huynh hướng và
trường phái kỹ thuật: aeropittura, dynamisne plastique, réalisme magique,
trans avant-garde, novecento, immaginismo...
Một vài nhà phê bình ý (như Argan), một số gallery và triển lãm ý (chẳng
hạn Triennale di Milano) nổi tiếng trên toàn thế giới.
Nghệ thuật ý nói chung, hội họa ý nói riêng - theo truyền thống - thường
hướng tới tính lý tưởng, cái cao cả, niềm kính Chúa và các thánh thần; đề
cao trí tuệ, học thức, đức hạnh và lòng nhân từ.
Trong khuôn khổ chương trình “Cầu vồng ý”, tại Bảo tàng Mỹ thuật Quốc
gia Việt Nam, tháng 5/2007, đã khai mạc triển lãm “Italia 1980-2007”, giới
thiệu bộ sưu tập các tác phẩm “nghiên cứu” rút từ Bảo tàng Nghệ thuật hiện
đại và đương đại Trento và Rovereto.
Như vậy, trên thực tế, chỉ trong vòng mười năm, thông qua hàng loạt các
cuộc triển lãm nghệ thuật hiện đại và đương đại đến từ Mỹ, Đức, Pháp, Tây
Ban Nha, ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia,
Australia, Roumania, Argentina... và bây giờ là ý - chúng ta đã có một cái
nhìn trực tiếp và tương đối bao quát về nghệ thuật thế giới hiện đại - đương
đại, có lẽ chỉ trừ châu Phi.
Xem nghệ thuật “nhà nòi” ý, cho dù thế nào, vẫn là một tham khảo thú vị.
Đinh ý Nhi nói :”Tỉnh lẻ”, và cô ấy không xem.
Nói khách quan thì đối với khán giả Việt Nam, qua cuộc triển lãm lần này -
khó lòng nắm bắt được “giai điệu” chủ đạo của nghệ thuật ý. Đây quả là một
bữa tiệc, mà chưa hiểu vì sao, phía bạn lại đưa ra một thực đơn “hơi bị” quá
đa dạng. Nhưng vẫn còn may bởi chúng (những tác phẩm “nghiên cứu” ấy) -
đã được làm ra từ những vị đầu bếp có tính chuyên sâu rất khác nhau (ở ý,
hình như không có khái niệm về những kẻ “biết tuốt, làm tuốt” hiện ở ta
nhiều nhan nhản).
Về mấy cái “installation”, phải thừa nhận rằng: rất ý, rất xinh xắn, kín đáo
và dễ thương...
Lâu nay, mấy anh nghệ sĩ “nhớn” nhà ta thường nhắc đến chữ “thiền”. Và
nghe đâu họ có “thiền” thật. Tuy nhiên, tốc độ “nhảy cóc” (về phong cách và
kỹ thuật), tốc độ triển lãm, tốc độ kiếm tiền, hay nói cách khác, tốc độ “xô
bồ” của họ - thì quả là... “chẳng nơi nào sánh kịp”.
Một nhà buôn nghệ thuật người Thái, hình như là chủ của Thavibu Gallery,
đã viết, đại ý: cái thiếu của các nghệ sĩ Việt Nam là lĩnh vực đề tài?!
Theo một người khác - cô Bội Trân, nghiên cứu sinh về nghệ thuật tại
Australia: cái thiếu là ý tưởng?!
Quay trở lại nghệ thuật ý, không cần biết “tỉnh lẻ” hay “tỉnh chẵn”, cảm
nhận đầu tiên là cảm nhận về một sự trầm tư cao quý (“thiền”/zen là từ tiếng
Nhật, tiếng Phạn là dhyana, có nghĩa “trầm tư mặc tưởng” hoặc “nhập
định”).
Nếu ai hỏi: Nghệ sĩ ý có tham vọng không?
Có thể trả lời: Có chứ, tất nhiên, nhưng là một tham vọng được kiềm chế.
Nó có lợi cho nghệ thuật.
Lại nhớ, vào lúc nước ta mới có chừng hai ba chục triệu người dân, Tô Ngọc
Vân đã từng mơ ước về một địa vị vững vàng của Việt Nam trên bản đồ
nghệ thuật thế giới. Nguyễn Sáng cũng đã từng mơ ước như thế, nhưng là
mơ ước cho một đất nước rồi sẽ có tới bảy tám mươi triệu người (tức là vẫn
còn thấp hơn so với số dân ta hiện nay).
Song mộng chưa thành.
Và nếu ai hỏi: nghệ sĩ chúng ta đang còn thiếu cái gì?
Có thể trả lời: ít nhất, chúng ta đang còn thiếu cái người nghệ sĩ ý không
thiếu.
Năm 1995, trong lần cuối cùng gặp họa sĩ Quang Thọ, một con người “sôi
nổi” và có tư tưởng “cấp tiến”, ông có nói một câu: “Làm nghệ thuật thì
không vội được”.
Phải chăng, điều đó cũng chính là bài học của chính cuộc đời ông.
Quang Việt
...