Danh mục

Xin Cùng Chích Ngừa CÚM

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 157.58 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mỗi khi nhắc đến Bệnh Cúm thì nhiều người bảo “ông thầy thuốc này chỉ ăn cơm mới, nói chuyện cũ không à”. Nhưng bực mình một nỗi là mỗi năm, vào cùng thời điểm, Cúm lại xuất hiện, hoành hành và gây ra nhiều ốm đau, mệt mỏi. Thành ra nhắc lại chuyện cũ để phòng ngừa, chắc không phải là điều dư. Vì cúm là bệnh có thể phòng tránh được. Trên thực tế, bệnh cúm có mặt khắp mọi nơi. Hàng năm từ vài tuần trước lễ Giáng Sinh tới sau TẾT ta là rất nhiều người...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Xin Cùng Chích Ngừa CÚMXin Cùng Chích Ngừa CÚMBác sĩ Nguyễn Ý Ðức (Câu Chuyện Thầy Lang)Mỗi khi nhắc đến Bệnh Cúm thì nhiều người bảo “ông thầy thuốc này chỉ ăn cơm mới,nói chuyện cũ không à”.Nhưng bực mình một nỗi là mỗi năm, vào cùng thời điểm, Cúm lại xuất hiện, hoành hànhvà gây ra nhiều ốm đau, mệt mỏi. Thành ra nhắc lại chuyện cũ để phòng ngừa, chắckhông phải là điều dư. Vì cúm là bệnh có thể phòng tránh được.Trên thực tế, bệnh cúm có mặt khắp mọi nơi. Hàng năm từ vài tuần trước lễ Giáng Sinhtới sau TẾT ta là rất nhiều người bị “ông Cúm bà Co” tới thăm. Cúm đến với mọi người,mọi tuổi nhưng trầm trọng, nguy hiểm hơn ở lớp người cao niên mà lại có sẵn vài bệnhlâu năm như bệnh của tâm, can, tỳ phế, bệnh tiểu đường đồng thời tính miễn dịch cũng đãsuy giảm.Cúm là một bệnh rất hay lây, truyền từ người này qua người khác qua không khí mà ta hítthở. Khi ho, hắt hơi, nói, bệnh nhân sẽ tung virus ra không khí, người khác vô tình hítphải là mang bệnh. Bệnh cũng lây lan khi ta sờ mó vào vật dụng nhiễm virus rồi vô tìnhđưa tay lên miệng, lên mũi, mắt. Vì thế những người sống chung đụng với nhau như họcsinh cùng trường, tội nhân cùng nhà giam, lão nhân trong nhà dưỡng già, nhân viên y tế...đều dễ bị lây cúm, đặc biệt là trong thời gian triệu chứng bệnh đang trầm trọng.Có 2 loại virus cúm chính là A và B với nhiều chi loại khác nhau. Trong mỗi mùa cúm,các chi loại này thay phiên gây bệnh, đồng thới chúng cũng có khả năng biến đổi nên mỗinăm vaccin phải cập nhật với virus của năm đó.Triệu chứngCúm là một bệnh cấp tính, thường thì tự giới hạn trong mươi ngày.Cúm có những triệu chứng đột ngột như nhiệt độ cơ thể tăng cao, người lạnh run, nhứctrên đầu và các cơ thịt, mệt mỏi , không có năng lực. Sốt kéo dài từ 3 ngày tới 1 tuần lễ.Ngoài ra người bệnh còn ho rũ rượi, chẩy nước mũi, đau cuống họng. Đôi khi các triệuchứng này hành hạ cơ thể có khi cả tuần, làm toàn thân suy nhược, lâu phục hồi.Để xác định siêu trùng Cúm, ta có thể nuôi cấy trong phòng thí nghiệm và thường là phảimấy ngày sau mới biết kết quả. Nên trong thực thế, việc định bệnh đều căn cứ vào sựxuất hiện của Cúm tại địa phương.Biến chứng trầm trọng nhất của Cúm là khi phổi bị nhiễm độc với virus Cúm hoặc các vikhuẩn khác và đưa tới bệnh sưng phổi.Trong mỗi mùa Cúm, số người nhập viện tăng cao vì bị sưng phổi hoặc bị suy tim. Ngườicó bệnh kinh niên về tim phổi, đặc biệt người cao tuổi, thường hay bị các biến chứngnguy hiểm này.Vậy thì làm sao để tránh những hành hạ của “ông Cúm, bà Co”?Chủng ngừa là phương thứa hữu hiệu nhất sẵn có để tránh bị virus cúm hành hạ.Chủng ngừa (vaccination) có mục đích tạo cho cơ thể sức đề kháng với bệnh truyềnnhiễm do virus hoặc vi khuẩn gây ra. Khoảng 2 tuần lễ sau khi chủng, cơ thể sẽ tạo ranhững kháng thể đối với tác nhân này. Trong tương lai, khi cùng loại tác nhân xâm nhậpcơ thể, chúng sẽ bị các kháng thể này vô hiệu hóa.Thuốc chủng cúm có 3 loại virus: một virus A (H3N2), một A (H1N1) và một B virus.Có mấy loại vaccin?Có hai loại chủng:a-Thuốc chích (flu shot) bào chế với siêu vi đã bị tiêu diệt, dành cho mọi người từ 6tháng trở lên, kể cả người khỏe mạnh lẫn người mạng bệnh kinh niên..b-Vaccin xịt mũi xản xuất với virus đã làm suy yếu, không gây cúm được. và được chỉđịnh cho người từ 2 tuổi tới 49 tuổi, ngoại trừ phụ nữ mang thai. Người già và người mắcbệnh kinh niên vẫn nên dùng loại thuốc chích, vì tác dụng mạnh hơn.Vaccin xịt vào mũi được đưa vào thị trường vào tháng 6 năm 2003. Đó là thuốc Flu Mistlàm bằng siêu trùng đã giảm độc tính và không gây ra flu được. Siêu vi này chỉ gây ranhiễm ở phần lạnh của cơ thể như trong lỗ mũi chứ không ở nơi ấm áp như phổi hoặc cácvùng khác.Thuốc xịt có thể gây ra phản ứng nhẹ như chảy nước mũi hoặc ho, lạnh run, mệt , đaucuống họng, nhức đầu. các phản ứng này không kéo dài lâu và tương đối nhẹ hơn vaccinchích.Theo nhà bào chế, thuốc có công hiệu tới 87%.Bao giờ phải chủng ngừa?Chích ngừa hàng năm nên bắt đầu từ tháng 9 hoặc sờm hơn nếu có thuốc và có thể chủngtrong suốt mùa cúm cho tới tháng 1.Nhiều năm, thuốc chích ngừa Cúm được cung cấp rất trễ, nên giới chức y tế yêu cầu ưutiên cho người cao tuổi và người có bệnh kinh niên.Những ai nên chủng ngừa?Nói chung thì bất cứ ai muốn giảm thiểu rủi ro mắc bệnh cúm đều có thể chủng ngừa.Chích ngừa Cúm vẫn được coi là phương cách hữu hiệu để ngăn chặn Cúm gây ra do cảhai loại virus A và B. Một số người nên chích hàng năm vì họ có nhiều cơ hội bị các biếnchứng của flu hoặc vì họ chăm sóc người có nhiều nguy cơ bị cúm.Chích ngừa được đề nghị áp dụng cho:- Người cao tuổi và các em bé từ 6 tháng trở lên.- Những người vì nghề nghiệp dễ mắc hoặc truyền bệnh cúm, như nhân viên y tế, ngườilàm việc trong nhà dưỡng lão.- Những người mà bệnh cúm có thể đưa tới tử vong, như đã có các bệnh kinh niên về tim,phổi, ho suyễn, tiểu đường, thận.- Người mắc bệnh xơ gan vì nghiện rượu;- Người suy yếu miễn dịch như ung thư máu, đang chữa ung thư bằng ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: