Danh mục

Xóa bao cấp vẫn là khâu đột phá để phát triển kinh tế Việt Nam - Nguyễn Thị Hiền

Số trang: 6      Loại file: doc      Dung lượng: 59.50 KB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nhiệm vụ quan trọng bậc nhất và cũng khó khăn nhất mà các nền kinh tế chuyển đổi phải giải quyết để có thể nhanh chóng trở thành nền kinh tế thị trường là xoá bao cấp. Xoá bao cấp là bài thuốc thử thành công của các nền kinh tế chuyển đổi. Có thể thông qua vấn đề xoá bao cấp mà lý giải rất nhiều quá trình diễn ra trong thời kỳ chuyển đổi. Nhằm giúp các bạn hiểu hơn về vấn đề này, mời các bạn cùng tham khảo nội dung bài viết "Xóa bao cấp vẫn là khâu đột phá để phát triển kinh tế Việt Nam". Hy vọng đây là tài liệu tham khảo hữu ích cho các bạn.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Xóa bao cấp vẫn là khâu đột phá để phát triển kinh tế Việt Nam - Nguyễn Thị Hiền XÓA BAO CẤP VẪN LÀ KHÂU ĐỘT PHÁ ĐỂ PHÁT TRIỂN KINH  TẾ VIỆT NAM Tác giả: Nguyễn Thị Hiền Ngày 31 tháng 5 và 01 tháng 6 vừa qua tại khách sạn Melia Hà Nội đã diễn  ra cuộc hội thảo quốc tế  về  chính sách đối với các nền kinh tế  chuyển   đổi với sự  tham dự  của các quan chức cao cấp đến từ  11 nền kinh tế  chuyển đổi, trong đó có nguyên thủ tướng Nga Yegor Gaidar, cựu phó Thủ  tướng Ba Lan Grzegorz Kolodko, giáo sư Wing Thye Woo, chuyên gia về  Trung Quốc tại Đại học California Davis. Tôi muốn nhân sự kiện này bàn  về  một số  khía cạnh trong việc chuyển đổi kinh tế  Việt Nam, hy vọng   góp phần giải đáp cho một vài vấn đề mà HTMH 2004 quan tâm, đặc biệt  là về  những thách thức và cơ  hội Việt Nam đang có trong quá trình hội  nhập vào kinh tế thế giới ? Nhiệm vụ quan trọng bậc nhất và cũng khó khăn nhất mà các nền kinh tế  chuyển đổi phải giải quyết để  có thể  nhanh chóng trở  thành nền kinh tế  thị trường là xoá bao cấp. Tôi cho xoá bao cấp là bài thuốc thử thành công   của các nền kinh tế chuyển đổi. Có thể thông qua vấn đề xoá bao cấp mà   lý giải rất nhiều quá trình diễn ra trong thời kỳ chuyển đổi. Và chần chừ  hoặc va vấp trong việc giải quyết vấn đề  này là lý do quan trọng nhất   của sự  chậm trễ  trong công cuộc cải cách, mở  cửa của nhiều quốc gia   thuộc các nền kinh tế chuyển đổi. Bởi vì toàn bộ thể chế kinh tế được xây dựng trên cơ sở bao cấp cho nên  xoá bao cấp sẽ tạo ra đột phá cho tăng trưởng. Bên cạnh đó, xoá bao cấp   một cách thiếu bài bản cũng có thể  tạo ra khoảng trống cho các tiêu cực  nẩy sinh. Điều này lý giải tại sao hầu hết các nước chuyển đổi trong khi  đạt nhiều thành tích phát triển kinh tế thì giáo dục, y tế và nhiều dịch vụ  công cộng khác lại bị  xuống cấp nghiêm trọng. Việt Nam rất thành công  trong xoá bao cấp về giá sản phẩm nông nghiệp (đi đầu trong số các nước  Xã hội chủ nghĩa cũ về áp dụng cơ chế giá thị trường trong mua, bán sản  phẩm của nông dân), nhưng lại rất chật vật trong xóa bao cấp về vốn cho   các xí nghiệp quốc doanh và cải tổ khu vực này. Tình trạng thiếu khung pháp lý cộng với cơ chế bao cấp đã làm cho tham  nhũng trở nên nặng nề  ở các nền kinh tế chuyển đổi. Có thể  nói, cơ  chế  bao cấp (mà nguồn gốc của nó là sự giáo điều, nóng vội và duy ý chí trong  vận dụng tư  tưởng xã hội Xã hội chủ  nghĩa mong đạt đến một sự  phát  triển toàn diện của mọi thành viên trong xã hội mà không tính đến điều  kiện xã hội còn quá thiếu thốn về  vật chất) là rào cản lớn nhất của quá  trình chuyển đổi. Trong nền kinh tế  bao cấp thiếu một động lực quan   trọng cho sự tăng trưởng, đó là lợi ích cá nhân. Tâm lý dựa dẫm, ỷ lại tồn   tại trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Mặc dù tình trạng tham ô  không lớn, nhưng thói quen trông chờ vào Nhà nước, lười suy nghĩ, thiếu   sáng kiến đã làm cho kinh tế trì trệ kéo dài và tác động tiêu cực đến tư duy  của con người. Một khi tư duy đã bị tha hoá thì rất khó chấp nhận sự thay  đổi. Sự chuyển đổi của xã hội vì thế  mà bị  khủng hoảng, có khi đem lại   tổn thất to lớn như ta đã chứng kiến. Công   cuộc  đổi  mới   còn  chịu  lực   cản  từ   phía   những  người   vốn   được  hưởng lợi từ  cơ  chế  bao cấp (một bộ  phận trong số  họ  có vai trò quan  trọng trong việc hoạch định chính sách). Lấy cớ  bảo vệ  thành quả  của   Chủ  nghĩa xã hội, những người này ra sức cản trở  công cuộc đổi mới,  chuyển từ cơ chế tập trung, bao cấp sang cơ chế thị trường, trong khi vẫn   lợi dụng tình trạng tranh tối tranh sáng và thiếu khung pháp lý để vơ vét   của công không thương tiếc. Chọn khâu đột phá là xoá bao cấp về  giá (Nghị  quyết của Hội nghị  4  Trung  ương Khoá VI, 1981), Việt Nam đã mở  đầu thành công trong công  cuộc chuyển đổi. Tuy nhiên, tự do hoá giá cả đã không thu được kết quả  như  nhau trong các lĩnh vực của nền kinh tế. Khu vực được hưởng lợi   nhiều nhất từ  tự  do hoá giá cả  là nông nghiệp (cũng bởi vì nông thôn  được bao cấp ít nhất). áp dụng giá thị  trường trong mua bán nông sản  cùng với cơ chế khoán 10 áp dụng từ năm 1988 đã thay đổi bộ mặt nông   thôn Việt Nam, đưa nông dân trở  lại vị  trí người chủ  ruộng đất mà họ  đang cày cấy (Nghị quyết 10 của Bộ chính trị  Đảng Cộng sản Việt Nam   4/1988 với nội dung chủ yếu là trao lại tư liệu sản xuất cho hộ nông dân,   cũng tức là trao quyền tự  chủ  cho họ). Như  vậy, không phải cách mạng  kỹ thuật mà chính là thay đổi cơ chế  (xoá bao cấp, bao biện) đã dẫn đến  cuộc bứt phá ngoạn mục trong nông nghiệp khiến Việt Nam từ chỗ nhập  khẩu trên dưới một triệu tấn gạo/ một năm trở thành nước xuất khẩu gạo  đứng thứ nhì thế giới. Sự  thay đổi cơ  chế  đã giải phóng sức sáng tạo của nông dân, họ  không  dừng lại ở tăng sản lượng mà còn thay đổi cách làm ăn, tăng vụ, thay đổi   cơ  cấu kinh tế. Do tiềm năng nhỏ  bé của nền tiểu nông nên sự  chuyển  đổi cơ  cấu trong nông nghiệp diễn ra chậm chạp trong những năm đầu  “đổi mới” (1990 ­ 2000), nhưng, như mưa dầm thấm lâu, quá trình này  đã dẫn đến sự  đột phá trong kinh tế mấy năm gần đây. Nếu như chuyển   đổi cơ  cấu cây trồng, vật nuôi trong những năm trước chủ  yếu là hành  động tự phát của từng hộ nông dân, từng chủ trang trại thì từ 2002 ­ 2003  quá trình này đã được sự đỡ đầu, bảo trợ của chính quyền. Nông dân Hải Dương đã thành công trong việc chuyển từ  trồng lúa sang   trồng cây ăn quả  (táo, dưa hấu, cam Canh đường), nay chính quyền tỉnh  đang vận động nông dân tham gia dự  án trồng hoa hồng xuất khẩu với   cam kết: nếu trồng hoa hồng hiệu quả  thua lúa tỉnh đền nông dân. Uỷ  ban Nhân dân xã Đoàn Thượng, Huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương hợp tác  với Công ty Nhân Văn đầu tư cho nông dân có ruộng tham gia dự án trồng  hoa hồng với mức 480.000 đ/sào, hỗ  trợ  50% tiền mua giống và đào tạo  những nông dân chủ chốt của dự án thành các kỹ thuật viên, hưởng lương  kỹ  thuật 320.000 đ/người/tháng trong vòng 4 năm. Sản phẩm của những  di ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: