Danh mục

Xoắn Thừng Tinh Hoàn

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 111.04 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bối cảnh : Xoắn thừng tinh hoàn là một cấp cứu niệu khoa thực sự và cần được phân biệt với các than phiền về đau tinh hoàn khác bởi vì sự chậm trễ trong chẩn đoán và xử trí có thể dẫn đến mất tinh hoàn. Ở thiếu niên nam, xoắn tinh hoàn là nguyên nhân gây mất tinh hoàn thường gặp nhất.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Xoắn Thừng Tinh Hoàn Xoắn Thừng Tinh HoànA- Đại Cương -1- Bối cảnh :Xoắn thừng tinh hoàn là một cấp cứu niệu khoa thực sự và cần được phân biệt vớicác than phiền về đau tinh hoàn khác bởi vì sự chậm trễ trong chẩn đoán và xử trícó thể dẫn đến mất tinh hoàn. Ở thiếu niên nam, xoắn tinh hoàn là nguyên nhângây mất tinh hoàn thường gặp nhất.2- Sinh bệnh họcTinh hoàn được bao bọc bởi màng bao tinh hoàn (tunica vaginalis), tạo mộtkhoảng trống lớn hơn ở 2/3 phía trước của tinh hoàn nơi các dịch từ nhiều nguồnkhác nhau có thể dồn đến. Màng bao tinh hoàn dính vào mặt sau ngoài của tinhhoàn, khiến tinh hoàn ít khả năng di chuyển trong bìu.Ở những bệnh nhân có màng bao tinh hoàn dính cao bất thường, tinh hoàn có thểxoay tự do trên thừng tinh trong màng bao tinh hoàn (xoắn tinh hoàn trong màngbao=intravaginal testicular torsion). Bất thường bẩm sinh này, gọi là dấu hiệu bấtthường của quả lắc chuông (the bell clapper deformity) dẫn đến trục d ài của tinhhoàn nằm ngang thay vì theo trục thẳng của cơ thể.Bất thường bẩm sinh này hiện diện ở khoảng 12% đàn ông, 40% trong số đó cóluôn bất thường này ở tinh hoàn bên kia. Bất thường quả lắc chuông (the bellclapper deformity) khiến tinh hoàn xoay trên thừng tinh, gây tắc tĩnh mạch và tụmáu, với hệ quả là thiếu máu động mạch và hoại tử tinh hoàn. Các bằng chứngthực nghiệm cho thấy cần xoắn 720° để gây rối loạn lưu lượng máu ở động mạchtinh hoàn và dẫn đến thiếu máu.Ở trẻ sơ sinh, tinh hoàn thường chưa xuống đến bìu, nơi nó sẽ dính với màng baotinh hoàn. Tính di động lúc này của tinh hoàn khiến nó dễ bị xoắn (xoắn tinh hoànngoài màng bao=extravaginal testicular torsion). Ngoài ra, tinh hoàn không dínhđầy đủ với thành của bìu thường xảy ra ở 7-10 ngày đầu tiên của cuộc sống.3- Tần XuấtỞ MỹTần xuất xoắn thừng tinh hoàn ở người dưới 25 tuổi khoảng 1/4000. Tinh hoàn tráithường bị xoắn nhiều hơn. Đối với trường hợp xoắn thừng tinh hoàn ở trẻ sơ sinh,70% xảy ra trước khi sanh và 30% sau khi sanh.4- Tử vong/Bệnh TậtCấp cứu niệu khoa này cần được chẩn đoán nhanh chóng, chuyển ngay đến khoaniệu và khẩn trương điều trị để cứu sống tinh hoàn. Tỉ lệ cứu sống 100% gặp ởnhững bệnh nhân được tháo xoắn trong vòng 6 giờ kể từ lúc đau; 20% nếu sau 12giờ; và 0% sống sót nếu tháo xoắn tiến hành sau 24 giờ.5- Giới TínhXoắn thừng tinh hoàn chỉ xảy ra ở đàn ông.6- Tuổi TácXoắn thừng tinh hoàn thường xảy ra ở người dưới 30 tuổi, cao nhất trong khoảng12-18 tuổi. Đỉnh điểm ở 14 tuổi, mặc dù một đỉnh điểm phụ thấp hơn có thể xảy ratrong năm đầu tiên của cuộc đời.B- LÂM SÀNG1- Bệnh SửĐau nghiêm trọng xảy ra cấp tính ở một bên bìu.50% bịnh nhân có tiền sử những đợt đau tinh hoàn gián cách trước đây sau đó tựkhỏi (xoắn và tự tháo xoắn).Đau có thể khởi phát chậm hơn, nhưng không điển hình cho cơn đau do xoắn tinhhoàn.Xoắn có thể xảy ra trong lúc đang làm việc, có liên quan đến chấn thương, hoặcxảy ra trong khi ngủ và có những biểu hiện sau:Sưng bìuBuồn nôn và nôn (20-30%)Đau bụng (20-30%)Sốt (16%)Tiểu lắt nhắt (4%)2- Lâm SàngĐau tinh hoàn khi nắn; vị trí cao hơn tinh hoàn bên kiaTinh hoàn nằm ngangSưng phù tinh hoàn; phù toàn bộ bìuBìu sung huyết đỏMất phản xạ thừng tinh cùng bênThường không bớt đau khi nâng bìu, (nâng bìu có thể giảm đau khi viêm mào tinhhoàn = dấu hiệu Prehn)Sốt (không thường xuyên)3- Nguyên NhânBất thường bẩm sinh; bất thường quả lắc chuông (bell clapper deformity)Tinh hoàn không xuống bìu đầy đủHoạt động thường ngày, sinh hoạt tình dụcChấn thươngTập luyện thể lựcPhản xạ thừng tinhKhí hậu lạnhC- CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT- Viêm ruột thừa cấp- Viêm mào tinh hoàn- Hoại tử Fournier- Thoát vị- Tràn dịch màng tinh hoàn- Viêm tinh hoàn- Viêm ruột thừa trẻ emCác vấn đề khác- Vỡ tinh hoàn do chấn thương- Tụ máu tinh hoàn do chấn thương- Xoắn các phần phụ của tinh hoànD- XÉT NGHIỆM1- Phòng Xét NghiệmTổng phân tích nước tiểuThường là bình thường.Hiện diện của bạch cầu ở 30% bịnh nhân có xoắn tinh ho àn; do đó không nên dựatrên bạch cầu để loại trừ chẩn đoán.Công Thức Máu: CTM bình thường hoặc tăng bạch cầu có khi đến 60% số bịnhnhân xoắn tinh hoàn.Các proteins giai đoạn cấp (C-reactive protein =CRP): Tăng proteins giai đo ạn cấpCRP, được dùng để phân biệt bịnh lý viêm (viêm mào tinh hoàn=epididymitis) vớicác nguyên nhân không viêm (xoắn tinh hoàn=testicular torsion) đối với mộttrường hợp đau ở bìu. Tuy nhiên kết quả còn đang tiếp tục được đánh giá vì cỡmẫu nghiên cứu chưa đủ lớn để mang tính thuyết phục.2- Chẩn Đoán Hình ẢnhChẩn đoán xoắn thừng tinh hoàn là một chẩn đoán lâm sàng. Chẩn đoán hình ảnhthường không cần thiết. Việc chỉ định chúng làm tốn kém thời gian quí giá khiviệc điều trị cơ bản là phẫu thuật.Nếu chẩn đoán không chắc chắn, có thể dùng scan phóng xạ (radionuclide scans) 2tinh hoàn đ ...

Tài liệu được xem nhiều: