Danh mục

Xóm ở làng quê Bắc Bộ qua các thời kỳ lịch sử

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 0.00 B      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
Thư Viện Số

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (11 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Xóm là một "phân thể" của làng, gắn chặt với sự tồn tại của làng, sản phẩm riêng có của nông thôn Việt Nam. Trải qua nhiều giai đoạn lịch sử, xóm có những thay đổi về chức năng để thích ứng với yêu cầu của giai đoạn đó. Trong giai đoạn xây dựng nông thôn mới và hội nhập quốc tế cũng đang đặt ra cho việc xác định những chức năng mới của xóm, để xóm mãi là bộ phận không thể tách rời của nông thôn Việt Nam.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Xóm ở làng quê Bắc Bộ qua các thời kỳ lịch sửXóm ở làng quê Bắc Bộ qua các thời kỳ lịch sửXÓM Ở LÀNG QUÊ BẮC BỘ QUA CÁC THỜI KỲ LỊCH SỬPHẠM XUÂN ĐẠI *Tóm tắt: Xóm là một phân thể của làng, gắn chặt với sự tồn tại của làng,sản phẩm riêng có của nông thôn Việt Nam. Trải qua nhiều giai đoạn lịch sử,xóm có những thay đổi về chức năng để thích ứng với yêu cầu của giai đoạnđó. Trong giai đoạn xây dựng nông thôn mới và hội nhập quốc tế cũng đangđặt ra cho việc xác định những chức năng mới của xóm, để xóm mãi là bộ phậnkhông thể tách rời của nông thôn Việt Nam.Từ khóa: Xóm; Bắc Bộ; đổi mới; hợp tác hóa.Mở đầuCho đến nay dù còn có nhiều ý kiếnkhác nhau về nông thôn nói chung vàlàng xã nói riêng, nhưng các ý kiến đềuthống nhất với nhau ở chỗ: làng là sảnphẩm riêng có của nông thôn Việt Namvà một đơn vị xã hội cơ bản tồn tại mãicho đến trước cách mạng Tháng Tám.Theo nhà nghiên cứu văn hóa Lê ThịChiêng, do trong ngôn ngữ Hán khôngcó từ và không thể biểu đạt được tiếng“làng” cho nên khi đến Việt Nam, kháiniệm “thôn” được thay thế cho kháiniệm “làng”. Hai khái niệm này tồn tạisong song cho đến tận ngày nay. Trongcác làng, lại tồn tại một số “phân thể”(lời của nhà nghiên cứu dân tộc học TừChi) nhỏ nữa đó là các xóm, ngõ. Xómgắn bó mật thiết với con người, là đơn vịxã hội mà con người tiếp xúc sau giađình. Tên của xóm cũng thường dung dị,thường gắn với những đặc điểm cụ thểnào đó của xóm.Đã có nhiều nghiên cứu về làng,nhưng có lẽ nghiên cứu về xóm còn ởmức độ rất khiêm tốn. Nội dung của bàiviết này tập trung vào hai yếu tố, đó là:đặc điểm cư trú và một số chức năngcủa xóm qua các thời kỳ lịch sử.(*)1. Thời kỳ trước cách mạng Tháng Tám1.1. Đặc điểm cư trúTrong lịch sử của mình, con người cóhai hình thức cơ bản hình thành nên cáccộng đồng dân cư: tập hợp trên cơ sởcùng địa bàn cư trú và tập hợp trên cơ sởquan hệ huyết thống. Xét theo quá trìnhlịch sử hình thành, có thể cộng đồng tậphợp trên cơ sở cùng địa bàn cư trú ra đờitrước vì ý thức về huyết thống của conngười (tức ý thức “mình là của ai”) xuấthiện muộn hơn so với ý thức “phải dựavào nhau mà sống”, mà trước hết là dựavào những người sống xung quanh mình.Viện Xã hội học, Viện Hàn lâm Khoa học xãhội Việt Nam.(*)69Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 8(81) - 2014Trong lịch sử, làng quê Bắc Bộ đượchình thành chủ yếu theo phương thứcthứ nhất: những người do nhiều nguyênnhân cùng tụ cư với nhau trên một khuđất cao và một diện tích đất nhất địnhbao xung quanh. Diện tích đất cao chủyếu dùng để ở và làm vườn được gọi là“thổ cư” và diện tích bao xung quanhthấp hơn chủ yếu dùng để canh tác lúanước gọi là “thổ canh”. Những conngười đó không nhất thiết phải có quanhệ huyết thống với nhau, nhưng họ cómối quan hệ “láng giềng” với nhau.Trong ngôn ngữ của làng quê Bắc Bộ,“láng” dùng để chỉ dải đất ven sông,ngập nước, ngay sát và dọc chân đê,người nông dân đã tạo ra nó nhằm mụcđích tận dụng tối đa diện tích canh táclúa; “giềng” là bộ phận chính trong mộtdụng cụ đánh bắt cá của người nôngdân; như vậy “láng giềng” nghĩa đendùng để chỉ những người sống ngay bêncạnh mình và có vai trò rất quan trọngtrong đời sống hàng ngày.Ngoài ra, làng quê Bắc Bộ còn cóthêm một yếu tố vừa là cơ sở hình thànhvà cũng có vai trò như vừa là một sợidây cố kết cộng đồng; đó là con ngườicó chung một địa bàn sản xuất. Với hoạtđộng sản xuất chủ yếu là trồng lúa nước,những con người cùng chung sống vớinhau trên địa bàn tụ cư canh tác nhữngmảnh đất xung quanh đó và như một tấtyếu, quan hệ chung địa bàn cư trú đượccủng cố thêm bởi hai yếu tố: đắp đê70chống lũ để bảo vệ khu đất đang sốngchung và xây dựng hệ thống thủy lợinhỏ chủ yếu đảm bảo thỏa mãn nhu cầutưới nước cho một vài khoảnh ruộng nàođó. Cuộc sống và hoạt động của ngườinông dân có thể có rất nhiều cái riêng,nhưng trong hoạt động sản xuất củamình, họ không thể làm riêng một hệthống thủy lợi cho dù đó là hệ thốngthủy lợi nhỏ để tưới, và hệ thống thủylợi để tiêu thì lại càng không thể vì nóhoàn toàn toàn phụ thuộc vào hệ thốngchung. Trong đạo lý sống của ngườiViệt Nam, câu ca dao nổi tiếng đã phảnánh yếu tố này: “Bầu ơi thương lấy bícùng/Tuy rằng khác giống nhưng chungmột giàn”.Nội dung của câu ca dao cho thấyngay yếu tố “giàn” tức là nơi chung sốnghay địa bàn cư trú được đề cao hơn sovới quan hệ huyết thống, tức là “giống”.Do sức sản xuất còn nhiều hạn chế, lạiphải chống chọi thường xuyên với thiêntai, dịch họa cho nên việc cố kết lại vớinhau để tồn tại là một tất yếu, mà yếu tốđầu tiên để cố kết cộng đồng đó chính làchung địa bàn cư trú. Vì thế, khi nghiêncứu cộng đồng ở nông thôn thì yếu tố cầnđược chú ý đầu tiên và xuyên suốt là cácthức hình thành và phân chia cộng đồngdựa trên địa bàn cư trú.Trong lịch sử, làng là đơn vị xã hộicơ bản hội đủ các yếu tố: hành chính,kinh tế, văn hóa, tâm linh. Làng tự nóphân chia thành nhiều xóm. Câu hỏi đặtXóm ở làng quê Bắc Bộ qua các thời kỳ lịch ...

Tài liệu được xem nhiều: