Danh mục

Xu hướng phát triển lĩnh vực kế toán quản trị ở Việt Nam trong nền kinh tế số

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 339.41 KB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (9 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Xu hướng phát triển lĩnh vực kế toán quản trị ở Việt Nam trong nền kinh tế số" trình bày khái quát về thực trạng kế toán quản trị tại Việt Nam; phân tích những kết quả đạt được, hạn chế và cơ hội, thách thức, qua đó đề xuất giải pháp phát triển lĩnh vực kế toán quản trị ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế và nền kinh tế số. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Xu hướng phát triển lĩnh vực kế toán quản trị ở Việt Nam trong nền kinh tế số XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN LĨNH VỰC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ Ở VIỆT NAM TRONG NỀN KINH TẾ SỐ TS. Trần Anh Quang1Tóm tắt Xu hướng toàn cầu hoá đang phát triển mạnh mẽ trên toàn thế giới, Việt Namcũng không nằm ngoài xu thế đó. Trước bối cảnh nền kinh tế Việt Nam ngày càng hộinhập sâu rộng vào các nền kinh tế thế giới và cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đangdiễn ra mạnh mẽ trên phạm vi toàn cầu, đòi hỏi lĩnh vực kế toán cần tiếp tục đổi mới đểphù hợp với yêu cầu phát triển trong giai đoạn này. Bài viết, trình bày khái quát về thựctrạng kế toán quản trị tại Việt Nam; phân tích những kết quả đạt được, hạn chế và cơhội, thách thức, qua đó đề xuất giải pháp phát triển lĩnh vực kế toán quản trị ở Việt Namtrong bối cảnh hội nhập quốc tế và nền kinh tế số.Từ khóa: Kế toán quản trị, Nền kinh tế số, Cách mạng công nghiệp 4.0.1. Đặt vấn đề Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, đánh dấu những thay đổi to lớn trong hoạt độngkinh doanh. Những thay đổi này kết hợp việc sử dụng internet và các công nghệ đột phákhác trong mọi tầng lớp xã hội. Thực tế việc sử dụng công nghệ kỹ thuật số dẫn đến sựsẵn có thông tin về các quy trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Các doanh nghiệp (DN)đang phải đối mặt với thách thức trong việc sàng lọc thông tin từ nguồn dữ liệu rộng lớnđể tìm thông tin mới và mở ra các nguồn dữ liệu mới. Kế toán quản trị (KTQT) là một bộphận thu thập, xử lý và cung cấp thông tin của một tổ chức, chắc chắn trải qua quá trìnhchuyển đổi với công nghệ thông tin tiên tiến để đáp ứng nhu cầu của môi trường kinhdoanh số hóa (Bhimani & Bromwich, 2009). Sự gia tăng mức độ phức tạp do mạnginternet và số hóa toàn diện đòi hỏi các hình thức KTQT mới để đáp ứng thành côngnhững thách thức trong tương lai. Do đó, KTQT với tư cách là nơi cung cấp thông tinchiến lược cho ban lãnh đạo công ty, nhu cầu hơn bao giờ hết, cần có sự chuyển đổiKTQT trong bối cảnh của môi trường kỷ nguyên số. Đồng thời Cách mạng công nghiệp4.0 cung cấp cho KTQT các cơ hội và công cụ mới để thực hiện nhiệm vụ tốt hơn.2. Kế toán quản trị tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay KTQT là một khái niệm khá mới mẻ đối với nhiều DN Việt Nam, nhưng vai tròcủa KTQT lại vô cùng quan trọng trong việc ra quyết định kinh doanh của DN. Có thểthấy KTQT đã tồn tại rất lâu trong hệ thống doanh nghiệp, tuy nhiên mới chỉ vài năm gần1 Khoa Kế toán, Trường Đại học Lao động – Xã hội, Email: quangktqt@gmail.com268đây mới được hệ thống hóa và phát triển một cách có hệ thống về lý luận và thực tiễntrong DN tại Việt Nam. Đặc biệt là các doanh nghiệp có quy mô lớn và có sự tiến bộ nhấtđịnh về khoa học kỹ thuật cũng như trình độ quản lý và điều kiện xử lý thông tin. KTQTở Việt Nam hiện nay phần lớn chưa được các doanh nghiệp lớn chú trọng quá nhiều mặcdù trong quá trình điều hành doanh nghiệp, các nhà quản lý vẫn phải đưa ra các quyếtđịnh trên những thông tin của quản trị kế toán. Hiện nay, tại Việt Nam, KTQT tồn tại dưới 2 dạng mô hình: - Mô hình thứ nhất: Các doanh nghiệp sẽ có hệ thống quản lý chủ yếu dựa trênnhững nền tảng chuyên môn hóa sâu theo từng bộ phận hoạt động sản xuất, những hoạtđộng quản lý thì nội dung KTQT sẽ được xây dựng theo hướng cung cấp thông tin địnhlượng như thông tin về tình hình kinh tế-tài chính theo từng bộ phận chuyên môn hóa.Các thông tin nhà quản lý nhận được sẽ phục vụ cho các hoạch định, tổ chức thực hiện,kiểm tra và đưa ra các quyết định kinh doanh. - Mô hình thứ hai: Các doanh nghiệp có hệ thống quản lý chủ yếu dựa trên nềntảng từng quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Mô hình này sẽ được xây dựng theohướng cung cấp các thông tin định lượng về tình hình kinh tế - tài chính của các quá trìnhhoạt động đó để phục vụ cho việc hoạch định. Các nhà quản lý sẽ thực hiện tổ chức phốihợp - thực hiện và đánh giá hiệu quả của từng nhóm thực hiện quá trình công việc đó. Thực tế hiện nay việc thực hiện những mục tiêu này không phải đơn giản. Hiệncác DN Việt Nam vẫn dùng giải pháp nhanh đó là thuê những kế toán viên có nghiệp vụgiỏi để làm ngoài giờ hoặc thuê những người có trình độ thấp hơn với mức chi phí phùhợp. Và tất nhiên, hệ quả của việc này là doanh nghiệp sẽ dần trở nên manh mún, hoạtđộng kém hiệu quả và các thông tin không được cung cấp kịp thời để ra quyết định trongcác trường hợp khẩn cấp. Ngoài ra, doanh nghiệp tập trung nhiều đến hàng hóa thay vìviệc phân tích các chiến lược để ra quyết định đúng đắn trong việc phát triển kinh doanhvà sử dụng nguồn tài chính doanh nghiệp hiệu quả. Với bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, các loại hình DN Việt Nam chịurất nhiều sức ép cạnh tranh với các công ty trong nước và nước ngoài. Để có thể đứngvững và phát triển được trên thị trường gay gắt này thì các doanh nghiệp cần phải ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: