Danh mục

XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN NỀN KINH TẾ THẾ GIỚI NỬA ĐẦU THẾ KỶ XXI

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 233.90 KB      Lượt xem: 20      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (8 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nền kinh tế thế giới hiện nay phát triển theo những xu hướng khác nhau. Bài viết này sẽ đề cập đếncác xu hướng phát triển là: Xu hướng quốc tế hoá nền kinh tế, xu hướng nền kinh tế thế giới chuyển sang nền kinh tế có cơ sở vật chất kỹ thuật mới về chất, xu hướng cải tổ và đổi mới nền kinh tế thế giới.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN NỀN KINH TẾ THẾ GIỚI NỬA ĐẦU THẾ KỶ XXI XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN NỀN KINH TẾ THẾ GIỚI NỬA ĐẦU THẾ KỶ XXI ThS. Đỗ Thuý Mùi Khoa Sử ĐịaAbstract: World economy, nowadays develops into many different tendencies. My writing focuses on thedevelopment tendencies as: Economic Internationalization, World Economy transporms to the economy withmaterial and techaical baes, World economic restrueture and renovcetionTóm tắt. Nền kinh tế thế giới hiện nay phát triển theo những xu hướng khác nhau. Bài viết này sẽ đề cập đếncác xu hướng phát triển là: Xu hướng quốc tế hoá nền kinh tế, xu hướng nền kinh tế thế giới chuyển sang nềnkinh tế có cơ sở vật chất kỹ thuật mới về chất, xu hướng cải tổ và đổi mới nền kinh tế thế giới.I. ĐẶT VẤN ĐỀ Bước sang thế kỷ XXI, chúng ta đang đứng trước thời cơ mới. Nhân loại đang từngbước đi vào sử dụng tri thức cho phát triển và đang hình thành nền kinh tế dựa vào tri thức, sửdụng nhanh và gần như trực tiếp các thành tựu của khoa học công nghệ vào phục vụ sản xuấtđời sống. Đó là điều mà Các – Mác đã tiên đoán cách đây 150 năm về khả năng đưa khoa họctrở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Theo đánh giá của các nhà tương lai học, thế giới đangchuyển nhanh sang nền kinh tế tri thức, trong đó khả năng hiểu biết của con người đặc biệt làcông nghệ thông tin và viễn thông đã được ứng dụng ngày càng nhiều mặt của đời sống xãhội. Bài viết này sẽ tìm hiểu những xu hướng phát triển của nền kinh tế thế giới nửa đầu thếkỷ XXII. NỘI DUNG Chúng ta đã bước sang thế kỉ XXI. Đây là thời kỳ mà các quan hệ quốc tế đã phát triểntới mức không một quốc gia nào dù lớn hay nhỏ, dù thuộc hệ thống kinh tế xã hội nào có thểtồn tại và phát triển mà không chịu sự tác động ấy. Đây cũng là thời kỳ diễn ra qúa trình biếnđổi từ một nền kinh tế thế giới bao gồm nhiều nền kinh tế quốc gia sang nền kinh tế toàn cầu,từ sự phát triển kinh tế theo chiều rộng sang phát triển kinh tế theo chiều sâu. Những thànhtựu khoa học và công nghệ đã cho thấy loài người đang quá độ từ nền sản xuất vật chất sangnền sản xuất tinh thần –cơ sở vật chất của xã hội tương lai. Những năm đầu của thế kỷ XXI nền kinh tế thế giới phát triển theo các xu hướng sauđây:1. Xu hướng quốc tế hoá nền kinh tế thế giới Nền kinh tế thế giới đang phát triển thành một thể thống nhất tuy vẫn bao gồm các mặtđối lập và mâu thuẫn nhau. Những quan hệ kinh tế toàn thế giới vốn có những sức mạnh không thể cưỡng lại.Thực tế trong nhiều thập kỷ qua, kể từ khi chủ nghĩa xã hội ra đời, sự đối đầu giữa 2 hệ thốngkinh tế xã hội đã đưa nền kinh tế thế giới tới những nguy cơ to lớn chưa thể lường hết được,trái với xu thế khách quan quốc tế hoá đang phát triển. Ngay trong thời kỳ chiến tranh lạnh vàđối đầu gay gắt, các quan hệ kinh tế Đông –Tây vẫn tồn tại bất chấp ý chí của các chính phủ.Trong những điều kiện mới hiện nay, kinh tế các nước vừa phát triển vừa tăng cường liên kết.Mỗi nước không chỉ tăng cường tiềm lực kinh tế của mình, mà còn mở rộng buôn bán cácnước khác. Xu hướng quốc tế hoá nền kinh tế thế giới phát triển trên cơ sở xuất hiện ngày càngnhiều những vấn đề kinh tế toàn cầu, đòi hỏi phải có sự phối hợp chung để giải quyết các vấnđề đó. Những vấn đề cấp bách đăt ra là:1.1 Vấn đề chiến tranh và hoà bình: Chính sách đối đầu buộc các quốc gia phải tăng cườngchi phí quốc phòng rất lớn và tác động rất xấu đến nền kinh tế của nhiều quốc gia, đặc biệt làcác quốc gia đang phát triển. Các nước tư bản chủ nghĩa phát triển gặp không ít khó khăn dochính việc sản xuất và buôn bán vũ khí. Do đó, cuộc đấu tranh cho hoà bình chống chiếntranh, cắt giảm vũ khí hạt nhân là nhiệm vụ cấp bách của cả nhân loại, của mọi quốc gia vàcác phong trào tiến bộ. Đó cũng là vấn đề có tính chất kinh tế toàn cầu.1.2 Vấn đề ô nhiễm môi trường sinh thái: Đây là vấn đề đang được đặt ra như một vấn đềtoàn cầu nghiêm trọng. Sự phát triển của công nghiệp hoá, đô thị hoá cùng với sự gia tăng dânsố qúa nhanh ở nhiều quốc gia làm cho chất thải độc hại ngày càng lớn. Trái Đất đang và sẽ bịô nhiễm nặng …Các quốc gia cần phải có sự phối hợp hành động để ngăn chặn nguy cơ này.1.3 Hệ thống tín dụng quốc tế: Hệ thống tín dụng quốc tế có liên quan đến mọi quốc gia,được tất cả các nước quan tâm. Nền kinh tế thế giới đang bị đe doạ đẩy tới bờ vực thẳm củanhững cuộc khủng hoảng tài chính. Hiện nay, trên thế giới có quá nhiều con nợ, nhất là cácnước đang phát triển không có khả năng trả nợ …nếu các nước này đang phá sản thì mọi quốcgia khác cũng chịu những tổn thất nặng nề và không thể lường trước được.1.4 Vấn đề thương mại quốc tế cũng ngày càng trở nên gay gắt vì các quốc gia, kể cả cácnước đang phát triển ngày càng đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trườ ...

Tài liệu được xem nhiều: