Danh mục

Xử lý khủng hoảng giữa doanh nghiệp và giới truyền thông

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 126.46 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Giữ vững hình ảnh của doanh nghiệp luôn là vấn đề quan trọng, nhất là hình ảnh trên báo chí, truyền hình trong tình hình đời sống luôn có rất nhiều tin đồn như hiện nay. Cho nên, “dù bận lắm nhưng tôi phải đến để tham gia đề tài này!”, nhiều thành viên LBC đã chia sẻ như vậy trong cuộc gặp vừa qua.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Xử lý khủng hoảng giữa doanh nghiệp và giới truyền thông Xử lý khủng hoảng giữa doanhnghiệp và giới truyền thôngGiữ vững hình ảnh của doanh nghiệp luôn là vấn đề quantrọng, nhất là hình ảnh trên báo chí, truyền hình trong tìnhhình đời sống luôn có rất nhiều tin đồn như hiện nay. Chonên, “dù bận lắm nhưng tôi phải đến để tham gia đề tàinày!”, nhiều thành viên LBC đã chia sẻ như vậy trong cuộcgặp vừa qua.Thuyết trình viên là các nhà báo khá gắn bó với các DN: bà VũKim Hạnh, giám đốc trung tâm BSA và ông Trần Nguyên, phóban điều hành CLB. Bà Hạnh nói về nhu cầu “ta cần có nhau” củadoanh nghiệp – báo chí cùng các giải pháp để quan hệ này luônwin-win. Ông Trần Nguyên chia sẻ những kinh nghiệm thực tế vềxử lý khủng hoảng giữa DN và giới truyền thông: bồn nước ToànMỹ, SSI, Dielac, Nutifood…Thế nào là khủng hoảng?Đâu là dấu hiệu của một cuộc khủng hoảng? Sau khi trao đổi,hầu hết thống nhất rằng dấu hiệu của khủng hoảng có thể là: tinbất lợi cho DN lan truyền từ tin đồn trên mạng, bài viết trên cácbáo lớn, và cuối cùng là phản ứng cụ thể của cơ quan chức năngvà người tiêu dùng trước phản ánh của báo chí. Chẳng hạn, tinđồn về một lô sữa của hãng X. Có nhiễm mạt sắt có thể làm chokết quả kinh doanh đảo chiều ngay lập tức. Nhiều doanh nghiệpchưa quen xử lý khủng hoảng nên có những phản ứng sai lầm:quá chậm và lo giành phần thắng về lý trong khi cảm xúc củangười tiêu dùng lan nhanh, thối động…Thảo luận việc xây dựng mối quan hệ win-win giữa doanh nghiệp và truyền thông. Ảnh: Đức NguyễnLàm gì trước những tin đồn thất thiệt làm ảnh hưởng đếnkinh doanh?Một số cách ứng biến thành công và thất bại đã diễn ra trongthực tế được phân tích. Các giải pháp được nhà báo TrầnNguyên đúc kết qua gần 10 “điển cứu”: Nguyên tắc đầu tiên, DNnên bình tĩnh xem kỹ nội dung và xác định nguồn phát ra thôngtin đó. Lập đội đặc nhiệm kiểm soát thông tin và chỉ có một ngườiphát ngôn duy nhất. Tránh đối đầu trực diện với dư luận vì trongkhủng hoảng, mọi cố gắng giải thích đều vô vọng. Để bên thứ batrung lập, có uy tín phát ngôn sẽ hiệu quả hơn. Khoanh vùng tổnhại, và tính đến nhiều công cụ. Hãy chân thành. Đừng quên rằngở Việt Nam khi gặp khủng hoảng thì hãy chấp nhận cảm xúc từdư luận và chia sẻ trước khi viện dẫn về mặt lý và luật. Lãnh đạoDN cần theo dõi thông tin chung và nắm bắt thông tin ngành mìnhđể kịp thời phòng chống khủng hoảng và đối phó.Doanh nghiệp cũng có thể tự…tạo ra khủng hoảng để làm nổi bậthình ảnh của mình?Một DN kể rằng có một nhà báo hỏi ông về các chiêu sai trái củađối thủ cạnh tranh. Ông cho biết đang có cách giải quyết khácthay vì đề cập trên báo. Nhưng nhà báo đã lấy thông tin từ luậtsư và đưa tin về dự định phản ứng của ông, đồng thời, để chocác đối thủ cạnh tranh lên tiếng là họ làm ăn đàng hoàng. Sự việctrở thành ồn ào và các đối thủ có dịp quảng bá. Ông yêu cầu luậtsự phải xử lý ngăn chặn ngay các thông tin liên quan vụ việc, nếukhông ông kiện. Vụ việc sau đó mới yên. Trường hợp khác, mộtcông ty chuyên thiết kế nội thất sắp cho ra một cuốn sách tự giớithiệu, trong danh sách khách hàng có một công ty đa quốc gia rấtuy tín mà hợp đồng quy định không được đưa bất kỳ thông tinnào liên quan đến họ. Phòng Marketing đề nghị cứ đưa vào sáchvì nếu bị kiện, cũng là cách quảng bá hay. Ban giám đốc cânnhắc và quyết định…không đăng. Đó là cách hành xử đúng vì cónhững công ty tìm được sự nổi tiếng qua xì-căng-đan nhưng mộtthương hiệu dẫn đầu luôn gắn với đạo đức và hình ảnh đẹp.Kết luận cuối cùng, nhà báo và DN cần hiểu rõ hơn về công việccủa nhau và nên có những cuộc gặp gỡ, thảo luận thẳng thắn,vừa trao đổi thông tin, vừa chia sẻ các kinh nghiệm ứng xử.

Tài liệu được xem nhiều: