Thông tin tài liệu:
Tham khảo tài liệu xử trí khi trẻ bị đau răng, y tế - sức khoẻ, sức khỏe trẻ em phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Xử trí khi trẻ bị đau răng Xử trí khi trẻ bị đau răng Nguyên nhân gây đau răng thường từ những chiếc lỗ sâu răng bé xíu. Khitrên răng xuất hiện những lỗ sâu, vi khuẩn có cơ hội phát triển nhanh chóng trongkhoang miệng do thức ăn, đường và tinh bột bị mắc kẹt lại. Những vi khuẩn này sản xuất ra axít gây hại cho răng. Khi phần hư hỏng ởrăng chạm đến dây thần kinh nằm bên trong, bạn sẽ rơi vào thảm cảnh “nằm ômmiệng mà khóc”. Một số nguyên nhân khác cũng khiến bạn phải chịu đựng cáccơn đau như răng bị mất miếng trám, bị gãy, mẻ, tình trạng áp-xe răng (xảy ra khisự viêm nhiễm đã ăn sâu vào lợi) hoặc viêm xoang mũi. Bất kỳ sự viêm nhiễm nàoxảy ra ở phần chân răng đều sẽ gây ra các cơn đau. Nếu chưa thể sắp xếp được thời gian đến nha sĩ, bạn hãy thử áp dụng mộtsố phương pháp giảm đau răng tại nhà sau đây: - Chấm một ít tinh dầu của nụ hoa đinh hương trực tiếp vào răng bị sâu.Loại tinh dầu này có khả năng diệt khuẩn khá hiệu quả. Chúng còn có tác dụnggây tê nên từ lâu đã được xem là một phương thuốc dân gian chữa đau răng. Ngàynay, người ta đã chứng minh được rằng trong nụ hoa đinh hương có chứa eugenul,hoạt động như một chất anesthetic. Khi mới thoa, tinh dầu hoa đinh hương làmbạn có cảm giác ngứa như ong đốt, nhưng chắc chắn cơn đau răng sẽ giảm liềnngay sau đó. - Hỗn hợp bột gừng và ớt sừng đỏ cũng cho tác dụng giảm đau răng. Chohai loại bột này vào một cái chén, nhỏ thêm vài giọt nước để tạo thành một hỗnhợp đặc sệt. Dùng một miếng bông gòn nhỏ thấm hỗn hợp bột gừng và ớt rồi đặtchúng vào khu vực đang bị đau. Cần chú ý đặt miếng bông lên trên răng để tránhgây kích ứng cho lợi. Trong trường hợp không có hai loại gia vị cùng lúc, bạn cóthể dùng riêng từng loại. Cả gừng và ớt đều có tác dụng làm giảm các cơn đaurăng. - Trà bạc hà vừa có mùi vị thơm ngon vừa có công dụng gây tê. Cho mộtmuỗng lá bạc hà khô vào một ly nước sôi và ngâm khoảng 20 phút. Sau khi trànguội, dùng chúng để súc miệng, có thể uống luôn sau khi súc miệng xong. Lặp lạithường xuyên khi thấy cần thiết. - Khuấy một muỗng canh muối vào ly nước ấm và súc miệng trong vòng 30giây rồi nhổ bỏ. Nước muối sẽ làm sạch khu vực quanh răng và rút bớt chất lỏng lànguyên nhân gây sưng lợi. Có thể áp dụng phương pháp này thường xuyên nếuthấy cần thiết. - Cho một cục đá nhỏ vào túi ny-lông, dùng chiếc khăn mỏng bọc chúng lạivà đặt lên chỗ miệng bị sưng đau trong vòng 15 phút nhằm làm tê dây thần kinh.Ngoài ra, có thể đặt túi đá lên cổ, phía trên của chỗ bị đau răng. - Một túi trà ấm, còn ướt cũng là mẹo hay để chữa đau răngg. Trong tràđen chứa chất làm se là tannin. Chúng có kh ả năng làm giảm sưng và giảm đautạm thời. - Nếu gặp rắc rối do chứng co rút ở lợi, bạn có thể phải chịu đựng rất nh iềucơn đau khi dùng những thức ăn, đồ uống nóng hoặc quá lạnh. Khi lợi co rút lại,phần ngà răng nằm phía dưới bề mặt men răng sẽ bị lộ ra ngoài, khiến răng trở nêncực kỳ nhạy cảm. Trong trường hợp này, bạn nên sử dụng loại kem đánh răngdành cho răng nhạy cảm. - Thay đổi bàn chải. Hãy chọn những chiếc bàn chải có lông mềm mại đểbảo vệ các mô tế bào của lợi và chống co rút. - Để chặn ngay các cơn đau, bạn có thể thử áp dụng kỹ thuật ấn huyệt.Dùng ngón tay cái ấn mạnh vào điểm giao nhau nằm giữa ngón cái và ngón trỏ củabề mặt bàn tay còn lại. Ấn mạnh và giữ chặt trong khoảng 2 phút. Biện pháp nàykích thích sự giải phóng endorphin, một hóc môn giúp tinh thần cảm thấy phấnchấn hơn do não tiết ra. Tuy nhiên, không được áp dụng kỹ thuật này đốivới những phụ nữ đang mang thai. Lưu ý: Dù có áp dụng cách chữa đau răng nào thì việc hẹn gặp nha sĩ vẫn làđiều quan trọng và cần thiết nhất. Những biện pháp chữa trị tại nhà chỉ có tác dụnggiảm đau tạm thời. Trong khi đó, nha sĩ cần kiểm tra chiếc răng đau của b ạn thật tỉmỉ và tìm ra nguyên nhân gây đau răng. Nếu không xác định đúng nguyên nhân,tình hình sẽ càng trầm trọng hơn. Việt Báo ...