Xử trí Tổn thương ở lưng
Số trang: 4
Loại file: pdf
Dung lượng: 92.73 KB
Lượt xem: 13
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Các tổn thương ở vùng lưng có nguy cơ ảnh hưởng đến tuỷ sống, và nếu tuỷ sống bị tổn hại có thể dẫn đến liệt tạm thời hay vĩnh viễn hoặc hạn chế vận động. Xử trí một bệnh nhân có nghi ngờ tổn thương cột sống là giữ cho họ nằm yên, trong khi đó theo dõi, giữ thông đường thở và hô hấp, và xử trí sốc.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Xử trí Tổn thương ở lưng Xử trí Tổn thương ở lưng Các tổn thương ở vùng lưng có nguy cơ ảnh hưởng đến tuỷ sống, và nếu tuỷ sống bị tổn hại có thể dẫn đến liệt tạm thời hay vĩnh viễn hoặc hạn chế vận động. Xử trí một bệnh nhân có nghi ngờ tổn thương cột sống là giữ cho họ nằm yên, trong khi đó theo dõi, giữ thông đường thở và hô hấp, và xử trí sốc. Xử trí Cần làm • Xử trí sốc. • Di chuyển đầu đến vị trí trung tính nếu bạn đã được huấn luyện để làm điều đó. • Theo dõi đường thở và hô hấp. Không làm • Di chuyển nạn nhân khi không cần thiết. Bạn cần phải làm gì nếu • Nạn nhân bị bất tỉnh? Kiểm tra đường thở và hô hấp. Nếu nạn nhân đang ở vị trí đường thở thông thì cứ giữ yên và kiểm tra hô hấp. • Nếu đường thở không thông, nhờ người bên cạnh giúp di chuyển nạn nhân vào tư thế an toàn hơn như tư thế phục hồi hoặc nằm nghiêng, dùng kỹ thuật lăn khúc gỗ. • Nếu nạn nhân ngừng thở, hãy thổi hơi thở cấp cứu. Kết hợp việc này với ép ngực, nếu tuần hoàn không còn. Nếu bạn cần lật ngửa nạn nhân để hồi sức, hãy thực hiện một cách mau lẹ nhưng nhẹ nhàng. Nếu nạn nhân còn tỉnh 1. Nếu nạn nhân còn tỉnh và đã nằm, bạn hãy để nạn nhân nằm yên. Nếu nạn nhân đang đi loanh quanh, hãy đỡ họ nằm xuống. Nếu có thể, hãy đặt một tấm chăn hay chiếc áo khoác bên dưới trước khi đặt nạn nhân nằm lên. 2. Khuyên nạn nhân hãy nằm yên. 3. Hãy chắc chắn là đã gọi xe cấp cứu. 4. Giữ yên đầu nạn nhân bằng cách đặt hai bàn tay của bạn áp vào hai tai và những ngón tay bạn đặt dọc theo hàm nạn nhân. 5. Tiếp tục nâng đỡ đầu nạn nhân cho đến khi có người đến giúp. Các dấu hiệu và triệu chứng của tổn thương vùng lưng Gãy xương vùng lưng • Chỗ lõm hoặc lồi có thể là dấu hiệu xương sống (đốt sống) bị trật. • Thâm tím hay sưng trên cột sống. • Đau lưng. • Ấn đau trên vùng bị gãy xương. Tổn thương tuỷ sống • Mất vận động ở vùng bên dưới vị trí bị gãy xương. • Cảm giác rần rần như kiến bò ở ngón tay ngón chân hoặc khắp cơ thể. • Nạn nhân cảm thấy lạ như có cảm giác không vững. • Tê. Nếu có một trong các dấu hiệu và triệu chứng này, hoặc nếu tính chất của tai nạn cho thấy có nguy cơ gãy xương, như va chạm nặng hoặc ngã xuống từ trên cao, bạn hãy nghĩ đến có tổn thương cột sống. Tổn thương vùng lưng có thể trầm trọng: hãy gọi cấp cứu ngay.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Xử trí Tổn thương ở lưng Xử trí Tổn thương ở lưng Các tổn thương ở vùng lưng có nguy cơ ảnh hưởng đến tuỷ sống, và nếu tuỷ sống bị tổn hại có thể dẫn đến liệt tạm thời hay vĩnh viễn hoặc hạn chế vận động. Xử trí một bệnh nhân có nghi ngờ tổn thương cột sống là giữ cho họ nằm yên, trong khi đó theo dõi, giữ thông đường thở và hô hấp, và xử trí sốc. Xử trí Cần làm • Xử trí sốc. • Di chuyển đầu đến vị trí trung tính nếu bạn đã được huấn luyện để làm điều đó. • Theo dõi đường thở và hô hấp. Không làm • Di chuyển nạn nhân khi không cần thiết. Bạn cần phải làm gì nếu • Nạn nhân bị bất tỉnh? Kiểm tra đường thở và hô hấp. Nếu nạn nhân đang ở vị trí đường thở thông thì cứ giữ yên và kiểm tra hô hấp. • Nếu đường thở không thông, nhờ người bên cạnh giúp di chuyển nạn nhân vào tư thế an toàn hơn như tư thế phục hồi hoặc nằm nghiêng, dùng kỹ thuật lăn khúc gỗ. • Nếu nạn nhân ngừng thở, hãy thổi hơi thở cấp cứu. Kết hợp việc này với ép ngực, nếu tuần hoàn không còn. Nếu bạn cần lật ngửa nạn nhân để hồi sức, hãy thực hiện một cách mau lẹ nhưng nhẹ nhàng. Nếu nạn nhân còn tỉnh 1. Nếu nạn nhân còn tỉnh và đã nằm, bạn hãy để nạn nhân nằm yên. Nếu nạn nhân đang đi loanh quanh, hãy đỡ họ nằm xuống. Nếu có thể, hãy đặt một tấm chăn hay chiếc áo khoác bên dưới trước khi đặt nạn nhân nằm lên. 2. Khuyên nạn nhân hãy nằm yên. 3. Hãy chắc chắn là đã gọi xe cấp cứu. 4. Giữ yên đầu nạn nhân bằng cách đặt hai bàn tay của bạn áp vào hai tai và những ngón tay bạn đặt dọc theo hàm nạn nhân. 5. Tiếp tục nâng đỡ đầu nạn nhân cho đến khi có người đến giúp. Các dấu hiệu và triệu chứng của tổn thương vùng lưng Gãy xương vùng lưng • Chỗ lõm hoặc lồi có thể là dấu hiệu xương sống (đốt sống) bị trật. • Thâm tím hay sưng trên cột sống. • Đau lưng. • Ấn đau trên vùng bị gãy xương. Tổn thương tuỷ sống • Mất vận động ở vùng bên dưới vị trí bị gãy xương. • Cảm giác rần rần như kiến bò ở ngón tay ngón chân hoặc khắp cơ thể. • Nạn nhân cảm thấy lạ như có cảm giác không vững. • Tê. Nếu có một trong các dấu hiệu và triệu chứng này, hoặc nếu tính chất của tai nạn cho thấy có nguy cơ gãy xương, như va chạm nặng hoặc ngã xuống từ trên cao, bạn hãy nghĩ đến có tổn thương cột sống. Tổn thương vùng lưng có thể trầm trọng: hãy gọi cấp cứu ngay.
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
chuyên ngành y khoa tài liệu y khoa lý thuyết y học giáo trình y học bài giảng y học bệnh lâm sàng chuẩn đoán bệnhGợi ý tài liệu liên quan:
-
38 trang 151 0 0
-
HƯỚNG DẪN ĐIÊU KHẮC RĂNG (THEO TOOTH CARVING MANUAL / LINEK HENRY
48 trang 149 0 0 -
Bài giảng Tinh dầu và dược liệu chứa tinh dầu - TS. Nguyễn Viết Kình
93 trang 146 0 0 -
Access for Dialysis: Surgical and Radiologic Procedures - part 3
44 trang 144 0 0 -
Bài giảng Kỹ thuật IUI – cập nhật y học chứng cứ - ThS. BS. Giang Huỳnh Như
21 trang 143 1 0 -
Tài liệu Bệnh Học Thực Hành: TĨNH MẠCH VIÊM TẮC
8 trang 117 0 0 -
40 trang 94 0 0
-
Bài giảng Chẩn đoán và điều trị tắc động mạch ngoại biên mạn tính - TS. Đỗ Kim Quế
74 trang 88 0 0 -
Bài giảng Thoát vị hoành bẩm sinh phát hiện qua siêu âm và thái độ xử trí
19 trang 85 0 0 -
40 trang 63 0 0