Hiện nay các viện bảo tàng đang tìm mọi phương cách tinh tế nhằm bắc một chiếc cầu nối giữa các khách tham quan với thế giới riêng tư của các nghệ sĩ. Đó chính là việc giới thiệu với công chúng xưởng họa, nơi những tác phẩm mỹ thuật ra đời. Từ trước tới nay, người nghệ sĩ lao động trong xưởng họa của mình vẫn là một nguồn cảm hứng Xưởng hoạ của Francis Bacon là một trong những cho sáng tác, ít nhất kể từ khi Velázquez dựng bức tranh chân dung bản thân ông đang vẽ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
XƯỞNG HOẠ NƠI CÁC TÁC PHẨM MỸ THUẬT THAI NGHÉN VÀ TRỔ BÔNG
XƯỞNG HOẠ NƠI CÁC TÁC
PHẨM MỸ THUẬT THAI
NGHÉN VÀ TRỔ BÔNG
hiện nay các viện bảo tàng đang tìm mọi phương
cách tinh tế nhằm bắc một chiếc cầu nối giữa các
khách tham quan với thế giới riêng tư của các
nghệ sĩ. Đó chính là việc giới thiệu với công
chúng xưởng họa, nơi những tác phẩm mỹ thuật ra
đời.
Từ trước tới nay, người nghệ sĩ lao động trong
xưởng họa của mình vẫn là một nguồn cảm hứng
Xưởng hoạ của cho sáng tác, ít nhất kể từ khi Velázquez dựng bức
Francis Bacon là tranh chân dung bản thân ông đang vẽ họa phẩm
một trong những Những người Thị nữ (Las Meninas), đó chính là
nơi tham quan hấp chân dung Công chúa Tây Ban Nha Margarita
dẫn nhất công cùng các thị tỳ quây quần xung quanh. Các họa sĩ
chúng hiện nay (hiếm khi kể cả các nghệ sĩ nhiếp ảnh) vẫn thường
miêu tả bản thân họ miệt mài lao động trong
xưởng họa – khi thì đứng hoặc ngồi trước giá vẽ, khi thì nghiên cứu
người làm mẫu, thậm chí đang chuyện trò với khách tham quan hoặc
khách mua tranh. Các giá đỡ và trang phục, các bút cọ và giá vẽ, tất cả
những trang bị ấy cho sinh kế và sự nghiệp mỹ thuật của người nghệ sĩ
đều được đưa vào tác phẩm.
Pepe Karmel, Phó giáo sư chuyên nghiên cứu lịch sử mỹ thuật tại
trường Đại học New York, có nói “Các vật liệu đồ nghề đều xuất hiện
trong bức tranh về xưởng họa ấy của Velázquez ”. Ông nói, trong các
tác phẩm sơn dầu của Rembrandt hoặc Delacroix, “ta có cảm giác
xưởng họa là cái nôi của trí tưởng tượng, nơi mọi người vận trang phục
và tạo nên những thực tế có tính hư cấu để rồi tất cả đều được ghi lại
trên khung vải bố.”
Bức họa về xưởng vẽ cũng là một cách người nghệ sĩ cho phép khách
tham quan lọt vào thế giới của riêng mình. Đó là cửa sổ giúp mọi người
nhìn vào quá trình sáng tác của nghệ sĩ. Chính vì vậy, các viện bảo tàng
đã tổ chức nhiều cuộc trưng bày xung quanh đề tài nơi làm việc của
nghệ sĩ, ví dụ như ở triển lãm Lucian Freud: Xưởng họa (Lucian Freud:
L’Atelier) tổ chức tại Trung tâm Pompidou ở Paris (cho tới hạ tuần
tháng 7). Cuộc triển lãm này tập trung vào phản ánh người nghệ sĩ đang
lao động từ đầu chí cuối, thông qua những tấm ảnh chụp và phim về
Freud đang làm việc trong xưởng họa của ông ở London.
Giờ đây, các viện bảo tàng đang sử dụng Internet làm chiếc cầu nối
khách tham quan với thế giới riêng của người nghệ sĩ : chỉ cần lia con
trỏ rồi nhấp chuột là ta có thể lôi ra một loạt những hình ảnh, xem
video hoặc tải lên mạng ý kiến với những cảm nghĩ riêng của mình.
Thậm chí bản chất của việc thăm xưởng họa cũng đã thay đổi ghê gớm
trong kỷ nguyên trực tuyến ngày nay. Harry Philbrick, Giám đốc Viện
bảo tàng Mỹ thuật Đương đại Aldrich ở Ridgefield, Bang Connecticut,
nói: “Về cơ bản, ta chỉ cần cùng ngồi xuống với nghệ sĩ, và rồi lôi ngay
chiếc laptop ra.”
Philbrick nhớ lại cuộc gặp Ann Lislegaard, nữ nghệ sĩ sắp đặt ở
Copenhagen, Đan Mạch, ngay trước cuộc triển lãm của cô tại Viện bảo
tàng này cách đây 6 năm. Chín tháng trước lễ khai trương cuộc trưng
bày, tôi muốn thăm xưởng vẽ cùng với Ann. Lúc đó cô đang ở New
York, và cô ấy nói: “Mời anh đến thăm tôi ở Brooklyn”, và địa chỉ là
một quán cà-phê. Và kìa Ann ngồi đó với chiếc laptop MAC của cô, rồi
cô mở nó ra và nói “ Đây là cách ta thăm xưởng vẽ . Tất cả nội dung
đều có trong này, ở trong máy này rồi “ . Cô có đầy đủ các files, hoạt
hình, video, cô còn có cả những hình chụp các tác phẩm sắp đặt trước
đây, thậm chí cả những dự định chuẩn bị cho những tác phẩm mới
trong tương lai, như vậy bạn thực sự được thấy những tác phẩm hiện có
và những tác phẩm còn đang thai nghén, tất cả đều từ chiếc Laptop trực
tiếp phát ra.
Tuy vậy, bất chấp kỷ nguyên kỹ thuật cao hiện nay, mọi người vẫn thiết
tha muốn được tận mắt thấy chính cái không gian thật sự, riêng tư bằng
vật chất kia, nơi các tác phẩm mỹ thuật đã ra đời, và các viện bảo tàng
đã đi đến chỗ trưng xưởng vẽ ngay trước công chúng tham quan. Năm
1998, sáu năm sau khi Francis Bacon qua đời, John Edwards, người
thừa kế duy nhất của ông, đã tặng xưởng vẽ của ông cho Phòng trưng
bày Hugh Lane ở Dublin, nơi Bacon sinh ra và lớn lên tới năm 16 tuổi.
Gallery này đã tập hợp được cả một đội quân các nhà bảo tồn, các nhà
khảo cổ và các giám định gia tiến hành kiểm kê và di chuyển nơi làm
việc của ông từ Reece Mews ở London tới Dublin. Barbara Dawson,
Giám đốc Viện bảo tàng Hugh Lane, nhấn mạnh: “Đây không phải là
một bản sao. Chúng tôi đã phân xưởng họa ra thành hàng trăm bộ phận,
và mỗi mục đều được tháo rời ra, rồi đem chúng đến chỗ mới. Chúng
tôi đã dỡ các bức tường, chúng tôi đã dỡ cả chiếc cửa - cánh cửa đẹp
tuyệt vời, bởi vì chính chiếc cửa này đã được họa sĩ sử dụng làm bảng
pha màu. Rồi chúng tôi dỡ đến các cửa sổ trên mái nhà, các ván sàn...
Thậm chí chúng tôi còn chuyển đi cả bụi lưu cữu ...