Đất nước chúng ta đã trải qua thời gian hội nhập 24 năm, mọi sự chuyển động về kinh tế, văn hóa nghệ thuật đã, đang có sự thay đổi và phát triển trong chiều hướng rất tốt và hướng đến chuẩn hóa các tổ chức hoạt động, trong đó có tiêu chuẩn đánh giá mang tính quốc tế ISO (International Standar Organization). Triển khai những định hướng phát triển văn hóa nghệ thuật theo Nghị quyết 23, chúng ta đang hoạt động, quan tâm và từng bước hoàn thiện, bổ sung, thay đổi những quy định về quản...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ý KIẾN ĐÓNG GÓP DỰ THẢO NGHỊ ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG MỸ THUẬT
Ý KIẾN ĐÓNG GÓP DỰ THẢO
NGHỊ ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ
VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG
MỸ THUẬT
Đất nước chúng ta đã trải qua thời gian hội nhập 24 năm, mọi sự chuyển
động về kinh tế, văn hóa nghệ thuật đã, đang có sự thay đổi và phát triển
trong chiều hướng rất tốt và hướng đến chuẩn hóa các tổ chức hoạt động,
trong đó có tiêu chuẩn đánh giá mang tính quốc tế ISO (International
Standar Organization).
Triển khai những định hướng phát triển văn hóa nghệ thuật theo Nghị quyết
23, chúng ta đang hoạt động, quan tâm và từng bước hoàn thiện, bổ sung,
thay đổi những quy định về quản lý cũ xưa vốn không còn thích hợp hay
chưa thể hiện được tinh thần của sự đổi mới, sự quan tâm đến các điều kiện
để tiến hành được các hoạt động giữ gìn bản sắc văn hóa, cá di sản của dân
tộc, phát huy sáng tạo, chuyên nghiệp hóa trong tổ chức quản lý các hoạt
động về mỹ thuật trong thời kỳ hội nhập.
Mỗi thời đại đều có những đặc trưng riêng và các hoạt động nghệ thuật nói
chung, mỹ thuật nói riêng ở đó diễn ra những điều tốt và những điều không
tốt. Do vậy, để điều hành, quản lý các hoạt động này đòi hỏi chúng ta phải
gắn các chủ trương, chính sách, sự hoạch định với những thực tiễn đang
diễn ra của thời đại cụ thể.
Khi nói đền thuật ngữ “quản lý các hoạt động mỹ thuật” thì chúng ta sẽ phải
đối mặt đến các lãnh vực rất lớn có tính chất cốt lõi như sau: Đặc trưng, yêu
cầu của thời đại; quan điểm xây dựng phát triển mỹ thuật; quy mô, phương
cách đầu tư đào tạo và phát triển tài năng; xây dựng hệ thống các công trình
kiến trúc phục vụ cho việc đào tạo; quy định về các hoạt động, các chế độ về
bảo tồn, duy tu,phục chế; các quy định về tổ chức, xây dựng hệ thống không
gian trưng bày, triển lãm quảng bá tác phẩm; các chế độ chính sách có liên
quan đến việc quản lý trong đó có trình độ của những nhà quản lý; sáng tác,
giao lưu mỹ thuật; phổ biến, trưng bày tác phẩm; quyền tác giả; các quy định
về thẩm định, đánh giá tác phẩm về thẩm mỹ và kinh tế...
Sau khi đọc kỹ bản nội dung , cấu trúc của các chương, các điều mà trong
dự thảo Nghị định Quản lý hoạt động mỹ thuật được các nhà chuyên môn
của Bộ Văn Hóa, Thể Thao & Du lịch biên soạn gửi đến các cơ quan
chuyên môn để xin góp ý. Chúng tôi, những người làm công tác chuyên môn
về quản lý hội chuyên ngành, đào tạo và sáng tạo mỹ thuật nhận thấy rằng
nội hàm của toàn bộ nghị định được tóm tắt trong tên gọi là “Về quản lý
hoạt động mỹ thuật” và những vấn đề mà bản dự thảo nêu ra khá chu đáo,
nhưng vẫn còn thiếu một số vấn đề khá quan trọng cần góp ý. Tôi xin nêu lại
một cách tóm tắt các chương, các điều của bản dự thảo để từ đó chúng ta
xem xét những vấn đề cần bổ sung và góp ý.
Nội dung của toàn bộ dự thảo Nghị định Quản lý hoạt động mỹ thuật hiện
tại được cấu trúc và viết thành VIII chương và từ đó chia ra thành 46 điều.
ở chương I có tên là: Những quy định chung. Có 6 điều (từ 01 đến 06) như
sau: Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng, giải thích từ ngữ, chính sách
của Nhà nước về phát triển mỹ thuật, kinh phí phần mỹ thuật trong các công
trình, những hành vi bị nghiêm cấm.
ở chương II có tên là: Triển lãm mỹ thuật. Có 4 điều (từ 07 đến 12) như sau:
Điều kiện tổ chức triển lãm, thẩm quyền cấp giấy phép triển lãm, thủ tục cấp
giấy phép triển lãm, nhà triển lãm mỹ thuật.
Hiện nay, tên gọi của Chương này dường như chưa bao hàm được sự quan
tâm đầy đủ đến thực tế, toàn bộ lãnh vực hoạt động mỹ thuật. Đặc biệt là
“toàn bộ hệ thống đầu ra” của tác phẩm cũng như vấn đề lưu giữ, bảo tồn tác
phẩm mỹ thuật.
ở chương III có tên là: Thi, liên hoan về mỹ thuật. Chương này gồm có 3
điều (từ 11 đến 13) như sau: Thẩm quyền cấp giấy phép các cuộc thi, liên
hoan mỹ thuật; thủ tục cấp phép các cuộc thi, liên hoan mỹ thuật; trách
nhiệm của tổ chức cuộc thi, liên hoan.
ở chương IV có tên là: Cửa hàng mỹ thuật (Gallery), sao chép, đấu giá tác
phẩm. Có 7 điều (từ 14 đến 20) như sau: Cửa hàng mỹ thuật, sao chép tác
phẩm mỹ thuật, sao chép tranh tượng lãnh tụ, đấu giá tác phẩm, giám định
tác phẩm mỹ thuật, hội đồng giám định tác phẩm mỹ thuật, cơ quan giám
định tác phẩm mỹ thuật.
ở chương V có tên là: Xây dựng, bảo quản, tu bổ, chuyển chất liệu tượng
đài, tranh hoành tráng. Có 13 điều (từ 21 đến 33) như sau: (quy định chung
về xây dựng tượng đài, tranh hoành tráng quy hoạch tượng đài tranh hoành
tráng; quy trình thực hiện tác phẩm mỹ thuật trong dự án đầu tư xây dựng
tượng đài tranh hoành tráng; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của ban quản
lý dự án tượng đài, tranh hoành tráng; hội đồng nghệ thuật tượng đài, tranh
hoành tráng; tác giả; tổ chức sáng tác mẫu phác thảo; thẩm định toàn phần
mỹ thuật tượng đài, tranh hoành tráng; cấp phép thể hiện phần mỹ thuật
tượng đài, tranh hoành tráng; thực hiện phần mỹ thuật tượng đài, tranh
hoành tráng; bảo quản, tu bổ, di dời, chuyển chất liệu; bảo hành.
ở chương VI có tên là: Trại sáng tác điêu khắc. Có 8 điều (từ 34 đến 41) như
sau: điều kiện để cấp giấy phép để tổ chức trại sáng tác điêu khắc; chủ đầu
tư trại sáng tác điêu khắc; hội đồng nghệ thuật; trại viên trại sáng tác điêu
khắc; thể hiện tác phẩm; thể lệ tổ chức trại sáng tác điêu khắc; quy hoạch,
thiết kế và trưng bày tác phẩm tại trại sáng tác điêu khắc; bảo hành, bảo
quản, bảo dưỡng.
ở chương VII có tên là: Phần mỹ thuật trong các công trình công công, du
lịch và tôn giáo. Chương này có 03 điều (từ 42 đến 44) như sau: Phạm vi
điều chỉnh; hội đồng thẩm định chất lượng nghệ thuật các công trình công
cộng, du lịch, tôn giáo; cấp phép thể hiện phần mỹ thuật trong các công trình
công cộng, du lịch và tôn giáo.
ở chương VIII có tên là: Điều khoản thi hành. Chương này có 02 điều (từ 45
đến 46) như sau: hiệu lực thi hành; trách nhiệm thi hành.
Trên đây là chúng tôi tóm tắt nội dung chủ yếu của dự thảo. Trước khi đưa
ra những vấn đề cần góp ý, chúng ta cần xác định là chúng ta biên soạn
Nghị định này xuất phát từ yêu cầu của thời đại hội nhập, giao lưu quốc tế;
thời đại phải thể hiện tính chuyên ...