Thông tin tài liệu:
Trong nông nghiệp, vai trò quan trọng của tảo lam là làm tăng độ phì cho đất nhờ khả năng cố định đạm. Hiện nay người ta đã tìm thấy khoảng 50 loài, phần lớn thuộc họ Tảo chuỗi (Nostocaceae) có khả năng này. Ðặc biệt đáng chú ý là loài Anabaena azollae cộng sinh trong bèo hoa dâu, một loại cây dùng làm phân xanh và làm thức ăn gia súc có ý nghĩa kinh tế rất lớn ở nước ta.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ý nghĩa thực tiễn của tảo lam
PHÂN LOẠI THỰC VẬT HỌC
Ý nghĩa thực tiễn của Tảo lam
Trong thực tiễn, Tảo lam có vai trò tích cực và tiêu cực
Trong nông nghiệp, vai trò quan trọng của tảo lam là làm tăng độ
phì cho đất nhờ khả năng cố định đạm. Hiện nay người ta đã tìm
thấy khoảng 50 loài, phần lớn thuộc họ Tảo chuỗi (Nostocaceae) có
khả năng này . Ðặc biệt đáng chú ý là loài Anabaena azollae cộng sinh
trong bèo hoa dâu, một loại cây dùng làm phân xanh và làm thức ăn
gia súc có ý nghĩa kinh tế rất lớn ở nước ta.
Tảo lam tích lũy ở đáy thủy vực, tham gia vào việc hình thành
bùn sapropen, bùn này được dùng làm phân bón, thức ăn gia súc
giàu vitamin, chế biến than cốc, hắc ín, và dùng chữa bệnh ... .
Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, nhờ sự phát triển của vi khuẩn
lam trong ruộng lúa mà hằng năm mỗi hécta đất trồng lúa có thể lấy
được thêm từ không khí khoảng 15 - 50 kg nitơ, trung bình là 20 -
25 kg, đôi khi thu được đến 80 kg hay nhiều hơn nữa.
Những năm gần đây, một số tảo lam có hàm lượng protein cao
như Spirulina maxima, S. platensis được nuôi trồng với quy mô công
nghiệp để thu sinh khối nhằm bổ sung nguồn protein cần thiết cho
chăn nuôi và cho con người.
Ngoài ra, cùng với vi khuẩn và các động vật nguyên sinh, Tảo lam
còn được dùng làm sạch sinh học các nguồn nước thải ra từ sản
xuất công nghiệp.
Các nhà khoa học thuộc Phân viện Los Angeles Đại học California,
Mỹ, tiết lộ vừa nghiên cứu thành công loài tảo lam chuyển đổi gen
có khả năng biến CO2 thành nhiên liệulỏng.
Theo các nhà khoa học, phương pháp mới này có hai ưu điểm,
một là có thể thu hồi khí CO2, qua đó làm lợi cho việc giảm thiểu
hiệu ứng nhà kính do nhiên liệu hóa thạch thải ra; thứ hai, nó có thể
biến năng lượng mặt trời và khí CO2 thành nhiên liệu để cung cấp
cho các cơ sở năng lượng và xe hơi.
Một số tảo lam được dùng làm thức ăn cho người như Nostoc
commune, Nostoc pruniforme. Ðây là một loại thực phẩm ngon và quí đối
với người Trung Quốc, giàu protein và vitamin.
Ngoài ra, cùng với vi khuẩn và các động vật nguyên sinh, tảo lam
còn được dùng làm sạch sinh học các nguồn nước thải ra từ sản
xuất công nghiệp.
Tảo lam ít có ý nghĩa dinh dưỡng đối với động vật phù du, do
chúng có cấu trúc màng nhầy, động vật thường không sử dụng
được và chúng thường sinh ra độc tố. Chỉ có một số ít cá sử dụng
một số tảo lam để ăn.
Sử dụng phương pháp chuyển đổi tế bào của vi khuẩn lam thành
một dạng nhà máy có “các khâu sản xuất” riêng biệt. Kết quả thu
được là một chủng biến đổi gen gốc vi khuẩn lam, có khả năng sản
xuất trực tiếp axit béo - tiền thân của dầu diezel sinh học - với hiệu
suất cao mà không cần phải qua các bước khai thác và tinh chế tốn
kém. Chủng vi khuẩn mới này có thể cho năng suất gấp 3 lần so với
chủng ban đầu, việc còn lại chỉ là dùng muôi vớt váng axit béo do
chúng tạo ra.
Tảo lam được sử dụng để sản xuất khí hydro tạo thành một
nguồn năng lượng thay thế trong tương lai. Các lợi thế của việc sử
dụng hydro sinh học làm nhiên liệu là thân thiện với môi trường
thiên nhiên, hiệu quả sử dụng, khả năng tái sinh và không thải ra khí
carbon dioxide trong quá trình sản xuất và sử dụng nó.
Vi khuẩn lam không chỉ kích thích sự nảy mầm và hô hấp của hạt
lúa mà còn ảnh hưởng tốt đến sự tăng trưởng của thân mầm và rể
mầm.
Tảo lam cũng có những tác dụng tiêu cực: khi phát triển mạnh
chúng gây hiện tượng “nước nở hoa” làm giảm phẩm chất nước,
ảnh hưởng tới hàm lượng dưỡng khí ở đáy thủy vực và do ảnh
hưởng đó ảnh hưởng tới động vật đáy, và biến đổi hệ sinh thái thủy
vực.