Danh mục

Ý niệm cương thường, tiền tài trong tư duy, văn hóa của người Việt Nam Bộ

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 367.52 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Phí tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (11 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Qua các biểu thức ngôn ngữ mang tính ẩn dụ từ cứ liệu ca dao Nam Bộ, bài viết "Ý niệm cương thường, tiền tài trong tư duy, văn hóa của người Việt Nam Bộ" phân tích, làm rõ các biểu hiện của ý niệm “cương thường” và ý niệm “tiền tài” để hiểu thêm về cách tư duy, văn hóa của người Việt Nam Bộ. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ý niệm cương thường, tiền tài trong tư duy, văn hóa của người Việt Nam Bộ Ý NIỆM CƯƠNG THƯỜNG, TIỀN TÀI TRONG TƯ DUY, VĂN HÓA CỦA NGƯỜI VIỆT NAM BỘ (Qua cứ liệu ca dao Nam Bộ) TS. Đào Duy Tùng57, TS. Lê Việt Đoàn2, Ngô Bảo Tín3 TÓM TẮT “Cương thường” là ý niệm trừu tượng và khó hiểu được tri nhận trên cơ sở ý niệm“thực thể” (hình dáng, trọng lượng) có tính cụ thể và dễ hiểu hơn. Ý niệm “thực thể” (hìnhdáng, trọng lượng) được biểu hiện ở hai thuộc tính có tính lưỡng cực và lưỡng trị, có sắc tháiđánh giá tích cực - tiêu cực. Trong đó, các biểu hiện của ý niệm “cương thường” được trinhận qua thuộc tính “tròn, toàn vẹn” hay “trọng, nặng”, có nghĩa tích cực; trái lại, các thuộctính “không tròn, thiếu” hay “khinh, nhẹ”, có nghĩa tiêu cực. Ý niệm “tiền tài” tuy có tính cụthể nhưng đặt trong quan hệ đối sánh với “cương thường” thì “tiền tài” được tri nhận qua ýniệm “trọng lượng”, “sự vận động” và có sắc thái đánh giá tiêu cực. Qua các biểu thức ngônngữ mang tính ẩn dụ từ cứ liệu ca dao Nam Bộ, bài viết phân tích, làm rõ các biểu hiện củaý niệm “cương thường” và ý niệm “tiền tài” để hiểu thêm về cách tư duy, văn hóa của ngườiViệt Nam Bộ. Từ khóa: ca dao Nam Bộ, cương thường, tiền tài, tư duy, ý niệm, văn hóa. ABSTRACT The concepts of “three bonds and five constants” and “money” in the Thinking and Culture of Southern Vietnamese People (Based on the Data of Folk Verses in the Southern Vietnam) “Three bonds and five constants” is an abstract and complex concept that is perceivedbased on the concept of “entity” (shape, weight), which is more concrete and easier tounderstand. The concept of “entity” (shape, weight) is manifested through two attributes withbipolarity and duality, having positive and negative evaluation nuances. In which themanifestations of the concept of “three bonds and five constants” are perceived through theattributes of “round, complete” or “heavy, weighty,” which have positive meanings; on thecontrary, the attributes of “not round, lacking” or “light, weightless”, have negativemeanings. The concept of “money”, although concrete, when placed in a comparativerelationship with “three bonds and five constants”, is perceived through the concepts of“weight”, “movement”, and has negative evaluation nuances. Through metaphoricallanguage expressions from the corpus of folk verses in the Southern Vietnam, the articleanalyzes and clarifies the manifestations of the concepts of “three bonds and five constants”and “money” to gain a deeper understanding of the way of thinking and culture of theSouthern Vietnamese people.57() (2)Khoa KHXH&NV, Đại học Cần Thơ.(3) Học viên Cao học, Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh. 251 Keywords: Southern Vietnam’s folk verses, three bonds and five constants, money,thinking, concept, culture. 1. Dẫn nhập 1.1. G. Lakoff và M. Johnson cho rằng “chúng ta sống bằng ý niệm” (concepts we liveby) (Lakoff - Johnson, 1980: 3). Ý niệm chi phối cách chúng ta trải nghiệm thế giới, cáchchúng ta suy nghĩ, cách chúng ta hành động và cách chúng ta liên hệ với người khác (Lakoff- Johnson 1980: 3; Kövecses, 2002: 63). Do đó, hệ thống ý niệm đóng một vai trò trung tâmtrong việc minh định thực tại. G. Lakoff và M. Johnson cho rằng: “Nếu chúng tôi đúng trongviệc đề xuất rằng hệ thống ý niệm của chúng ta phần lớn là có tính ẩn dụ, vậy thì cách chúngta suy nghĩ, điều chúng ta trải nghiệm và làm hàng ngày thực sự là một vấn đề của ẩn dụ”(Lakoff - Johnson, 1980: 3); và “bản chất của ẩn dụ là hiểu và trải nghiệm một loại sự vật trêncơ sở một loại sự vật khác” “Lakoff - Johnson, 1980: 5). Dựa trên cơ sở ngôn ngữ, G. Lakoffvà M. Johnson cho rằng hầu hết hệ thống ý niệm thông thường của chúng ta về bản chất là cótính ẩn dụ và được hình thành trên cơ sở kinh nghiệm của chúng ta. Nghĩa là, các ý niệm cócơ sở ở sự tương tác thường xuyên giữa chúng ta với môi trường vật chất và văn hóa củachúng ta. Trên cơ sở đó, các ý niệm về đối tượng không dựa trên tính chất khách quan, thuộctính cố hữu của đối tượng, mà dựa trên các thuộc tính tương tác. 1.2. Ý niệm “cương thường”, “tiền tài” là những ý niệm không thể thiếu trong cuộcsống, nói cách khác, chúng ta sống bằng những ý niệm có tính văn hóa này vì chúng đã kiếntạo các quy chuẩn đạo đức, ứng xử, hoạt động của chúng ta. Trong tư duy, văn hóa Nam Bộnói riêng, văn hóa của người Việt nói chung, cặp ý niệm “cương thường”, “tiền tài” thườngđược hiểu một cách ẩn dụ trên cơ sở ý niệm thực thể (hình dáng, trọng lượng), sự vận động.Trong đó, ý niệm thực thể (hình dáng, trọng lượng) thể hiện ở thuộc tính tròn, trọn, vuông,vuông tròn, nguyên vẹn, toàn vẹn,… mang nghĩa đánh giá tích cực (positive evaluation); tráilại, thể hiện ở thuộc tính không tròn, thiếu,… mang nghĩa đánh giá tiêu cực (negativeevaluation). Trong tương quan “cương thường” (biểu hiện ở “nghĩa”, “nhân nghĩa”) - “tiềntài”, thì “cương thường” được hiểu trên cơ sở ý niệm trọng lượng, sự vận động, biểu hiện ởthuộc tính trọng (nặng), vững chắc (không đổi dời), có nghĩa tích cực; “tiền tài” được hiểutrên cơ sở ý niệm trọng lượng, sự vận động, biểu hiện ở thuộc tính đổi dời, không trọng (nhẹ,khinh), có nghĩa tiêu cực. Từ cứ liệu ca dao Nam Bộ, bài viết phân tích ý niệm “cươngthường”, “tiền tài” thể hiện qua các biểu thức ngôn ngữ mang tính ẩn dụ để góp phần hiểuhơn tư duy, văn hóa của người Việt Nam Bộ. 2. Khái quát về ý niệm, ý niệm “cương thường”, “tiền tài” trong Nho gia và trongcách hiểu của người Việt 2.1. Ý niệm có quan hệ mật thiết với phạm trù. Theo các quan điểm trước đây thì“phạm trù đượ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: