Ý thức nữ tính trong thơ Hồ Xuân Hương
Số trang: 9
Loại file: pdf
Dung lượng: 89.03 KB
Lượt xem: 14
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết góp phần giải quyết vấn đề liên quan đến nhận thức lý thuyết giới và trường hợp thơ Hồ Xuân Hương. Với những gì đã trải qua trong cuộc đời, thơ Hồ Xuân Hương thể hiện ý thức muốn ngẩng cao đầu trong thế giới nam quyền thật đặc biệt. Chúng tôi cho rằng, ý thức nữ tính trong thơ bà trên một mức độ nhất định đã lật nhào vị thế bất bình đẳng nam nữ trong xã hội Nho giáo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ý thức nữ tính trong thơ Hồ Xuân HươngTạp chí Khoa học xã hội miền Trung, Số 01 (75) - 2022 69 Ý thức nữ tính trong thơ Hồ Xuân Hương Phạm Văn Hóa Trường Đại học Đà Lạt Email liên hệ: hoapv@dlu.edu.vn Tóm tắt: “Bà chúa thơ Nôm” cuối Lê đầu Nguyễn - Hồ Xuân Hương là một nữ sĩ tài hoabậc nhất trong văn học trung đại Việt Nam. Thơ ca của bà bộc lộ ý thức nữ tính, phản kháng lễgiáo Nho gia phong kiến, khẳng định nhân cách và vị trí của người phụ nữ trong xã hội. Dựatrên lý thuyết nữ quyền để tìm hiểu, chúng tôi muốn khẳng định ý thức nữ tính trong thơ HồXuân Hương trên các phương diện đấu tranh cho một khát vọng tình yêu tự do, một chế độhôn nhân bình đẳng, được tự chủ giao du xướng họa,... Bài viết góp phần giải quyết vấn đềliên quan đến nhận thức lý thuyết giới và trường hợp thơ Hồ Xuân Hương. Với những gì đã trảiqua trong cuộc đời, thơ Hồ Xuân Hương thể hiện ý thức muốn ngẩng cao đầu trong thế giớinam quyền thật đặc biệt. Chúng tôi cho rằng, ý thức nữ tính trong thơ bà trên một mức độnhất định đã lật nhào vị thế bất bình đẳng nam nữ trong xã hội Nho giáo. Từ khóa: Việt Nam, Hồ Xuân Hương, ý thức nữ tính, bình đẳng giới, tự chủ. Feminine awareness in Ho Xuan Huong’s poems Abstract: Ho Xuan Huong, known as “the queen of Nôm poetry” at the end of theLe Dynasty and the beginning of the Nguyen Dynasty, is a talented poet of Vietnamesemedieval literature. Her poetry indicates feminine awareness; protesting against Confucianethics during the feudal time; affirms women’s personality and position in society. Based onfeminist theory, the authors demonstrate the feminine awareness in Ho Xuan Huong’s poetryon various aspects such as the pursuit of a self-chosen/free love, an equal and love marriage,and being free in social connections. The article contributes to clarifying gender theories andfeminine awareness in Ho Xuan Huong’s poetry. With her experiences in life, she has a strongdetermination to voice her opinions in the patriarchal society, which makes her so special. Theauthors believe that the feminine awareness in her poetry has changed significantly genderequality in Confucian society. Keywords: Vietnam, Ho Xuan Huong, feminine awareness, gender equality, self-determination. Ngày nhận bài: 25/08/2021 Ngày duyệt đăng: 20/12/2021 1. Đặt vấn đề Trong văn chương trung đại Việt Nam thế kỷ XVIII đến cuối thế kỷ XIX, Hồ Xuân Hươnglà một trong những nữ sĩ trẻ trung không chịu phụ thuộc vào thế giới nam quyền, lại tài hoavà có tâm hồn phong phú. Không những là nữ sĩ tài tình bậc nhất thời kỳ cuối Lê đầu Nguyễn,bà còn là tác giả văn học trung đại Việt Nam tiêu biểu nhất về ý thức nữ tính. Là một nhà thơnữ tài hoa, có nhiều tác phẩm thơ Nôm xuất sắc nhưng cuộc đời Xuân Hương vẫn không thoátđược kiếp đơn côi. Bà đã sáng tạo ra rất nhiều tác phẩm thể hiện thái độ phản kháng chế độ70 Phạm Văn Hóaphong kiến, giành lại quyền lợi của người phụ nữ, thể hiện ý thức nữ tính mãnh liệt. Từ 76 bàithơ kể cả Lưu hương ký và phần truyền tụng được biết đến nay1, chúng tôi nhận thấy ý thứctự giác nữ tính của thơ bà khá rõ nét. Thơ của bà không chỉ phản ánh thân phận bi thảm, địavị thấp hèn của người phụ nữ trong xã hội phong kiến, mà còn là sự khẳng định vị trí của họ,là ý thức kháng cự đối với ‘phận mỏng cánh chuồn” mà xã hội ấy áp đặt. Hơn nữa, tác phẩmcủa nữ sĩ còn thể hiện lời tố cáo, sự phản kháng của người phụ nữ thời phong kiến đối với thếgiới đàn ông. 2. Nội hàm của ý thức nữ tính Ý thức nữ tính với tư cách là một bộ phận quan trọng của lĩnh vực nghiên cứu phụ nữ,không chỉ là khái niệm hạt nhân của lí luận văn học nữ giới mà còn là một thước đo quantrọng đánh giá, phê bình văn học nữ giới. Hồ Khánh Vân (2020) cho rằng: “Từnữ tínhđược sửdụng vừa như là một danh từ (feminity, womanhood), vừa như là một tính từ (feminine). Nếutừ phụ nữ thường dùng để chỉ đối tượng, chỉ con người mang giống cái, thì từ nữ tính lại dùngđể chỉ tính chất, bản tính, tức là đi vào vấn đề bản thể. Nữ tính bao hàm những tính chất đặctrưng của người phụ nữ bộc lộ trong hành vi ứng xử và những mối quan hệ mang tính chuẩnmực khuôn mẫu của xã hội và văn hoá” (Hồ Khánh Vân, 2020, 30). Đối với nội hàm ý thức nữtính, cơ bản cần làm rõ hai phương diện: Thứ nhất là từ cái nhìn của người phụ nữ về bản thân,khẳng định vị trí, hiểu rõ giá trị bản thân trong xã hội, ý thức về quyền sống hạnh phúc củangười phụ nữ; hai là từ cái nhìn của người phụ nữ về thế giới bên ngoài, đồng thời từ đó lí giảinét riêng trời phú cho cuộc sống của người phụ nữ. Trong đời sống xã hội Việt Nam thời kỳphong kiến, ý thức nữ tính là một cái gì đó xa lạ nhưng lại không hoàn toàn xa lạ, bởi đó cònlà nét đặc sắc của văn hoá cội nguồn dân tộc. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ý thức nữ tính trong thơ Hồ Xuân HươngTạp chí Khoa học xã hội miền Trung, Số 01 (75) - 2022 69 Ý thức nữ tính trong thơ Hồ Xuân Hương Phạm Văn Hóa Trường Đại học Đà Lạt Email liên hệ: hoapv@dlu.edu.vn Tóm tắt: “Bà chúa thơ Nôm” cuối Lê đầu Nguyễn - Hồ Xuân Hương là một nữ sĩ tài hoabậc nhất trong văn học trung đại Việt Nam. Thơ ca của bà bộc lộ ý thức nữ tính, phản kháng lễgiáo Nho gia phong kiến, khẳng định nhân cách và vị trí của người phụ nữ trong xã hội. Dựatrên lý thuyết nữ quyền để tìm hiểu, chúng tôi muốn khẳng định ý thức nữ tính trong thơ HồXuân Hương trên các phương diện đấu tranh cho một khát vọng tình yêu tự do, một chế độhôn nhân bình đẳng, được tự chủ giao du xướng họa,... Bài viết góp phần giải quyết vấn đềliên quan đến nhận thức lý thuyết giới và trường hợp thơ Hồ Xuân Hương. Với những gì đã trảiqua trong cuộc đời, thơ Hồ Xuân Hương thể hiện ý thức muốn ngẩng cao đầu trong thế giớinam quyền thật đặc biệt. Chúng tôi cho rằng, ý thức nữ tính trong thơ bà trên một mức độnhất định đã lật nhào vị thế bất bình đẳng nam nữ trong xã hội Nho giáo. Từ khóa: Việt Nam, Hồ Xuân Hương, ý thức nữ tính, bình đẳng giới, tự chủ. Feminine awareness in Ho Xuan Huong’s poems Abstract: Ho Xuan Huong, known as “the queen of Nôm poetry” at the end of theLe Dynasty and the beginning of the Nguyen Dynasty, is a talented poet of Vietnamesemedieval literature. Her poetry indicates feminine awareness; protesting against Confucianethics during the feudal time; affirms women’s personality and position in society. Based onfeminist theory, the authors demonstrate the feminine awareness in Ho Xuan Huong’s poetryon various aspects such as the pursuit of a self-chosen/free love, an equal and love marriage,and being free in social connections. The article contributes to clarifying gender theories andfeminine awareness in Ho Xuan Huong’s poetry. With her experiences in life, she has a strongdetermination to voice her opinions in the patriarchal society, which makes her so special. Theauthors believe that the feminine awareness in her poetry has changed significantly genderequality in Confucian society. Keywords: Vietnam, Ho Xuan Huong, feminine awareness, gender equality, self-determination. Ngày nhận bài: 25/08/2021 Ngày duyệt đăng: 20/12/2021 1. Đặt vấn đề Trong văn chương trung đại Việt Nam thế kỷ XVIII đến cuối thế kỷ XIX, Hồ Xuân Hươnglà một trong những nữ sĩ trẻ trung không chịu phụ thuộc vào thế giới nam quyền, lại tài hoavà có tâm hồn phong phú. Không những là nữ sĩ tài tình bậc nhất thời kỳ cuối Lê đầu Nguyễn,bà còn là tác giả văn học trung đại Việt Nam tiêu biểu nhất về ý thức nữ tính. Là một nhà thơnữ tài hoa, có nhiều tác phẩm thơ Nôm xuất sắc nhưng cuộc đời Xuân Hương vẫn không thoátđược kiếp đơn côi. Bà đã sáng tạo ra rất nhiều tác phẩm thể hiện thái độ phản kháng chế độ70 Phạm Văn Hóaphong kiến, giành lại quyền lợi của người phụ nữ, thể hiện ý thức nữ tính mãnh liệt. Từ 76 bàithơ kể cả Lưu hương ký và phần truyền tụng được biết đến nay1, chúng tôi nhận thấy ý thứctự giác nữ tính của thơ bà khá rõ nét. Thơ của bà không chỉ phản ánh thân phận bi thảm, địavị thấp hèn của người phụ nữ trong xã hội phong kiến, mà còn là sự khẳng định vị trí của họ,là ý thức kháng cự đối với ‘phận mỏng cánh chuồn” mà xã hội ấy áp đặt. Hơn nữa, tác phẩmcủa nữ sĩ còn thể hiện lời tố cáo, sự phản kháng của người phụ nữ thời phong kiến đối với thếgiới đàn ông. 2. Nội hàm của ý thức nữ tính Ý thức nữ tính với tư cách là một bộ phận quan trọng của lĩnh vực nghiên cứu phụ nữ,không chỉ là khái niệm hạt nhân của lí luận văn học nữ giới mà còn là một thước đo quantrọng đánh giá, phê bình văn học nữ giới. Hồ Khánh Vân (2020) cho rằng: “Từnữ tínhđược sửdụng vừa như là một danh từ (feminity, womanhood), vừa như là một tính từ (feminine). Nếutừ phụ nữ thường dùng để chỉ đối tượng, chỉ con người mang giống cái, thì từ nữ tính lại dùngđể chỉ tính chất, bản tính, tức là đi vào vấn đề bản thể. Nữ tính bao hàm những tính chất đặctrưng của người phụ nữ bộc lộ trong hành vi ứng xử và những mối quan hệ mang tính chuẩnmực khuôn mẫu của xã hội và văn hoá” (Hồ Khánh Vân, 2020, 30). Đối với nội hàm ý thức nữtính, cơ bản cần làm rõ hai phương diện: Thứ nhất là từ cái nhìn của người phụ nữ về bản thân,khẳng định vị trí, hiểu rõ giá trị bản thân trong xã hội, ý thức về quyền sống hạnh phúc củangười phụ nữ; hai là từ cái nhìn của người phụ nữ về thế giới bên ngoài, đồng thời từ đó lí giảinét riêng trời phú cho cuộc sống của người phụ nữ. Trong đời sống xã hội Việt Nam thời kỳphong kiến, ý thức nữ tính là một cái gì đó xa lạ nhưng lại không hoàn toàn xa lạ, bởi đó cònlà nét đặc sắc của văn hoá cội nguồn dân tộc. ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Thơ Hồ Xuân Hương Ý thức nữ tính Bình đẳng giới Xã hội Nho giáo Tự chủ giao du xướng họaGợi ý tài liệu liên quan:
-
Bài tiểu luận Thực trạng bất bình đẳng giới ở Việt Nam
24 trang 546 0 0 -
19 trang 121 0 0
-
Bình đẳng giới trong truyền thống dân tộc qua ca dao, tục ngữ của người Việt
4 trang 86 0 0 -
7 trang 72 0 0
-
10 trang 57 0 0
-
Tài liệu hướng dẫn sử dụng Bảng kiểm về giới trong công tác cán bộ
35 trang 56 0 0 -
Phân tích thân phận người phụ nữ dưới chế độ phong kiến qua thơ Nguyễn Du và Hồ Xuân Hương
4 trang 53 1 0 -
Luận án Tiến sĩ Văn hóa học: Diễn ngôn về giới trên truyền thông sau đổi mới
234 trang 52 1 0 -
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên Module GVMN30: Vấn đề lồng ghép giới trong giáo dục mầm non
4 trang 38 0 0 -
10 trang 35 0 0