Danh mục

Yêu cầu đối với nhân lực ngành du lịch Việt Nam hiện nay

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 366.58 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (8 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Yêu cầu đối với nhân lực ngành du lịch Việt Nam hiện nay" đánh giá thực trạng nhân lực ngành du lịch Việt Nam hiện nay và nhận định những yêu cầu đặt ra đối với khối nhân lực quản lý nhà nước và sự nghiệp du lịch; và khối nhân lực kinh doanh du lịch. Đây sẽ là căn cứ quan trọng để có biện pháp cần thiết nhằm đáp ứng yêu cầu nhân lực, góp phần phát triển du lịch Việt Nam trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Yêu cầu đối với nhân lực ngành du lịch Việt Nam hiện nay YÊU CẦU ĐỐI VỚI NHÂN LỰC NGÀNH DU LỊCH VIỆT NAM HIỆN NAY ThS. Nguyễn Thùy Trang Trường Đại học Thương mạiTÓM TẮT Từ cơ sở lý thuyết về nhân lực ngành du lịch và tiêu chuẩn nhân lực ngành du lịch, bài viếtđánh giá thực trạng nhân lực ngành du lịch Việt Nam hiện nay và nhận định những yêu cầu đặt rađối với khối nhân lực quản lý nhà nước và sự nghiệp du lịch; và khối nhân lực kinh doanh du lịch.Đây sẽ là căn cứ quan trọng để có biện pháp cần thiết nhằm đáp ứng yêu cầu nhân lực, góp phầnphát triển du lịch Việt Nam trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.Từ khóa: Du lịch Việt Nam, nhân lực, nhân lực du lịch, tiêu chuẩn nhân lực, yêu cầu nhân lực1. ĐẶT VẤN ĐỀ Năm 2018, du lịch Việt Nam tăng trưởng ấn tượng, đón gần 15,5 triệu khách du lịch quốc tế,tăng 19,9% so với năm 2017, phục vụ 80 triệu lượt khách nội địa, tổng thu từ khách du lịch đạt hơn620 nghìn tỷ đồng [8]. Tháng 11/2019 ghi nhận mốc mới của du lịch Việt Nam với lượng khách quốctế đạt trên 1,8 triệu lượt người, cao nhất từ trước đến nay, nâng tổng số khách quốc tế đến nước ta trong11 tháng đạt gần 16,3 triệu lượt người, tăng 15,4% so với cùng kỳ năm trước [9]. Đây là những thànhtựu du lịch nổi bật mà Việt Nam đạt được theo đúng chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triểnngành du lịch. Theo Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16/1/2017của Đảng về phát triển du lịch thànhngành kinh tế mũi nhọn, sự phát triển của ngành Du lịch đã và đang góp phần thúc đẩy chuyển dịchcơ cấu kinh tế và xuất khẩu tại chỗ; bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, tài nguyên thiênnhiên; tạo nhiều việc làm, nâng cao đời sống nhân dân; đẩy mạnh quá trình hội nhập quốc tế, quảngbá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam. Bên cạnh những kết quả đã đạt được, ngành Du lịch cònmột số hạn chế, yếu kém. Du lịch phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh và kỳ vọng 143của xã hội. Sản phẩm du lịch chưa thực sự hấp dẫn và có sự khác biệt, khả năng cạnh tranh chưacao. Chất lượng dịch vụ du lịch chưa đáp ứng yêu cầu. Hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước về dulịch chưa cao. Môi trường du lịch, an toàn thực phẩm và an toàn giao thông còn nhiều bất cập. Côngtác xúc tiến quảng bá du lịch còn nhiều hạn chế về nguồn lực, sự phối hợp và tính chuyên nghiệp,hiệu quả chưa cao. Nguồn nhân lực du lịch vừa thiếu vừa yếu. Doanh nghiệp du lịch chủ yếu là cácdoanh nghiệp nhỏ và vừa; vốn, nhân lực và kinh nghiệm quản lý còn hạn chế. Vai trò của cộngđồng trong phát triển du lịch chưa được phát huy. Nguyên nhân chủ yếu của những hạn chế, yếu kém nêu trên là do các cấp, các ngành chưa thựcsự coi du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, có tính liên ngành, liên vùng, xã hội hóa và hội nhập quốc tếcao, mang nội dung văn hóa sâu sắc; thiếu chính sách quốc gia phù hợp để du lịch phát triển theo đúngtính chất của một ngành kinh tế vận hành theo quy luật thị trường. Thể chế, chính sách phát triển du lịchchưa đáp ứng yêu cầu phát triển, vẫn còn nặng tư tưởng bao cấp. Sự phối hợp liên ngành, liên vùng hiệuquả còn thấp; đầu tư còn dàn trải, chưa huy động được nhiều nguồn lực của xã hội cho phát triển dulịch. Công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực du lịch chưa được quan tâm đúng mức [1]. Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16/1/2017 là Nghị quyết đầu tiên của Đảng đề cấp đến pháttriển ngành du lịch. Nghị quyết chỉ ra, trong 15 năm qua, ngành Du lịch đã có bước phát triển rõ rệtvà đạt được những kết quả quan trọng, rất đáng khích lệ. Để thực hiện mục tiêu đưa du lịch ViệtNam trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, phát triển bền vững và đóng góp xứng đáng vào sự pháttriển kinh tế - xã hội đòi hỏi cần phải có những chính sách đột phá, các giải pháp tổng thể xử lýngay những khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện cho phát triển du lịch, trong đó không thể khôngnhắc đến vấn đề phát triển nguồn nhân lực du lịch. Vấn đề phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt nhânlực có chất lượng cao đang là thách thức đối với du lịch Việt Nam trước yêu cầu của tình hình mới.Đây cũng là vấn đề đặt ra trong việc xây dựng thương hiệu sản phẩm du lịch Việt Nam một cáchbền vững. Và để công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực du lịch đạt hiệu quả, chúng ta cần chỉ rađược những yêu cầu đối với nhân lực ngành du lịch trong bối cảnh hiện nay.2. YÊU CẦU ĐỐI VỚI NHÂN LỰC NGÀNH DU LỊCH VIỆT NAM HIỆN NAY2.1. Nhân lực ngành du lịch2.1.1. Các khái niệm - Du lịch Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO) đưa ra định nghĩa: “Du lịch bao gồm tất cả mọi hoạtđộng của những người du hành, tạm trú, trong mục đích tham quan, khám phá và tìm hiểu, trảinghiệm hoặc trong mục đích nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn; cũng như mục đích hành nghề và nhữngmục đích khác nữa, trong thời gian liên tục nhưng không quá một năm, ở bên ngoài môi trườngsống định cư; nhưng loại trừ các du hành mà có mục đích chính là làm tiền. Du lịch cũng là mộtdạng nghỉ ngơi năng động trong môi trường sống khác hẳn nơi định cư”. Luật Du lịch Việt Nam (2005) định nghĩa: “Du lịch là các hoạt động có liên quan đếnchuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu thamquan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định. (Khoản 1, Điều 4). - Nhân lực ngành du lịch Nhân lực ngành du lịch bao gồm toàn bộ các nhân lực trực tiếp và gián tiếp tham gia vàoquá trình phục vụ khách du lịch(Mạnh và Chương, 2006). Trong đó nhân lực trực tiếp là nhữngngười trực tiếp phục vụ khách du lịch tại khách sạn, nhà hàng, công ty lữ hành, cửa hàng phục vụkhách du lịch, cơ quan quản lý du lịch,… Lao động gián tiếp là những lao động không trực tiếpphục vụ khách du lịch nhưng thực hiện các công việc mang tính quản lý, hỗ trợ cho các lao độngtrực tiếp. Ví dụ như ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: