Danh mục

Yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục kĩ năng sống cho học sinh khiếm thị ở các trường tiểu học hòa nhập

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 95.20 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết này ngoài việc phân tích những kĩ năng sống cần giáo dục cho học sinh khiếm thị tiểu học còn nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng đến việc tiến hành giáo dục kĩ năng sống cho các em. Chính từ nghiên cứu yếu tố ảnh hưởng này sẽ giúp các trường có được những biện pháp điều chỉnh để giúp học sinh khiếm thị có những kĩ năng sống cần thiết nhất.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục kĩ năng sống cho học sinh khiếm thị ở các trường tiểu học hòa nhậpJOURNAL OF SCIENCE OF HNUEEducational Sci., 2016, Vol. 61, No. 6B, pp. 158-164This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vnDOI: 10.18173/2354-1075.2016-0112YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINHKHIẾM THỊ Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC HÒA NHẬPNguyễn Thị ThắmKhoa Giáo dục Đặc biệt, Trường Đại học Sư phạm Hà NộiTóm tắt. Khuyết tật thị giác không chỉ ảnh hưởng đến khả năng nhận thức, ngôn ngữ, giaotiếp, hành vi của học sinh khiếm thị mà còn ảnh hưởng đến kĩ năng sống của các em. Hiệnnay, một số trường tiểu học hòa nhập đã bắt đầu quan tâm đến việc thực hiện giáo dục kĩnăng sống cho học sinh khiếm thị. Tuy nhiên, do nhiều yếu tố tác động nên hiệu quả giáodục kĩ năng sống cho các em còn chưa cao. Bài viết này ngoài việc phân tích những kĩnăng sống cần giáo dục cho học sinh khiếm thị tiểu học còn nghiên cứu những yếu tố ảnhhưởng đến việc tiến hành giáo dục kĩ năng sống cho các em. Chính từ nghiên cứu yếu tốảnh hưởng này sẽ giúp các trường có được những biện pháp điều chỉnh để giúp học sinhkhiếm thị có những kĩ năng sống cần thiết nhất.Từ khóa: Trẻ khiếm thị, trường tiểu học hòa nhập, giáo dục hòa nhập, kĩ năng sống, yếu tốảnh hưởng.1.Mở đầuGiáo dục hòa nhập là xu thế của xã hội hiện nay. Ở Việt Nam, năm 2010 Luật người khuyếttật được ban hành đã khẳng định cam kết của Chính phủ trong việc cung cấp cơ hội giáo dục chotoàn xã hội, tiến hành giáo dục hòa nhập cho tất cả trẻ em khuyết tật nói chung, trẻ khiếm thị nóiriêng [2]. Học sinh khiếm thị có cơ hội học tập, vui chơi, hòa nhập cùng các bạn học sinh sáng.Đối với học sinh khiếm thị tiểu học, mục tiêu của giáo dục kĩ năng sống (KNS) là tạo cơhội cho các em có được sự độc lập [4]. Độc lập giúp học sinh khiếm thị phát triển cảm giác tự tinvà tham gia và cộng đồng như một người chủ. Khi còn nhỏ, trẻ học các kĩ năng sống bằng cáchquan sát ngẫu nhiên và bắt chước hành động của người khác [6]. Khoảng 80% kiến thức và kĩ nănghọc được thông qua kênh thị giác. Với học sinh sáng mắt, khi thành thạo kĩ năng này em có thểkhái quát hóa những gì học được và phát triển các kĩ năng mới. Nhưng với học sinh khiếm thị, dohạn chế về khả năng thị giác nên khi học các kĩ năng sống khó khái quát hóa được từ tình huốngnày sang tình huống khác. Việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh khiếm thị cần phải có nhữngphương pháp đặc biệt, hướng dẫn kĩ năng sống phù hợp với các em, tạo cơ hội để học sinh đượcthực hành, tự làm quen và khám phá [4].Kĩ năng sống là một phần quan trọng trong chương trình giáo dục cho học sinh khiếm thịtiểu học. Hiện nay, các trường tiểu học hòa nhập đã lồng ghép việc giáo dục kĩ năng sống cho họcsinh vào các môn học cũng như các hoạt động ngoại khóa. Học sinh khiếm thị được học một sốNgày nhận bài: 5/4/2016. Ngày nhận đăng: 5/8/2016.Liên hệ: Nguyễn Thị Thắm, e-mail: Thamnguyencwd@gmail.com158Yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục kĩ năng sống cho học sinh khiếm thị ở các trường...kĩ năng sống giống như học sinh sáng mắt. Bên cạnh đó, trong những tiết cá nhân học sinh khiếmthị cũng được giáo dục các kĩ năng khác như: kĩ năng định hướng di chuyển, kĩ năng đọc viết chữBraille, âm nhạc. Trong quá trình thực hiện giáo dục kĩ năng sống cho học sinh khiếm thị tiểu học,giáo viên, các trường tiểu học hòa nhập đã gặp rất nhiều những khó khăn, thách thức ảnh hưởngđến kết quả giáo dục. Việc nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục kĩ năng sống cho họcsinh khiếm thị tiểu học sẽ là cơ sở để các trường hòa nhập có các giải pháp điều chỉnh, nâng caochất lượng giáo dục kĩ năng sống cho các em.2.2.1.Nội dung nghiên cứuMột số khái niệm cơ bản2.1.1. Kĩ năng sốngNăm 1960, thuật ngữ KNS (life skills) lần đầu tiên đã được đề cập đến bởi những nhà tâmlí thực hành, coi đó như là một khả năng quan trọng trong việc phát triển nhân cách. Ở Việt Nam,thuật ngữ KNS được biết đến bắt đầu từ năm 1996 cùng với chương trình của UNICEF “Giáo dụcKNS để bảo vệ sức khỏe và phòng chống HIV/AIDS cho thanh thiếu niên trong và ngoài trường”do các chuyên gia Australia tập huấn [8]. Trong những năm gần đây, thuật ngữ KNS xuất hiện ngàycàng nhiều ở khắp nơi trên thế giới và và được coi như một trong những vấn đề quan trọng, cấpbách cần hình thành và rèn luyện cho học sinh ở tất cả các cấp học, bậc học.Có nhiều quan niệm khác nhau về KNS:Theo quan điểm của UNESCO: KNS là năng lực cá nhân để thực hiện đầy đủ các chức năngvà tham gia vào cuộc sống hàng ngày.Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO): KNS là năng lực đáp ứng hoặc những hành vi tíchcực giúp cá nhân có thể giải quyết có hiệu quả những yêu cầu và thách thức của cuộc sống hàngngày [8].Có quan niệm khác cho rằng: KNS là những khả năng tâm lí xã hội của con người để đểtương tác với người khác và giải quyết những vấn đề, những tình huống của cuộc sống hàng ngàymột cách tích cực và có hiệu quả [1].Tóm lại, KNS được hiểu theo các nghĩa ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: