Bài viết Yếu tố ảnh hưởng đến năng lực viết của sinh viên khoa Nhật Bản học trường Đại học Công nghệ Tp. Hồ Chí Minh trình bày vai trò của năng lực viết trong việc học tập ngoại ngữ; Yếu tố ảnh hưởng đến năng lực viết của sinh viên khoa Nhật Bản học.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Yếu tố ảnh hưởng đến năng lực viết của sinh viên khoa Nhật Bản học trường Đại học Công nghệ Tp. Hồ Chí Minh
YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG LỰC VIẾT CỦA SINH VIÊN
KHOA NHẬT BẢN HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ
TP. HỒ CHÍ MINH
Đinh Thị Thùy Dương, Nguyễn Thị Thanh Thùy, Nguyễn Thị Hồng Thu,
Võ Đặng Lan Vy
Khoa Nhật Bản học, Trường Đại học Công Nghệ TP. Hồ Chí Minh
GVHD: ThS. Lưu Thế Bảo Anh
TÓM TẮT
Nhật Bản – một đất nước với nền công nghiệp tiên tiến trong đa dạng lĩnh vực, cùng với đó là nhu cầu về
nguồn nhân lực tăng cao, mở ra cơ hội việc làm cho nhiều nước trong đó có Việt Nam. Và doanh nghiệp
Nhật Bản với những quy tắc vô cùng khắc khe đòi hỏi người lao động nắm rõ về văn hóa và tác phong
doanh nghiệp để có thể thích nghi, gắn bó lâu dài. Tuy nhiên, trong quá trình học tập, hầu hết sinh viên
thường chú trọng mục đích giao tiếp nói nhiều hơn dẫn đến sự hạn chế trong khả năng giao tiếp bằng ngôn
ngữ viết, khiến sinh viên trở nên thụ động trong công việc. Với mong muốn định hướng sinh viên trở thành
các cử nhân tiếng Nhật toàn diện, bắt kịp xu hướng tuyển dụng ngày càng nâng cao của các doanh nghiệp
Nhật Bản, nắm bắt cơ hội việc làm tốt hơn, nhóm tác giả đã nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực
viết và đưa ra giải pháp thích hợp để cải thiện những khó khăn, phát huy điểm mạnh của bản thân.
Từ khóa: năng lực viết, kỹ năng, yếu tố, tác động, tiếng Nhật.
1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
Khái niệm: Năng lực là tập hợp toàn bộ kỹ năng, kiến thức, khả năng, hành vi của một người có thể đáp
ứng đối với công việc nhất định nào đó. Viết là cách trình bày thông tin dưới dạng văn bản một cách có
hiệu quả đến người đọc. Như vậy, năng lực viết là tập hợp các kỹ năng nghe, nói, đọc và vốn từ vựng, ngữ
pháp để hoàn thành một công việc hay ý tưởng thông qua các con chữ, con số bằng hình thức văn bản.
1.1. Vai trò của năng lực viết trong việc học tập ngoại ngữ
Viết là một phương pháp giao tiếp cơ bản được hợp thức hóa dưới dạng văn bản và cũng là kỹ năng quan
trọng trong khi học tiếng Nhật. Cũng chính là sự giao thoa hài hòa giữa lượng kiến thức lớn kết hợp với
các ngữ pháp và câu từ chỉnh chu. Bên cạnh đó nếu văn phong viết tốt, viết hay sẽ truyền đạt được hết ý
nghĩa. Trong quá trình học tập, việc hoàn thiện kỹ năng viết sẽ mang lại những lợi ích như: phát triển tư
duy và phản biện của bản thân, thể hiện được vốn từ vựng trong mọi hoàn cảnh,…Bên cạnh đó, kỹ năng
viết trở thành yếu tố được coi trọng trong nhiều lĩnh vực và công việc khác nhau như là: biên tập viên, viết
bài PR (copywriter), biên dịch,…Những ngành nghề này yêu cầu kỹ năng viết tốt, mang tính sáng tạo, phải
3471
đảm bảo truyền đạt suy nghĩ của người viết một cách chính xác và triệt để. Đặc biệt với công việc dịch sách,
văn, thơ, ... đòi hỏi phải có vốn từ vựng phong phú và am hiểu văn hóa sâu rộng.
1.2. Yếu tố ảnh hưởng đến năng lực viết tiếng Nhật
Yếu tố chủ quan: Ý thức về tầm quan trọng của năng lực viết cũng là yếu tố chủ quan mang tính quyết
định ảnh hưởng đến năng lực viết của sinh viên. Trong quá trình học ngôn ngữ thì ngôn ngữ viết cũng là
một phương thức giao tiếp mang tính quan trọng nhằm gia tăng tính chuyên nghiệp của bản thân trong công
việc. Bên cạnh đó, rèn luyện kỹ năng giúp nâng cao vốn từ vựng, nâng cao khả năng tư duy. Ngoài ra, tự
giác học tập cũng là yếu tố không thể thiếu, đòi hỏi người học phải rèn luyện để tích lũy kinh nghiệm và
phản xạ. Thêm vào đó, sinh viên cần chủ động tìm hiểu, tích lũy kiến thức cũng như sáng tạo để học hỏi và
chọn lọc tạo ra những phương pháp học tập phù hợp. Đồng thời, kỹ năng mềm cũng mang lại lợi ích trong
việc rèn luyện kỹ năng viết. Như việc yêu thích viết lách hay năng lực định hướng.
Yếu tố khách quan: Yếu tố khác biệt về văn hóa: sự khác biệt về văn hóa giữa Việt Nam và Nhật Bản
cũng gây ra nhiều trở trong qua trình học. Về cấu trúc ngữ pháp, trong tiếng Nhật thứ tự các thành phần
trong một câu đảo ngược so với tiếng Việt, điều này ảnh hưởng ảnh hưởng đến tốc độ của sinh viên để tạo
ra một câu văn hoàn chỉnh. Đối với cách sử dụng từ ngữ trong tiếng Nhật, phải dựa vào hoàn cảnh và đối
tượng để sử dụng những từ vựng phù hợp. Phân biệt giữa văn nói và văn viết, giữa tôn kính ngữ và văn viết
trang trọng. Thêm nữa, cùng với sự phát triển của Internet, sinh viên còn có thể tìm hiểu về các phương
pháp, giáo trình, giao lưu học hỏi để rèn luyện kỹ năng viết thông qua các nền tảng xã hội .
1.3. Giới thiệu về khoa và SV khoa Nhật Bản học trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh
Về khoa Nhật Bản học: Với mô hình đào tạo chuyển đổi học theo tín chỉ. Trường Đại học Công nghệ
TPHCM (HUTECH) cũng đã áp dụng việc giảng dạy và học tập theo hình thức đào tạo tín chỉ. Đã thực
hiện chương trình giảng dạy 144 tín chỉ với hai ngành thuộc khoa Nhật Bản học, bao gồm: ngành Ngôn
ngữ Nhật và ngành Đông Phương học. Mục tiêu là đào tạo những cử nhân ngành Ngôn ngữ Nhật và Đông
Phương học với những công việc khác nhau liên quan đến tiếng Nhật và có kiến thức chuyên môn là về
tiếng Nhật phục vụ các ngành nghề trong tương lai. Trong đó, khoa Nhật Bản học với đội ngũ giảng viên
nhiệt huyết, giàu kinh nghiệm, luôn đặt mục tiêu truyền đạt kiến thức, chia sẻ kinh nghiệm thực tế đến SV
lên hàng đầu. Và câu lạc bộ ASUKA là nơi giúp SV giao lưu và trau dồi thêm kiến thức mới lạ sau giờ học
ở trường thông qua các buổi chuyên đề kỹ năng, những chương trình giao lưu văn hóa vừa mang tính học
thuật lại vừa mang tính giải trí, năng động, sáng tạo.
Về SV khoa Nhật Bản học: SV khoa Nhật Bản học bao gồm ngành Ngôn ngữ Nhật và ngành Đông phương
học được trang bị kiến thức từ sơ cấp đến trung cấp. Bên cạnh đó còn được trang bị các kỹ năng và tác
phong làm việc trong doanh nghiệp Nhật Bản thông qua các ...