Danh mục

Yếu tố tâm linh trong tuồng bản Đào Tấn

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 261.02 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (12 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong văn học trung đại nói chung và tuồng bản của Đào Tấn nói riêng, yếu tố tâm linh thường được thể hiện dưới dạng các quan niệm tôn giáo, không gian tâm linh, thời gian tâm linh, các mô típ tâm linh, các thực thể tâm linh như: trời, phật, thần, tiên, cầu cúng, khấn vái, hồn ma, hóa kiếp, phép thuật, tướng số, bói toán, phong thủy, điềm báo, báo ứng, mộng...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Yếu tố tâm linh trong tuồng bản Đào Tấn TẠP CHÍ KHOA HỌC − SỐ 7/2016 55 YẾU TỐ TỐ TÂM LINH TRONG TUỒ TUỒNG BẢ BẢN Đ0O TẤ TẤN 1 Đinh Thị Kim Thương Trường Đại học Thủ đô Hà Nội Tóm tắt: Trong văn học trung đại nói chung và tuồng bản của Đào Tấn nói riêng, yếu tố tâm linh thường được thể hiện dưới dạng các quan niệm tôn giáo, không gian tâm linh, thời gian tâm linh, các mô típ tâm linh, các thực thể tâm linh như: trời, phật, thần, tiên, cầu cúng, khấn vái, hồn ma, hóa kiếp, phép thuật, tướng số, bói toán, phong thủy, điềm báo, báo ứng, mộng... Những biểu hiện văn hóa tâm linh đặc sắc và phong phú như vậy cho thấy tuồng bản của Đào Tấn không chỉ có giá trị to lớn về mặt nội dung, về văn hóa tín ngưỡng mà còn có giá trị cao về mặt nghệ thuật trong việc thể hiện sâu sắc tư tưởng thời đại thông qua việc phản ánh hiện thực của đời sống muôn màu muôn vẻ. Từ khóa: Văn học, văn hóa tâm linh, yêu tố tâm linh, tuồng bản Đào Tấn. 1. MỞ ĐẦU “Văn học và văn hóa tâm linh (mysterious culture) vốn có mối liên hệ khăng khít trong lịch sử văn học của bất cứ dân tộc nào” (Trần Đình Sử) [1]. Tâm linh là một phần của cuộc sống con người, văn học phản ánh hiện thực đồng thời phản ánh yếu tố tâm linh trong đó. Yếu tố tâm linh trong văn học tồn tại như một cách giải quyết mâu thuẫn giữa hiện thực và khát vọng, giữa cái hữu hạn và cái vô hạn, nó thể hiện sức mạnh tinh thần và niềm tin tuyệt đối của con người vào những giá trị chân thiện mỹ vĩnh hằng mà con người luôn theo đuổi nhưng không để có được trong hiện thực. Yếu tố tâm linh như một vô thức văn hóa được ký giải trong tác phẩm văn học, nó thể hiện nhận thức và niềm tin của con người trong thời đại nhất định, yếu tố tâm linh mang đặc trưng thời đại. Trong văn học trung đại nói chung và tuồng bản của Đào Tấn nói riêng, yếu tố tâm linh thường được thể hiện dưới dạng các quan niệm tôn giáo, tín ngưỡng dân gian, không gian, thời gian tâm linh, các mô típ tâm linh, các thực thể tâm linh như: trời phật, thần, tiên, hồ ly, yêu quái, cầu cúng, khấn vái, hồn ma, hóa kiếp, phép thuật, điềm báo, báo ứng, mộng... 1 Nhận bài ngày 28.07.2016; gửi phản biện và duyệt đăng ngày 20.08.2016 Liên hệ tác giả: Đinh Thị Kim Thương; Email: dtkthuong@daihocthudo.edu.vn 56 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ H NỘI 2. NỘI DUNG 2.1. Quan niệm Phật giáo và triết lý, tín ngưỡng dân gian trong tuồng bản của Đào Tấn Nhìn một cách tổng thể, hầu hết các tuồng bản của Đào Tấn đều được viết dưới sự chi phối của những quan điểm Nho giáo, như tam cương, ngũ thường, đề cao Hiếu, Nghĩa, Lễ, Tiết, Tín và tuyệt đối hóa đạo Trung quân. Điều này cũng dễ hiểu, vì ông là một người được đào tạo từ Nho học, là một nhà khoa bảng Nho học và là một ông quan theo lý tưởng Nho học. Nhưng nghiên cứu một cách sâu sắc có thể nhận thấy các sáng tác của Đào Tấn chịu sự ảnh hưởng không nhỏ của quan niệm Phật giáo và các triết lý, tín ngưỡng dân gian mà như nhà nghiên cứu Mang Viên Long nhận định “Đào Tấn đã sớm thấy các học thuyết xưa cũ của nhà Nho không còn phù hợp với những biến chuyển, đổi thay của thời thế, nhất là không giúp ông giải thoát các bế tắc trong cuộc sống cũng như sáng tác. Đào Tấn đã bắt đầu chuyển hướng... ” [2]. Quan niệm Phật giáo và triết lý dân gian chủ đạo trong tuồng bản của Đào Tấn là quan niệm về nhân quả. Cốt truyện của các tuồng bản thường được vay mượn từ Trung Quốc. Tuy nhiên, trong quá trình biên soạn, Đào Tấn đã mượn quan niệm nhân quả để triển khai tình tiết kịch. Với triết lý “gieo nhân nào gặp quả ấy”, “ở hiền gặp lành” hầu hết các tuồng bản đều kết thúc “có hậu”. Quả báo dành cho các nhân vật ác luôn là cái chết bi thảm, là sự trừng phạt thích đáng cho những tội ác mà chúng gây ra. Đó là sự thảm bại của anh em Tạ Thiên Lăng, Tạ Ôn Đình, Tạ Lôi Phong, Tạ Lôi Nhược (Sơn Hậu), là sự diệt vong của lũ yêu tinh, hồ ly (Trầm Hương Các), cái chết nhục nhã của tên phản bội Tiết Nghĩa (Hộ Sinh đàn)... Còn những người lương thiện luôn được hưởng thành quả bằng một kết thúc viên mãn. Sau những gian khổ và mất mát hy sinh, đội quân Đổng Kim Lân, Phàn Định Công, Phàn Diệm đã bảo vệ được Thứ phi cùng hoàng tử, giữ vững cơ nghiệp nhà Tề (Sơn Hậu), Xuân Hương, Phương Cơ cứu hoàng hậu cùng thái tử thoát nạn (Khuê các anh hùng), Trần Thị Lan Anh sinh con được thần bảo hộ bình an (Hộ sinh đàn)... Quan niệm về tịnh độ cũng là một yếu tố tâm linh quan trọng trong sáng tác tuồng của Đào Tấn. Hành thiện tức là tu Phật, “Tâm chánh là tâm phật, tâ ...

Tài liệu được xem nhiều: