Danh mục

YOKOHAMA TRIENNALE 2011: Biên giới của nghệ thuật nằm ở đâu?

Số trang: 24      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.11 MB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

YOKOHAMA TRIENNALE 2011 – Triển lãm nghệ thuật đương đại quốc tế được tổ chức ba năm một lần tại Yokohama khai mạc ngày 6 tháng 8 và kết thúc ngày 6 tháng 11 tại thành phố Yokohama, Nhật Bản là một sự kiện nghệ thuật đáng thu hút và tạo được sự đồng cảm lớn ở tầm quốc tế, đặc biệt là khi trước đó, vào ngày 11 tháng 3, trận động đất khủng khiếp gây ra sóng thần và sự cố hạt nhân đã làm lay chuyển cả đất nước này bằng sự sợ hãi và thiệt hại...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
YOKOHAMA TRIENNALE 2011: Biên giới của nghệ thuật nằm ở đâu?YOKOHAMA TRIENNALE 2011: Biên giới của nghệ thuật nằm ởđâu?YOKOHAMA TRIENNALE 2011 – Triển lãm nghệ thuật đương đạiquốc tế được tổ chức ba năm một lần tại Yokohama khai mạc ngày 6tháng 8 và kết thúc ngày 6 tháng 11 tại thành phố Yokohama, Nhật Bảnlà một sự kiện nghệ thuật đáng thu hút và tạo được sự đồng cảm lớn ởtầm quốc tế, đặc biệt là khi trước đó, vào ngày 11 tháng 3, trận độngđất khủng khiếp gây ra sóng thần và sự cố hạt nhân đã làm lay chuyểncả đất nước này bằng sự sợ hãi và thiệt hại to lớn về kinh tế.Một điều đáng ngạc nhiên là mặc dù trận động đất đã quét đi 3,5%GDP của Nhật Bản (theo báo Dân Trí), thay vì “thắt lưng buộc bụng”,Nhật Bản vẫn muốn khẳng định hình ảnh của mình thông qua việcquảng bá cho nghệ thuật. Quỹ Giao lưu Quốc tế Nhật Bản JapanFoundation vẫn tiếp tục mời hàng chục nhà báo từ nhiều quốc gia đếnvới Yokohama. Nụ cười nhiệt thành vẫn nở trên môi những ngườihướng dẫn cho đoàn nhà báo và bà Tổng giám đốc của YokohamaTriennale, với thái độ bình thản, đã kể lại cho chúng tôi chuyện sự cốđộng đất làm đảo lộn công việc chuẩn bị cho buổi họp báo quốc tế đầutiên về Liên hoan nghệ thuật này như thế nào. Với cách làm việc nhẫnnại và kiên quyết, những người Nhật đã cho tôi thấy rằng cách ứng phótốt nhất với khủng hoảng là tiếp tục bước tới. Nhật Bản đã không thumình dưỡng bệnh, mà tiếp tục hướng ra bên ngoài thế giới – một sựđộng viên ngược đáng khâm phục.A sheet of paper which I was about to draw, as it slipped from my tableand fell to the floor – 2008 – Ryan Gander: Tác phẩm sắp đặt bao gồmrất nhiều quả cầu pha lê bên trong có hình một mẩu giấy nhỏ mỏngmanh đang trong tư thế rơi xuống. Tên tác phẩm: “Một mẩu giấy mà tôiđịnh dùng để vẽ trượt khỏi bàn của tôi và rơi xuống đất”. Một tác phẩmđẹp và cái tên có tính gợi ý.Về quy mô, Yokohama Triennale 2011 là một sự kiện cỡ trung bình sovới các sự kiện quốc tế cùng thể loại – các nhà báo đã có kinh nghiệm“chinh chiến” tại nhiều liên hoan nghệ thuật quốc tế lớn cho tôi biết. Vềchất lượng nghệ thuật, có thể nói rằng đây là một sự kiện làm thỏa mãnnhững người khó tính và hiểu biết. Nơi đây tụ hội tác phẩm của nhiềutên tuổi lớn hiện thời như Damien Hirst, Yoko Ono, những bậc thầycủa nghệ thuật đương đại như Méret Oppenheim, Man Ray, Max Ernst,Réne Magritte, những “cây đa cây đề” của nghệ thuật đương đại NhậtBản được thế giới kính nể như Araki Nobuyoshi, Hiroshi Sugimoto, vàrất nhiều tên tuổi ấn tượng khác nữa.Sự thắc mắc cũng chính là “đề bài” của Yokohama Triennale 2011. Vớichủ đề Our magic hour – How much of the world can we know? (tạmdịch: Thời khắc diệu kỳ của chúng ta – Chúng ta có thể hiểu về thế giớiđến đâu?), trong bài phát biểu của mình, Giám đốc Nghệ thuật của Liênhoan Miki Akiko cho biết sự kiện này tập trung vào nghệ thuật làm ranhững mô típ liên quan đến sự bí ẩn của thế giới, cuộc sống hàng ngàyvà những thế lực kỳ lạ, về mối quan hệ giữa khoa học và sự không giảithích được, về ranh giới giữa cái thực và không thực, về mối quan hệgiữa con người và thiên nhiên, về những điều tưởng chừng như bị quênlãng… Đây là một thông điệp quá cởi mở đến mức gây hoang mangkhiến tôi không biết đâu là chính, đâu là phụ, nhưng sau khi xem mộtloạt tác phẩm được sắp xếp một cách lộn xộn đúng với chủ ý của Giámđốc nghệ thuật, tôi cảm thấy thông điệp của triển lãm và cách bố trí tácphẩm cũng giống như cuộc đời ngoài kia, lẫn lộn biết bao nhiêu thôngtin, chỉ có người trong cuộc mới tìm ra được điều gì đó cho riêng mình.Minimal Baroque IX: Cận cảnh một chi tiết tác phẩm điêu khắc gỗtuyệt đẹp của bậc thầy Toya Shigeo. Tên đầy đủ của tác phẩm là CaveV (Minimal Baroque IX) – một khối hình hộp với chiều cao trên haimét.Sự đa dạng vô bờ bến của hơn 300 tác phẩm cũng như thời gian tácphẩm ra đời trải dài từ cuối thế kỷ 18 cho đến tận năm 2011 của xấp xỉ80 tác giả (sinh ra trong thế hệ từ 0x (tức là đầu thế kỷ 20) và thậm chícả trước đó (từ thế kỷ 18) cho đến tận 8x) đã làm cho tôi mệt lử và phảibỏ cuộc khi cố gắng trả lời câu hỏi to đùng: Đâu là ranh giới giữa nghệthuật và phi nghệ thuật?Khi không cố tìm câu trả lời nữa, tôi bỗng chợt tìm ra một điều khác,đó thái độ chấp nhận sự phong phú và đa dạng đến gần như không biêngiới của nghệ thuật. Tôi lang thang trong cơn bão của những câuchuyện mà các tác phẩm đem đến cho mình và để mặc mình bị cuốn đitheo dòng cảm xúc liên tục thay đổi theo từng bước chân trong triểnlãm. Có lúc tôi muốn khóc vì cảm động khi xem series hình chú mèoChiro chết dần mòn của nhiếp ảnh gia Araki, có lúc lại muốn cười toétmiệng như series tác phẩm điêu khắc của Ugo Rondinone, có lúc ngẫmnghĩ một cách khổ sở trước sự cẩu thả cố tình trong tác phẩm sắp đặtcủa nghệ sỹ trẻ đang nổi Izumi Taro, có lúc mê muội vì vẻ đẹp của tácphẩm video art của Mircea Cantor (Tracking Hapiness), Sigalit Landau(DeadSee) và Joachim Koester (Tarantism); có lúc sững sờ về sự tốigiả ...

Tài liệu được xem nhiều: