目 mục trong tiếng Hán trong mối liên hệ với tiếng Việt
Số trang: 12
Loại file: pdf
Dung lượng: 729.01 KB
Lượt xem: 15
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết điểm qua đôi nét về đặc điểm văn tự, áp dụng phương pháp nghiên cứu định tính, làm nổi rõ mối liên hệ giữa chữ và nghĩa cũng như đặc điểm tri nhận của người xưa qua trường hợp chữ 目 mục. Từ đó, bài viết liên hệ với tiếng Việt, chỉ ra mối tương quan giữa 目mục, 眼nhãn trong tiếng Hán và mục, nhãn, mắt trong tiếng Việt, nhằm góp một tài liệu tham khảo, giúp nâng cao hiệu quả dạy học chữ Hán nói riêng và tiếng Hán nói chung cho sinh viên Việt Nam.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
目 mục trong tiếng Hán trong mối liên hệ với tiếng Việt目MỤC TRONG TIẾNG HÁNTRONG MỐI LIÊN HỆ VỚI TIẾNG VIỆTPhạm Ngọc Hàm*Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Trung Quốc, Trường Đại học Ngoại ngữ, ĐHQGHN,Phạm Văn Đồng, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt NamNhận bàingày 15 tháng 05 năm 2017Chỉnh sửa ngày 04 tháng 07 năm 2017; Chấp nhận đăngngày 26 tháng 07 năm 2017Tóm tắt: 目mục trong tiếng Hán nhìn từ góc độ văn tự học là một chữ tượng hình, có 5 nét. Vì hình dạngkhá đơn giản, 目mục ít nhận được sự quan tâm của người học tập và nghiên cứu tiếng Hán. Tuy nhiên, cách thứccấu hình, vị trí, vai trò làm tự tố tạo nên chữ Hán cũng như các tầng nghĩa phái sinh của目mục đã thể hiện nănglực tri nhận của người Trung Quốc đối với giác quan có chức năng nhận biết đường nét, màu sắc, hình hài sự vật,được ví với cửa sổ tâm hồn này. Bài viết điểm qua đôi nét về đặc điểm văn tự, áp dụng phương pháp nghiên cứuđịnh tính, làm nổi rõ mối liên hệ giữa chữ và nghĩa cũng như đặc điểm tri nhận của người xưa qua trường hợpchữ目mục. Từ đó, bài viết liên hệ với tiếng Việt, chỉ ra mối tương quan giữa 目mục, 眼nhãn trong tiếng Hán vàmục, nhãn, mắt trong tiếng Việt, nhằm góp một tài liệu tham khảo, giúp nâng cao hiệu quả dạy học chữ Hán nóiriêng và tiếng Hán nói chung cho sinh viên Việt Nam.Từ khóa: 目mục, chữ, nghĩa, dạy học1. Đặt vấn đềChữ Hán với tính chất biểu ý khiến cho nótừ lâu đã thu hút sự quan tâm của giới nghiêncứu ngôn ngữ, văn tự Trung Quốc cũng nhưtrên thế giới, trong đó có Việt Nam. Trong bốnnguyên tắc cấu tạo chữ Hán gồm tượng hình,chỉ sự, hội ý và hình thanh, tượng hình đượccoi là vẽ lại sự vật hữu hình một cách đơn giảnnhất. Tuy nhiên, sự vật tồn tại xung quanh tamuôn hình vạn trạng. Ngay cả với cùng một sựvật hữu hình, từ những góc độ khác nhau, nhậnthức về sự vật hiện tượng ấy cũng khác nhau.Chẳng hạn, bản chất của nước là lưu chuyển.Nước không chuyển động là nước trong ao tù.Do đó, người ta đã tạo ra chữ thủy nghĩa làsông, nước với hình ảnh biểu trưng của nhữngdòng chảy 水. Núi thường sắp thành dãy, cóngọn cao, ngọn thấp. Do đó, người ta đã tạora chữ 山 sơn (núi) bằng ba nét cơ bản, biểutrưng cho ba ngọn núi đứng liền kề. Có thểthấy, những chữ Hán được tạo ra theo nguyên * ĐT: 84-904123803Email: phamngochamnnvhtq@gmail.comtắc tượng hình đã thể hiện sự quan sát tinhtế hình trạng của sự vật và tái hiện nó bằngnhững đường nét phản ánh đầy đủ nhất đặctrưng, bản chất của sự vật. Các nguyên tắc tạochữ khác như chỉ sự, hội ý, hình thanh cũngthể hiện rõ nét óc quan sát, tìm ra thuộc tínhbản chất của sự vật hiện tượng qua phươngthức tư duy liên tưởng của con người đối vớithế giới vạn vật. Vì vậy, nghiên cứu chữ Hánđã vượt lên giới hạn văn tự học, đạt tới giátrị văn hóa học và có tính ứng dụng cao. Mặtkhác, từ chữ giáp cốt, chữ kim, chữ triện, chữlệ xưa đến chữ khải, chữ hành ngày nay, chữHán đã được đường nét hóa, khác xa với hìnhdạng ban đầu. Đồng thời có một số chữ gầngiống nhau, dễ gây nên nhầm lẫn trong quátrình nhận biết và lý giải mối quan hệ giữa chữvà nghĩa, cản trở việc tiếp nhận chữ Hán đốivới người học. 目mục trong tiếng Hán cũng làmột ví dụ tiêu biểu.Gần đây, các nghiên cứu chuyên về目mụctừ góc độ văn tự học ở Trung Quốc xuất hiệnkhá nhiều. Căn cứ để khảo sát và phân tíchchủ yếu dựa vào 《说文》(Thuyết văn) của许80P.N. Hàm / Tạp chí Nghiên cứu Nước ngoài, Tập 33, Số 4 (2017) 79-90慎 (Hứa Thận) một trong những cuốn tự điểncổ xưa nhất, tiêu chuẩn nhất kể từ sau khi cuốn“Nhĩ nhã” ra đời. Nghiên cứu tiêu biểu vềlĩnh vực này phải nhắc đến雷琼 (Lôi Quỳnh,2012) với Bước đầu tìm hiểu về trường ngữnghĩa của ‘Thuyết văn giải tự’. Tác giả đã dựatrên lý thuyết về trường nghĩa của các học giảphương Tây, vận dụng vào ngôn ngữ, văn tựHán để tiến hành phân tích hàm ý của các chữHán có chứa bộ 目mục; 卢翠 (Lô Thúy, 2010)với Nghiên cứu thuyết văn. Tác giả xuất pháttừ việc nghiên cứu nguồn gốc và diễn tiến của目mục, tập trung phân tích về ngữ nghĩa củacác chữ Hán có chứa 目mục.杨明 (DươngMinh, 2006) với bài viết nhan đề Bàn về diễnbiến hình dạng , ý nghĩa của目mục và các chữcó chứa bộ目mục. Trong đó, tác giả kết hợpphân tích mối liên hệ giữa âm và nghĩa cũngnhư quá trình phát triển nghĩa của những chữHán có chứa目mục. Tuy nhiên, cho đến nay,ở Việt Nam vẫn chưa có công trình nào tậptrung vào góc nghiên cứu này.Xét từ góc độ văn tự học, 目mục là mộtchữ tượng hình, chỉ gồm 5 nét ngang bằng,sổ thẳng. Với tư cách là một từ, 目mục và 眼nhãn là hai từ đồng nghĩa, từ lâu đã gia nhậphệ thống từ vựng tiếng Việt, trở thành từ Việtgốc Hán, kết hợp với mắt tạo thành ba từ đồngnghĩa. Cách thức tạo hình, vị trí, vai trò làmtự tố cấu tạo nên chữ Hán cũng như các tầngnghĩa phái sinh của目mục đã thể hiện nănglực tri nhận của người Trung Quốc đối vớigiác quan có chức năng nhận biết đường nét,màu sắc, hình hài sự vật, được ví với cửa sổtâm hồn này.Trong bài viết này, chúng tôi dựa trên cơsở lí thuyết về văn tự học tiếng Hán và trườngnghĩa từ vựng, vận dụ ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
目 mục trong tiếng Hán trong mối liên hệ với tiếng Việt目MỤC TRONG TIẾNG HÁNTRONG MỐI LIÊN HỆ VỚI TIẾNG VIỆTPhạm Ngọc Hàm*Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Trung Quốc, Trường Đại học Ngoại ngữ, ĐHQGHN,Phạm Văn Đồng, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt NamNhận bàingày 15 tháng 05 năm 2017Chỉnh sửa ngày 04 tháng 07 năm 2017; Chấp nhận đăngngày 26 tháng 07 năm 2017Tóm tắt: 目mục trong tiếng Hán nhìn từ góc độ văn tự học là một chữ tượng hình, có 5 nét. Vì hình dạngkhá đơn giản, 目mục ít nhận được sự quan tâm của người học tập và nghiên cứu tiếng Hán. Tuy nhiên, cách thứccấu hình, vị trí, vai trò làm tự tố tạo nên chữ Hán cũng như các tầng nghĩa phái sinh của目mục đã thể hiện nănglực tri nhận của người Trung Quốc đối với giác quan có chức năng nhận biết đường nét, màu sắc, hình hài sự vật,được ví với cửa sổ tâm hồn này. Bài viết điểm qua đôi nét về đặc điểm văn tự, áp dụng phương pháp nghiên cứuđịnh tính, làm nổi rõ mối liên hệ giữa chữ và nghĩa cũng như đặc điểm tri nhận của người xưa qua trường hợpchữ目mục. Từ đó, bài viết liên hệ với tiếng Việt, chỉ ra mối tương quan giữa 目mục, 眼nhãn trong tiếng Hán vàmục, nhãn, mắt trong tiếng Việt, nhằm góp một tài liệu tham khảo, giúp nâng cao hiệu quả dạy học chữ Hán nóiriêng và tiếng Hán nói chung cho sinh viên Việt Nam.Từ khóa: 目mục, chữ, nghĩa, dạy học1. Đặt vấn đềChữ Hán với tính chất biểu ý khiến cho nótừ lâu đã thu hút sự quan tâm của giới nghiêncứu ngôn ngữ, văn tự Trung Quốc cũng nhưtrên thế giới, trong đó có Việt Nam. Trong bốnnguyên tắc cấu tạo chữ Hán gồm tượng hình,chỉ sự, hội ý và hình thanh, tượng hình đượccoi là vẽ lại sự vật hữu hình một cách đơn giảnnhất. Tuy nhiên, sự vật tồn tại xung quanh tamuôn hình vạn trạng. Ngay cả với cùng một sựvật hữu hình, từ những góc độ khác nhau, nhậnthức về sự vật hiện tượng ấy cũng khác nhau.Chẳng hạn, bản chất của nước là lưu chuyển.Nước không chuyển động là nước trong ao tù.Do đó, người ta đã tạo ra chữ thủy nghĩa làsông, nước với hình ảnh biểu trưng của nhữngdòng chảy 水. Núi thường sắp thành dãy, cóngọn cao, ngọn thấp. Do đó, người ta đã tạora chữ 山 sơn (núi) bằng ba nét cơ bản, biểutrưng cho ba ngọn núi đứng liền kề. Có thểthấy, những chữ Hán được tạo ra theo nguyên * ĐT: 84-904123803Email: phamngochamnnvhtq@gmail.comtắc tượng hình đã thể hiện sự quan sát tinhtế hình trạng của sự vật và tái hiện nó bằngnhững đường nét phản ánh đầy đủ nhất đặctrưng, bản chất của sự vật. Các nguyên tắc tạochữ khác như chỉ sự, hội ý, hình thanh cũngthể hiện rõ nét óc quan sát, tìm ra thuộc tínhbản chất của sự vật hiện tượng qua phươngthức tư duy liên tưởng của con người đối vớithế giới vạn vật. Vì vậy, nghiên cứu chữ Hánđã vượt lên giới hạn văn tự học, đạt tới giátrị văn hóa học và có tính ứng dụng cao. Mặtkhác, từ chữ giáp cốt, chữ kim, chữ triện, chữlệ xưa đến chữ khải, chữ hành ngày nay, chữHán đã được đường nét hóa, khác xa với hìnhdạng ban đầu. Đồng thời có một số chữ gầngiống nhau, dễ gây nên nhầm lẫn trong quátrình nhận biết và lý giải mối quan hệ giữa chữvà nghĩa, cản trở việc tiếp nhận chữ Hán đốivới người học. 目mục trong tiếng Hán cũng làmột ví dụ tiêu biểu.Gần đây, các nghiên cứu chuyên về目mụctừ góc độ văn tự học ở Trung Quốc xuất hiệnkhá nhiều. Căn cứ để khảo sát và phân tíchchủ yếu dựa vào 《说文》(Thuyết văn) của许80P.N. Hàm / Tạp chí Nghiên cứu Nước ngoài, Tập 33, Số 4 (2017) 79-90慎 (Hứa Thận) một trong những cuốn tự điểncổ xưa nhất, tiêu chuẩn nhất kể từ sau khi cuốn“Nhĩ nhã” ra đời. Nghiên cứu tiêu biểu vềlĩnh vực này phải nhắc đến雷琼 (Lôi Quỳnh,2012) với Bước đầu tìm hiểu về trường ngữnghĩa của ‘Thuyết văn giải tự’. Tác giả đã dựatrên lý thuyết về trường nghĩa của các học giảphương Tây, vận dụng vào ngôn ngữ, văn tựHán để tiến hành phân tích hàm ý của các chữHán có chứa bộ 目mục; 卢翠 (Lô Thúy, 2010)với Nghiên cứu thuyết văn. Tác giả xuất pháttừ việc nghiên cứu nguồn gốc và diễn tiến của目mục, tập trung phân tích về ngữ nghĩa củacác chữ Hán có chứa 目mục.杨明 (DươngMinh, 2006) với bài viết nhan đề Bàn về diễnbiến hình dạng , ý nghĩa của目mục và các chữcó chứa bộ目mục. Trong đó, tác giả kết hợpphân tích mối liên hệ giữa âm và nghĩa cũngnhư quá trình phát triển nghĩa của những chữHán có chứa目mục. Tuy nhiên, cho đến nay,ở Việt Nam vẫn chưa có công trình nào tậptrung vào góc nghiên cứu này.Xét từ góc độ văn tự học, 目mục là mộtchữ tượng hình, chỉ gồm 5 nét ngang bằng,sổ thẳng. Với tư cách là một từ, 目mục và 眼nhãn là hai từ đồng nghĩa, từ lâu đã gia nhậphệ thống từ vựng tiếng Việt, trở thành từ Việtgốc Hán, kết hợp với mắt tạo thành ba từ đồngnghĩa. Cách thức tạo hình, vị trí, vai trò làmtự tố cấu tạo nên chữ Hán cũng như các tầngnghĩa phái sinh của目mục đã thể hiện nănglực tri nhận của người Trung Quốc đối vớigiác quan có chức năng nhận biết đường nét,màu sắc, hình hài sự vật, được ví với cửa sổtâm hồn này.Trong bài viết này, chúng tôi dựa trên cơsở lí thuyết về văn tự học tiếng Hán và trườngnghĩa từ vựng, vận dụ ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Khoa học nước ngoài Tạp chí khoa học 目 mục trong tiếng Hán Chữ tượng hình Đặc điểm văn tựTài liệu liên quan:
-
6 trang 305 0 0
-
Thống kê tiền tệ theo tiêu chuẩn quốc tế và thực trạng thống kê tiền tệ tại Việt Nam
7 trang 272 0 0 -
5 trang 234 0 0
-
10 trang 218 0 0
-
8 trang 217 0 0
-
Khảo sát, đánh giá một số thuật toán xử lý tương tranh cập nhật dữ liệu trong các hệ phân tán
7 trang 215 0 0 -
Quản lý tài sản cố định trong doanh nghiệp
7 trang 208 0 0 -
6 trang 207 0 0
-
Khách hàng và những vấn đề đặt ra trong câu chuyện số hóa doanh nghiệp
12 trang 206 0 0 -
9 trang 168 0 0