'Mất mồi' tái cơ cấu ngân hàng?
Số trang: 3
Loại file: pdf
Dung lượng: 93.89 KB
Lượt xem: 18
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Kết quả “ngầm” Tại nghị quyết ở kỳ họp thứ tư, Quốc hội khóa 13 vừa qua, yêu cầu đặt ra là Ngân hàng Nhà nước phải “tạo cho được chuyển biến tích cực trong việc tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, các tổ chức tín dụng, các công ty tài chính gắn với thị trường chứng khoán, thị trường tài chính, bảo đảm đến năm 2015 có một hệ thống ngân hàng lành mạnh”. Có một điểm đáng chú ý: lần đầu tiên “công ty tài chính” có mặt trong hướng thúc đẩy tái cơ cấu hệ thống....
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
'Mất mồi' tái cơ cấu ngân hàng? 'Mất mồi' tái cơ cấu ngân hàng? Kết quả “ngầm” Tại nghị quyết ở kỳ họp thứ tư, Quốc hội khóa 13 vừa qua, yêu cầu đặt ra là Ngân hàng Nhà nước phải “tạo cho được chuyển biến tích cực trong việc tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, các tổ chức tín dụng, các công ty tài chính gắn với thị trường chứng khoán, thị trường tài chính, bảo đảm đến năm 2015 có một hệ thống ngân hàng lành mạnh”. Có một điểm đáng chú ý: lần đầu tiên “công ty tài chính” có mặt trong hướng thúc đẩy tái cơ cấu hệ thống. Điểm lại, kể từ tháng 10/2011, khi chiến lược đặt ra và cho đến nay, việc tái cơ cấu các công ty tài chính vẫn còn để ngỏ. Trả lời VnEconomy mới đây, một lãnh đạo cao cấp của Ngân hàng Nhà nước cho rằng, vì các công ty tài chính hầu hết là quy mô nhỏ, các công ty mẹ có thể xử lý và ảnh hưởng đối với hệ thống không quá lớn; còn thời gian qua tái cơ cấu tập trung vào các ngân hàng thương mại. Riêng Tổng công ty Tài chính Cổ phần Dầu khí (PVFC) lại khá đặc biệt, khi quy mô tổng tài sản đã lên tới trên dưới 90.000 tỷ đồng. Có thể Ngân hàng Nhà nước cũng sẽ lưu ý trường hợp này và gắn với việc thực hiện tái cơ cấu các ngân hàng thương mại (?). Điểm nhấn thứ hai đặt ra trong nghị quyết của Quốc hội l à yêu cầu “tạo cho được chuyển biến tích cực”. Vậy thì vì sao thời gian qua chưa chuyển biến tích cực? Trước hết phải thấy rằng các trường hợp thuộc diện tái cơ cấu vẫn đang âm thầm thực hiện. Họ cũng đã có những kết quả bước đầu mà không công bố công khai, chưa thể hiện ở những “cuộc hôn nhân” cụ thể để cho thấy tiến độ chung l à chuyển biến hay không. Đơn cử như trường hợp Ngân hàng Nam Việt (Navibank), sau khi cơ quan thanh tra vào cuộc, đã có sự chỉnh đốn và tự khắc phục. Ít nhất, hoạt động ngân hàng này đã được làm rõ hơn, các chỉ số an toàn được xác định chặt chẽ hơn. Tương tự, cuối 2011 đầu 2012, lực lượng thanh tra Ngân hàng Nhà nước đã khoanh vùng được những ngân hàng yếu kém, định hướng để khắc phục. Ít nhất kết quả ở đây là ngăn chặn khả năng lan rộng của những hoạt động hoặc biểu hiện tiêu cực, bất ổn trước đó. Cùng với việc khoanh vùng, hạn chế những bật cập, Ngân hàng Nhà nước thực hiện hỗ trợ thanh khoản cho nhóm n ày. Đến nay, sức khỏe một số thành viên đã khá lên và một rào cản mới lại xuất hiện… Luyến tiếc và trì hoãn? Trao đổi bên lề với VnEconomy, một nguồn tin đang tính tham gia tái cơ c ấu một ngân hàng cho hay, họ đang ở tình thế “oái ăm”. Chuyện là, sau khi khoanh vùng, Ngân hàng Nhà nước trực tiếp hỗ trợ thanh khoản, giám sát chặt chẽ các hoạt động, bản thân ngân hàng đó tốt lên trông thấy. Quá trình hỗ trợ bước đầu được xem là “mồi” để chuẩn bị cho kế hoạch tái cơ cấu. Song, khi có “mồi”, ngân hàng tránh được bờ vực đổ vỡ, các chỉ số an toàn dần cải thiện, vốn huy động liên tục tăng… “Cùng với sự vào cuộc của Ngân hàng Nhà nước, ngân hàng này có thay đổi cổ đông quan trọng và cổ đông mới đã tạo được những thay đổi tích cực. Theo tôi nhìn nhận thì đến nay họ đã lành mạnh, có các chỉ số an toàn không hề kém so với nhiều ngân hàng lớn mạnh khác”, nguồn tin nói. Song, khi đã tạm qua cơn hiểm nghèo, sức ỳ để đi đến bước quyết định của kế hoạch tái cơ cấu lại lớn hơn. Nếu cứ ỳ mãi, “mất mồi” là một khả năng, bởi họ muốn giữ một cơ cấu, hình hài hiện tại mà không sáp nhập hoặc hợp nhất; giả sử được giữ nguyên vậy thì không chắc rồi có tránh được vết xe đổ vừa qua hay không. Nguồn tin chia sẻ rằng: “Kế hoạch của chúng tôi bị kéo dài, bởi sau khi chuyển biến tốt như vậy, vị thế của họ đã khác. Quan trọng hơn là nảy sinh một sự luyến tiếc, rằng để có một ngân hàng như hiện nay và vẫn sống được thì rất khó, còn sáp nhập hoặc hợp nhất là “mất đi”. Thành ra tiến độ bị chậm lại, ngay cả từ tâm lý trì hoãn như vậy”. Thực tế, báo cáo của Chính phủ mới đây cũng nói đến một trở ngại, gần với thực tế trên, là có tình huống cổ đông lớn chống đối, không hợp tác khiến quá trình tái cơ cấu chưa được như mong muốn. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
'Mất mồi' tái cơ cấu ngân hàng? 'Mất mồi' tái cơ cấu ngân hàng? Kết quả “ngầm” Tại nghị quyết ở kỳ họp thứ tư, Quốc hội khóa 13 vừa qua, yêu cầu đặt ra là Ngân hàng Nhà nước phải “tạo cho được chuyển biến tích cực trong việc tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, các tổ chức tín dụng, các công ty tài chính gắn với thị trường chứng khoán, thị trường tài chính, bảo đảm đến năm 2015 có một hệ thống ngân hàng lành mạnh”. Có một điểm đáng chú ý: lần đầu tiên “công ty tài chính” có mặt trong hướng thúc đẩy tái cơ cấu hệ thống. Điểm lại, kể từ tháng 10/2011, khi chiến lược đặt ra và cho đến nay, việc tái cơ cấu các công ty tài chính vẫn còn để ngỏ. Trả lời VnEconomy mới đây, một lãnh đạo cao cấp của Ngân hàng Nhà nước cho rằng, vì các công ty tài chính hầu hết là quy mô nhỏ, các công ty mẹ có thể xử lý và ảnh hưởng đối với hệ thống không quá lớn; còn thời gian qua tái cơ cấu tập trung vào các ngân hàng thương mại. Riêng Tổng công ty Tài chính Cổ phần Dầu khí (PVFC) lại khá đặc biệt, khi quy mô tổng tài sản đã lên tới trên dưới 90.000 tỷ đồng. Có thể Ngân hàng Nhà nước cũng sẽ lưu ý trường hợp này và gắn với việc thực hiện tái cơ cấu các ngân hàng thương mại (?). Điểm nhấn thứ hai đặt ra trong nghị quyết của Quốc hội l à yêu cầu “tạo cho được chuyển biến tích cực”. Vậy thì vì sao thời gian qua chưa chuyển biến tích cực? Trước hết phải thấy rằng các trường hợp thuộc diện tái cơ cấu vẫn đang âm thầm thực hiện. Họ cũng đã có những kết quả bước đầu mà không công bố công khai, chưa thể hiện ở những “cuộc hôn nhân” cụ thể để cho thấy tiến độ chung l à chuyển biến hay không. Đơn cử như trường hợp Ngân hàng Nam Việt (Navibank), sau khi cơ quan thanh tra vào cuộc, đã có sự chỉnh đốn và tự khắc phục. Ít nhất, hoạt động ngân hàng này đã được làm rõ hơn, các chỉ số an toàn được xác định chặt chẽ hơn. Tương tự, cuối 2011 đầu 2012, lực lượng thanh tra Ngân hàng Nhà nước đã khoanh vùng được những ngân hàng yếu kém, định hướng để khắc phục. Ít nhất kết quả ở đây là ngăn chặn khả năng lan rộng của những hoạt động hoặc biểu hiện tiêu cực, bất ổn trước đó. Cùng với việc khoanh vùng, hạn chế những bật cập, Ngân hàng Nhà nước thực hiện hỗ trợ thanh khoản cho nhóm n ày. Đến nay, sức khỏe một số thành viên đã khá lên và một rào cản mới lại xuất hiện… Luyến tiếc và trì hoãn? Trao đổi bên lề với VnEconomy, một nguồn tin đang tính tham gia tái cơ c ấu một ngân hàng cho hay, họ đang ở tình thế “oái ăm”. Chuyện là, sau khi khoanh vùng, Ngân hàng Nhà nước trực tiếp hỗ trợ thanh khoản, giám sát chặt chẽ các hoạt động, bản thân ngân hàng đó tốt lên trông thấy. Quá trình hỗ trợ bước đầu được xem là “mồi” để chuẩn bị cho kế hoạch tái cơ cấu. Song, khi có “mồi”, ngân hàng tránh được bờ vực đổ vỡ, các chỉ số an toàn dần cải thiện, vốn huy động liên tục tăng… “Cùng với sự vào cuộc của Ngân hàng Nhà nước, ngân hàng này có thay đổi cổ đông quan trọng và cổ đông mới đã tạo được những thay đổi tích cực. Theo tôi nhìn nhận thì đến nay họ đã lành mạnh, có các chỉ số an toàn không hề kém so với nhiều ngân hàng lớn mạnh khác”, nguồn tin nói. Song, khi đã tạm qua cơn hiểm nghèo, sức ỳ để đi đến bước quyết định của kế hoạch tái cơ cấu lại lớn hơn. Nếu cứ ỳ mãi, “mất mồi” là một khả năng, bởi họ muốn giữ một cơ cấu, hình hài hiện tại mà không sáp nhập hoặc hợp nhất; giả sử được giữ nguyên vậy thì không chắc rồi có tránh được vết xe đổ vừa qua hay không. Nguồn tin chia sẻ rằng: “Kế hoạch của chúng tôi bị kéo dài, bởi sau khi chuyển biến tốt như vậy, vị thế của họ đã khác. Quan trọng hơn là nảy sinh một sự luyến tiếc, rằng để có một ngân hàng như hiện nay và vẫn sống được thì rất khó, còn sáp nhập hoặc hợp nhất là “mất đi”. Thành ra tiến độ bị chậm lại, ngay cả từ tâm lý trì hoãn như vậy”. Thực tế, báo cáo của Chính phủ mới đây cũng nói đến một trở ngại, gần với thực tế trên, là có tình huống cổ đông lớn chống đối, không hợp tác khiến quá trình tái cơ cấu chưa được như mong muốn. ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Ngân hàng thương mại vay vốn ngân hàng tín dụng quốc tế thanh toán quốc tế hệ thống ngân hàng nghiệp vụ ngân hàngGợi ý tài liệu liên quan:
-
Tiểu luận Thanh toán quốc tế: Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việt Nam
25 trang 458 0 0 -
Nguyên lý kỹ thuật kinh doanh xuất nhập khẩu: Phần 1 - GS.TS. Võ Thanh Thu
225 trang 432 4 0 -
Tài trợ thương mại quốc tế và thanh toán quốc tế trong ngoại thương: Phần 1
275 trang 274 5 0 -
Tổng hợp các vấn đề về Luật Dân sự
113 trang 264 0 0 -
7 trang 237 3 0
-
Tập bài giảng Nghiệp vụ thanh toán quốc tế - Trường Cao đẳng Cộng đồng Lào Cai
39 trang 222 0 0 -
Bài giảng Chương 3: Các phương thức thanh toán quốc tế thông dụng - Trần Lương Bình (Phần 4)
12 trang 207 0 0 -
19 trang 184 0 0
-
Bài giảng học Lý thuyết tài chính- tiền tệ
54 trang 173 0 0 -
Các yếu tố tác động đến hành vi sử dụng Mobile banking: Một nghiên cứu thực nghiệm tại Việt Nam
20 trang 168 0 0